Hội Mỹ thuật Việt Nam gặp mặt hội viên cao tuổi nhân kỷ niệm 67 năm thành lập

Sáng ngày 05/4/2024, tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức gặp mặt hội viên cao tuổi nhân kỷ niệm 67 năm thành lập (08/4/1957-08/4/2024). Đến dự buổi gặp mặt có nhà phê bình Mai Thị Ngọc Oanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Phạm Phi Châu, chủ nhiệm Câu lạc bộ nghệ sĩ cao tuổi thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam, cùng đông đảo các hội viên là các họa sĩ, nhà điêu khắc cao tuổi.

Họa sĩ Phạm Phi Châu phát biểu

Mở đầu buổi gặp mặt, nhà phê bình Mai Thị Ngọc Oanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam đã thông báo về tình hình hoạt động của Hội Mỹ thuật Việt Nam trong mấy tháng vừa qua, Ban chấp hành Hội đã họp vào tháng 3 vừa qua và cho ra Thông báo số 9 của Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam, trong năm 2024 Hội tiếp tục tổ chức các hoạt động thường niên như triển lãm mỹ thuật các khu vực, các chuyến đi thực tế, trại sáng tác dành cho hội viên… Thay mặt Hội, bà Mai Thị Ngọc Oanh đã chúc các hội viên cao tuổi sức khỏe và có thêm nhiều sáng tác đẹp và ý nghĩa giới thiệu tới công chúng.

Đông đảo các hội viên cao tuổi đến tham dự buổi gặp mặt

 

Họa sĩ Ngọc Linh phát biểu

Tiếp đó, họa sĩ Phạm Phi Châu, chủ nhiệm Câu lạc bộ nghệ sĩ cao tuổi đã thông báo qua về tình hình hoạt động của Câu lạc bộ trong năm 2023 và kế hoạch trong năm 2024. Câu lạc bộ đã ra mắt được cuốn sách “Dấu ấn họa sĩ cao tuổi” năm 2023 giới thiệu được các tác phẩm của các tác giả hội viên cao tuổi có chọn lọc.

Buổi gặp mặt cũng nghe các ý kiến phát biểu tâm huyết của họa sĩ Lê Thanh, nguyên chủ nhiệm CLB họa sĩ cao tuổi, họa sĩ Ngọc Linh, cựu sinh viên khóa Kháng chiến, nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ Phan Ngọc Khuê…

Nhân dịp này, Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng trao tặng phần quà cho các họa sĩ năm nay trên 85 tuổi như Lê Trọng Cát, Ngọc Linh, Lê Thanh…

TCMT

Tin cùng chuyên mục

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

TTH – Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn...

Lắng nghe những câu chuyện lịch sử, mