Phiên đấu "20 Century Contemporary Art 2019" tại Hongkong: Thời của tranh lụa với những bức tranh quý hiếm

 

  1.    TÔ NGỌC VÂN (1906- 1954)

Người vỡ mộng

  1. Lụa. 92,5 x 57cm

Giá ước đấu: 256,072 – 384,108 USD

Giá bán: 1.162. 525 USD

Thoạt tiên, bức tranh này của Tô Ngọc Vân đã được đấu giá vào ngày 15.12.1999 tại Paris với tựa “Les deux soeurs – Hai chị em” với kích thước được ghi “68x58cm”.

Sau đó, bức tranh được đấu lại tại Sotheby’s Singapore ngày 6.4.2003 với kích thước được ghi là 92,5x57cm và thuộc về Collection Phạm Tuấn Hùng, Mỹ. Nhà sưu tập này có tên thường gọi “Tuấn Parmacy” bởi ông hoạt động trong lĩnh vực dược và là chủ nhân của rất nhiều bức tranh Việt thuộc hàng quý hiếm.

Lúc đầu, nhìn vào thông số kích thước, tưởng là hai bức khác nhau. Nhưng sau khi thu phóng về cùng một kích cỡ thì hai bức trùng khớp về chi tiết. Với một con mắt nhìn thông thường thì thông số 92,5x57cm hợp lý và chuẩn hơn. Có lẽ trong trường hợp đầu tiên, Nhà đấu giá có sự nhầm lẫn về mặt thông số.

Bức tranh này được vẽ năm 1932 khi Tô Ngọc Vân mới ra trường. Khoảng từ năm 1930 – 1939 ông vẽ khá nhiều lụa. Sau đó, ông tập trung chuyên sâu vào chất liệu sơn dầu. So với lụa, ông vẽ sơn dầu có phần ấn tượng, màu sắc rực rỡ hơn. Đặc biệt thành công và ấn tượng với bức tranh đã trở thành một trong những tác phẩm biểu tượng của Mỹ thuật hiện đại Việt Nam; đó chính là “Thiếu nữ bên hoa huệ”.

Hiện nay, đa phần những tác phẩm thuộc thời kỳ này của Tô Ngọc Vân có lẽ hiện đang ở những sưu tập nước ngoài. Cùng khoảng thời gian này ông sáng tác “Bức thư” trên cùng chất liệu lụa. Hiện tranh thuộc sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Với giá ước đấu từ 256,072 – 384,108 USD, giá bán 1.162.525 USD. Lần đầu tiên, một bức tranh của Tô Ngọc Vân được đấu giá công khai lên tới triệu đô. Và đó là một mức giá hoàn toàn xứng đáng với tên tuổi, vị trí của Tô Ngọc Vân trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam.

  1. LƯƠNG XUÂN NHỊ (1914 – 2006)

Gia đình nhà chài

Khoảng 1938 -1940

Lụa. 67 x 110cm

Giá ước đấu: 128,036 – 204,857 USD

Giá bán: 596.896 USD

Cũng trong phiên này có những bức tranh mà bao năm qua mọi người chỉ nhìn thấy bản đen trắng in trên sách như bức “Mục đồng chăn trâu thổi sáo” của Phạm Hậu.

Đặc biệt bức “Gia đình nhà chài” của Lương Xuân Nhị có lịch sử khá đặc biệt. Đây có lẽ là một trong những bức tranh cực hiếm hoi của Lương Xuân Nhị về đề tài lao động của trước năm 1945.

Bức tranh được vẽ năm 1938 (có thể hoàn thành năm 1940), đã được triển lãm tại Salon Unique năm 1943 tại Hà Nội cùng với bức “Dưới bóng nắng”; “Buổi trưa” của Tô Ngọc Vân. Sau đó tranh thuộc về Bộ sưu tập lừng lẫy của ông Đức Minh.

Năm 1966, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có chủ trương mượn một số tranh để trưng bày trong Triển lãm chào mừng ngày khai trương Bảo tàng, trong đó có bức tranh “Gia đình nhà chài” của Lương Xuân Nhị.

Thoạt tiên, bức tranh không được đồng ý (theo Nhà phê bình mỹ thuật Hải Yến) do có một số ý kiến cho rằng bức tranh này có tính “tiểu tư sản yếu đuối thành thị” ở hình tượng người vợ nên không phù hợp để trưng bày. Bà Hải Yến đã phải viết báo cáo trình bày quan điểm về nội dung hình tượng gia đình lao động trong tranh và được họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung – giám đốc bảo tàng (thời đó) chấp thuận.

Do bức tranh có kích thước lớn nên năm 1979, bức tranh được mang tới Bảo tàng để “phục chế” một số hư hại (bị một vết gập dài theo chiều dọc) trong quá trình vận chuyển đi tham dự “Triển lãm của 12 nước xã hội chủ nghĩa”. Đích thân họa sĩ Lương Xuân Nhị đã tới bảo tàng xem xét tình trạng của bức tranh và nói:  “Chính tôi cũng không hiểu tại sao hồi đó tôi vẽ bức tranh này to đến như vậy?”.

