“Nghê nơi cửa Khổng sân Trình” Cuộc đối thoại liên ngành Công nghệ – Di sản và Nghệ thuật

Suốt nhiều thế kỷ qua, người Việt chúng ta luôn hướng về Văn Miếu – Quốc Tử Giám để nguyện cầu những điều đẹp đẽ nhất, về tri thức, về sự nghiệp, về cơ hội được trở thành một con người tốt hơn, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng. Nghê”, sau nhiều thế kỷ canh giữ các không gian thiêng của người Việt, trở thành một biểu tượng, một linh vật quen thuộc trong văn hóa người Việt.

Trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động nhân sự kiện Kỷ niệm 30 năm ngày Chính phủ Ban hành Nghị định về Đại học Quốc gia Hà Nội (1993 – 2023), chiều 13/12/2023, Khoa các Khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà nội đã tổ chức tọa đàm về dự án Nghê Văn Miếu – một thử nghiệm “sách vật lý số”, nơi gặp gỡ, đối thoại của các chuyên gia thuộc 3 lĩnh vực: Công nghệ – Di sản – Nghệ thuật.

Lịch sử, văn hóa của người Việt trải qua bao đời là một kho tài nguyên đồ sộ, khổng lồ, nhưng làm sao để biến chúng đã trở thành vốn quý, trở thành tài sản trí tuệ trong kỷ nguyên số? Việc đưa nghệ thuật, di sản của người xưa đi vào cuộc sống đương đại đòi hỏi những bước nào? Đó có đơn thuần là quá trình sao chép, hay cuộc khai thác từ mỏ quặng này đòi hỏi sự tham gia của các công nghệ mới, từ công nghệ vật liệu đến công nghệ xử lý dữ liệu.

Với chủ đề: Nghê nơi của Khổng sân Trình – Cuộc đối thoại liên ngành của Công nghệ – Di sản và Nghệ thuật, buổi tọa đàm do Khoa các Khoa học liên ngành tổ chức với sự tham gia của các diễn giả: Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế – Giảng viên Khoa các Khoa học liên ngành, ĐHQGHN; Ông Huy Nguyễn – CEO Phygital Labs, Ủy viên BCH Hội tin học Việt Nam; Nhà báo Đinh Đức Hoàng – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm thông tin UNESCO (Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam) phần nào giúp chúng ta hiểu được các giá trị di sản, qua đó có cách tiếp cận các vấn đề văn hóa, nghệ thuật, di sản bằng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Theo Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế: “Con Nghê biến hóa rất đa dạng và không bao giờ chết cứng trong một khuôn mẫu”. “Con Nghê” là một linh vật rất quen thuộc trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Chúng ta thường bắt gặp hình tượng Nghê tại các ngôi đền hay công trình cổ, Văn Miếu… Tuy nhiên, những hiểu biết về nó vẫn còn rất mơ hồ.

Đồng thời, tại tọa đàm việc ứng dụng “Sách vật lý số” cũng được ông Huy Nguyễn – CEO Phygital Labs (một StartUp công nghệ được sáng lập bởi các cựu quản lý cấp cao của Google trở về nước sau 20 năm làm việc tại Mỹ) đề cập. Đây là công nghệ mở ra những hướng đi mới cho ngành xuất bản – khi thông tin không nhất thiết phải lưu trữ trong những tờ giấy, mà có thể gắn với bất kỳ sản phẩm nào. Nhờ công nghệ “vật lý số” được phát triển bởi Phygital Labs, mỗi sản phẩm sẽ có đồng thời hai trạng thái tồn tại song song: một phiên bản vật lý, và một phiên bản số, độc bản không lặp lại. Công nghệ này mở ra những triển vọng mới trong xuất bản. Khi một vật có thể mang theo thông tin độc bản, cũng nghĩ là nó có thể trở thành một “cuốn sách”. Cuốn sách này có thể tồn tại dưới mọi dạng thức: một đôi giày, một chiếc cốc hay một bức tượng.

Và chính tại buổi tọa đàm, ứng dụng lần đầu được thử nghiệm với Nghê Văn Miếu, “bên trong” tượng đồng là một cuốn sách được viết riêng bởi Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế về chính linh vật – chỉ có thể truy cập được bằng việc scan bản thân bức tượng. Đánh dấu quá trình kết hợp giữa Công nghệ – Di sản và Nghệ thuật tạo ra sức hấp dẫn, giá trị mà nó mang lại.

Bên cạnh đó, nhà báo Đinh Đức Hoàng, Phó Tổng Giám đốc – Trung tâm thông tin UNESCO (Liên hiệp Các hội UNESCO Việt Nam) cũng trình bày về vấn đề nghệ thuật ứng dụng: Tiếp cận tài nguyên mỹ thuật cổ dưới khía cạnh “vốn” cho sản xuất, kinh doanh – nhận ra nhiều khoảng cách có thể được lấp đầy bởi những thế hệ chuyên gia tương lai được đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Buổi tọa đàm cũng thu hút sự lắng nghe, chia sẻ, tương tác của các diễn giả và các vị khách mời là các giảng viên, nhà nghiên cứu đến từ các Khoa, đơn vị trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng đông đảo các bạn sinh viên quan tâm qua phần điều phối của Tiến sĩ Trần Hoài cũng là giảng viên của Khoa các Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội.

TCMT

Tin cùng chuyên mục

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Triển lãm “Tái hình lập ảnh” tại VCCA

Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) sẽ mở cửa triển lãm kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm kinh điển của trường phái...

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Có thể bạn quan tâm

CHUYỆN BIÊN TẬP Ở TẠP CHÍ MỸ THUẬT

  Tính đến năm 2022, là tròn đúng 10 năm tôi bắt đầu vào làm việc cho Tạp chí Mỹ thuật (tháng 2/2012), và cũng tình cờ là đúng dịp kỷ niệm 45 năm thành lập Tạp chí Mỹ thuật (1977-2022). 10...

BỘ LỊCH ẢNH “TIỂU CÔNG NGHỆ VIỆT NAM” VÀ MỘT THỜI PHÁT TRIỂN THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở SÀI GÒN

  Cách nay khoảng năm năm, khi họa sĩ Nguyễn Văn Trung từ Mỹ về chơi, tôi có hỏi ông về một bộ lịch nổi tiếng được thực hiện cuối năm 1959, mà mỗi tờ lịch tháng có đăng ảnh một hay...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Họa sĩ Trần Văn Cẩn – Một thời Hà Nội

Trần Văn Cẩn tìm cái thú thầm lặng trong hội hoạ như người đãi cát tìm vàng, mò trai dưới biển. Và ngọc trai của ông là màu sắc, là hiệu quả ánh sáng của hai màu đặt bên nhau. Một xe ngựa...

Kinh phí chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật

(Chinhphu.vn) – Ngày 14/10/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 169/NQ-CP về kinh phí chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật. Theo đó, tạm ứng...