Hấp dẫn nhiều hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024 tại Bảo tàng Hà Nội

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2024), mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Bảo tàng Hà Nội phối hợp với các tổ chức, cá nhân tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.

Đại biểu cắt băng khai mạc và tham quan không gian trưng bày.

Cụ thể, ngày 1/2, Bảo tàng Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024 tại tầng 1. Điểm nhấn trong chuỗi hoạt động là trưng bày chuyên đề “Năm Thìn kể chuyện Rồng”. Trưng bày giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật nhằm làm rõ biểu tượng rồng trong kiến trúc các công trình tôn giáo tín ngưỡng, qua bộ sưu tập hiện vật của Bảo tàng Hà Nội và ứng dụng rồng trong đời sống – mỹ thuật đương đại được thể hiện qua các sản phẩm làng nghề, sản phẩm thủ công đặc sắc.

Nội dung trưng bày gồm 3 chủ đề: Hình tượng rồng trên kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng; Hình tượng rồng trong đời sống sinh hoạt; Hình tượng rồng trong đời sống đương đại.

 

Qua trưng bày chuyên đề “Năm Thìn kể chuyện Rồng”, Bảo tàng Hà Nội mong muốn sẽ truyền tải đến công chúng những ý nghĩa tốt lành, mong ước năm mới Giáp Thìn may mắn, hạnh phúc, sung túc đến mọi nhà.

Trong khuôn khổ các hoạt động mừng năm mới, Bảo tàng còn tổ chức trưng bày chuyên đề “Phong vị tết xưa Hà Nội”, nhằm gợi lại các phong tục tốt đẹp của Tết cổ truyền dân tộc. Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong năm, đồng thời cũng là lễ hội quan trọng nhất đối với người dân Việt Nam. Mỗi mùa Tết đến, nơi nơi đều tràn ngập không khí vui tươi, hân hoan và tràn đầy sức sống… Tết còn là thời điểm gắn kết gia đình, mọi người sum vầy, tưởng nhớ tổ tiên và thể hiện lòng biết ơn. Tất cả tạo nên không khí hạnh phúc và đoàn kết, khiến Tết Nguyên đán trở thành khoảnh khắc đáng nhớ và ý nghĩa cho mọi nhà.

Một số hình ảnh tại trưng bày chuyên đề “Năm Thìn kể chuyện Rồng”.

Trưng bày chuyên đề “Phong vị Tết xưa Hà Nội” gồm những nội dung: Bánh chưng; Tục dựng câu nêu; Tục chơi câu đối, chơi tranh, xin chữ ngày Tết; Thú chơi cây cảnh ngày Tết; Pháo Tết; Chợ Tết (xưa và nay). Các nội dung được thể hiện qua bộ ảnh sưu tầm trong nước và quốc tế, kết hợp với nghệ thuật sắp đặt trong không gian trưng bày Nếp xưa nhằm gợi lại những phong tục, tập quán và nét đẹp văn hóa truyền thống gắn với Tết cổ truyền dân tộc.

Phần tọa đàm “Phong vị Tết xưa Hà Nội” với sự tham gia của PGS.TS Bùi Xuân Đính trao đổi về chủ đề: Phong tục chuẩn bị Tết xưa người Hà Nội; TS Trần Đoàn Lâm trao đổi chủ đề: Tục lệ chúc Tết truyền thống đã giúp công chúng hiểu rõ hơn các câu chuyện xung quanh chủ đề Tết.

Tọa đàm “Phong vị Tết xưa Hà Nội”

Bên cạnh các hoạt động trưng bày, Bảo tàng Hà Nội còn tổ chức hoạt động giao lưu, chia sẻ hình ảnh đẹp chụp tại Bảo tàng Hà Nội theo chủ đề “Khoảnh khắc mùa xuân”. Hoạt động nhằm tiếp tục thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 – 2025”; đồng thời đẩy mạnh truyền thông, tăng lượng tương tác trên trang fanpage của Bảo tàng Hà Nội, giao lưu với khách tham quan nhân dịp đầu Xuân năm 2024. Ban Tổ chức nhận ảnh từ ngày 27/1 đến 27/2. Lễ trao giải thưởng sẽ diễn ra vào ngày 8/3/2024.

Thúy Nga

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội 

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Triển lãm “Tái hình lập ảnh” tại VCCA

Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) sẽ mở cửa triển lãm kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm kinh điển của trường phái...

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Có thể bạn quan tâm

SẢN PHẨM ĐẸP MỘT THỜI CỦA CÔNG TY TRẦN HÀ

  Từ hồi còn trẻ, tôi đã nghe tiếng Công ty Mỹ nghệ Thành Lễ. Đồ mỹ nghệ của công ty này được xuất ngày càng nhiều, có cửa hàng sang trọng trên đường Tự do… Sau này, kiến thức sách...

Chuyện về hiệu trưởng Victor Tardieu và sinh viên Nguyễn Gia Trí

Vài lời rào trước: Bố tôi – cố họa sỹ Nguyễn Trọng Hợp (tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa XIII 1939-1944) từng là đệ tử của danh họa Nguyễn Gia Trí trong khoảng các...

Thông báo của Ban Chấp hành TW Hội Mỹ thuật Việt Nam về Đại hội lần thứ IX (nhiệm kỳ 2019 – 2024)

  HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM      Số: 119/19/BTV                                             Độc lập –...

Bình yên trong màu sắc thiên nhiên

Triển lãm cá nhân của họa sĩ Hùng Rô (tên thật Nguyễn Mạnh Hùng) chủ đề “Thiên nhiên – Câu chuyện tình yêu”, diễn ra từ nay đến ngày 1-10, tại J Art Space (30 đường số 10, phường Thảo...

Những cuộc đấu giá sẽ định hình xu hướng nghệ thuật cũng như tên tuổi của các nghệ sĩ lớn

Các cuộc đấu giá đoán trước sự nổi lên của các ngôi sao, xác định các xu hướng trong bối cảnh đương đại thông qua lợi nhuận. Trong khi nhiều người xem đổ dồn sự chú ý của họ về cuộc...