Sau đó, bức tranh lại (có thể) trở về Bộ sưu tập của Đức Minh cho tới khi ông qua đời năm 1984 và hiện nay thuộc về ông Phạm Hùng Tuấn, Mỹ tới tận khi tranh được đem đấu. Theo một thông tin bên lề (chưa được kiểm chứng) cho biết thì bức tranh này của Lương Xuân Nhị đã qua tay hai nhà sưu tập khác trước khi được bán ra nước ngoài…

Sở dĩ có thể viết những thông tin này dựa vào những “di vết” còn lại của bức tranh như những người đã từng được chứng kiến hiện trạng bức tranh cho biết.

Sau bức “Tổ thêu” với giá cao ngút ngàn” đã được bán tại Pháp  vào tháng 4.2019 với giá 526.760 Euro thì bức tranh này của Lương Xuân Nhị Với gía ước đấu 128,036 – 204,857, giá bán chốt  USD 596,890 USD là một mức giá vừa tầm, đúng với giá trị thực tế hiện tại của tên tuổi Lương Xuân Nhị.

 

  1. LÊ PHỔ (1907-2001)

Tắm biển

  1. Lụa. 88×56,5cm.

Đấu lần đầu tiên vào ngày 26 tháng 10 năm 2003 tại Christie’s Hongkong

Giá ước đấu: 255,966 – 383,949 USD

Giá bán: 595.141 USD

Những đề tài mang tính chất nhạy cảm như thế này là rất hiếm và rất quý của Lê Phổ.

Thực sự bức tranh này rất đẹp, rất hiếm, đậm chất Lê Phổ. Đó là sự pha trộn giữa nghệ thuật Á đông, Nhật  Bản và Việt Nam.

 

4. MAI TRUNG THỨ (1906 – 1980)

Mẹ và con. 1952. Lụa. 69x 33cm

Giá ước đấu: 44,812 – 57,816 USD

Giá bán: 151,287 USD

Một bức tranh tuyệt vời của Mai Trung Thứ về mọi mặt.  Tình mẫu tử yêu thương, sự tin cậy nhớ nhưng của cậu bé; nét yểu điệu yêu kiều  của người mẹ khiến cho bức tranh ngập tràn nhưng giai điệu du dương của hạnh phúc.

 

Thiên Minh

 

 

Tin cùng chuyên mục

Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 – Phiên đấu giá của Nhà đấu giá Le Auction House

  Hướng tới mốc kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, Nhà Đấu giá LE AUCTION HOUSE tổ chức phiên Phiên đấu giá “Nghệ Thuật Việt Nam Thế Kỷ 20” vào ngày 10/03/2024. Quy...

“Những chân trời vô tận” – Triển lãm giao lưu quốc tế của 8 nữ họa sĩ Việt Nam và Philippines

Khai mạc ngày 28/10/2023, triển lãm “Những chân trời vô tận” là sự kết hợp của 8 nữ họa sĩ: Trang Thanh Hiền, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Mỹ Ngọc, Ly Trần, Phạm Thị Hồng Sâm đến từ Việt Nam và...

Bài 5: Cần sự đầu tư xứng đáng cho bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Câu chuyện bảo tàng vì sao vắng khách tuy không mới nhưng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà chuyên môn bởi bảo tàng có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa...

Bài 3: Công nghệ – Sự thay đổi có tính cách mạng trong hoạt động bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Công nghệ đã làm cho ngôn ngữ bảo tàng trở nên sống động, đa dạng, hấp dẫn, tăng khả năng tiếp cận công chúng. Có thể nói, công nghệ đã góp phần không nhỏ đem lại sự thay...

Những cuộc đấu giá sẽ định hình xu hướng nghệ thuật cũng như tên tuổi của các nghệ sĩ lớn

Các cuộc đấu giá đoán trước sự nổi lên của các ngôi sao, xác định các xu hướng trong bối cảnh đương đại thông qua lợi nhuận. Trong khi nhiều người xem đổ dồn sự chú ý của họ về cuộc...

Có thể bạn quan tâm

GIẢI MÃ CÁC BỨC TRANH DÂN GIAN “ĐÁM CƯỚI CHUỘT”

  Trong các dòng tranh dân gian Việt Nam, bức tranh Đám cưới chuột là một đề tài thú vị được dân gian ưa chuộng. Không chỉ có hình thức tạo hình khá đặc biệt mà còn nội dung của các tác...

ÔNG NÓI CH… NÓ CŨNG CHẲNG NGHE ĐƯỢC

Hắn là một họa sĩ, kém tôi 8 tuổi, và tất nhiên hắn gọi tôi là anh…dù hình như vợ hắn và tôi bằng tuổi nhau. Tôi cũng coi hắn như em và gọi hắn là chú. Tuy quen biết nhau nhưng thực lòng...

Phiên đấu giá lần thứ 32 & Các họa sĩ châu Á – Tác phẩm nghệ thuật lớn

Trong phiên đấu giá lần thứ 32 “Họa sĩ châu Á – Những tác phẩm quan trọng” được tổ chức vào ngày 14 tháng 03 tới đây, Aguttes, với cương vị là nhà đấu giá hàng đầu trên thị...

Cảm nhận làng quê Cao Bằng qua bức tranh “Bản em” của hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang

Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của văn nghệ sĩ. Sự ngọt lành, yên bình của nơi “chôn rau cắt rốn” cùng với những điều giản dị, chân phương mộc mạc nuôi dưỡng vùng...

Thông báo về Triển lãm Mỹ thuật Khu vực III (Tây Bắc – Việt Bắc) lần thứ 25 năm 2020

HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM              Số:...