Kinh phí chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật

(Chinhphu.vn) – Ngày 14/10/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 169/NQ-CP về kinh phí chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng 16 tác giả, đồng tác giả và thân nhân tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

Theo đó, tạm ứng trước 30.813,2 triệu đồng từ nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để bổ sung kinh phí cho các Hội văn học nghệ thuật kịp thời chi trả tiền thưởng giải thưởng cho các tác giả, đồng tác giả được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật theo các Quyết định tặng thưởng của Chủ tịch nước ban hành ngày 17/10/2022 (Quyết định số 1162/QĐ- CTN, số 1163/QĐ-CTN, số 1164/QĐ-CTN, số 1165/QĐ-CTN) như đề nghị của Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu báo cáo, đề xuất.

Danh sách các Hội văn học nghệ thuật được bổ sung kinh phí để chi trả tiền thưởng giải thưởng cho các tác giả, đồng tác giả như sau:

Hội Nhạc sĩ Việt Nam: 5.617,3 triệu đồng.

Hội Điện ảnh Việt Nam: 5.468,3 triệu đồng.

Hội Mỹ thuật Việt Nam: 2.682 triệu đồng.

Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam: 3.188,6 triệu đồng.

Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam: 2.577,7 triệu đồng.

Hội Nhà văn Việt Nam: 5.364 triệu đồng.

Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam: 506,6 triệu đồng.

Hội Kiến trúc sư Việt Nam: 253,3 triệu đồng.

Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam: 5.155,4 triệu đồng.

Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm toàn diện về danh sách các tác giả, đồng tác giả được nhận giải thưởng và dự toán kinh phí chi trả. Các Hội văn học nghệ thuật nêu trên chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí được bổ sung để chi trả tiền thưởng cho các tác giả, đồng tác giả theo đúng quy định.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp, hướng dẫn các Hội văn học nghệ thuật trong việc thực hiện thủ tục chi trả tiền thưởng theo quy định.

* Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật là những phần thưởng cao quý dành cho những tác phẩm đặc biệt xuất sắc, có giá trị cao về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng; là sự ghi nhận và đánh giá của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với văn nghệ sĩ, trí thức đã có nhiều cống hiến, vì sự phát triển của nền văn học nghệ thuật nước nhà. Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022 trao tặng 128 tác giả, đồng tác giả, trong đó 16 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh./.

Nguồn: Báo điện tử Chính phủ 

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Triển lãm “Tái hình lập ảnh” tại VCCA

Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) sẽ mở cửa triển lãm kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm kinh điển của trường phái...

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Có thể bạn quan tâm

Những khúc nhạc trừu tượng

(SGGPO) Họa sĩ Trần Thế Vĩnh tổ chức triển lãm cá nhân chủ đề “Nhạc khúc”, diễn ra từ nay đến hết tháng 10, tại Thi Art Space (Y1 Hồng Lĩnh, phường 15, quận 10). Nhìn lại 10 năm hội họa, từ...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 335&336 tháng 11-12/2020

...

SƯU TẬP TRANH VĂN XƯƠNG

  Lê Văn Xương – Sự thanh thản cả về cảm xúc lẫn thẩm mỹ Dọc hành trình nghệ thuật có những người tìm đường riêng độc đáo của mình, họ là những người mở đường. Có con...

HƯƠNG VỊ TẾT HÀ NỘI TRONG TRANH TRỊNH LỮ

  Họa sĩ Trịnh Lữ sinh năm 1947, là con thứ chín của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc (1912 -1997). Ông sang Mỹ năm 1987, cách đây hơn 30 năm; hiện, ông vẫn thường xuyên đi – về giữa Mỹ và Việt Nam....

“TRỘI Ở ĐÂU?” HAY BÀN VỀ SỰ TRINH TRẮNG CỦA NHÀ SƯU TẬP NGHỆ THUẬT

  Cặp vợ chồng sưu tập tranh huyền thoại người Mỹ Mera và Don Rubell sẽ giải mã: Tốt nhất người ta nên mua tranh của ai và vào lúc nào tại các triển lãm; và làm thế nào người ta cũng biết...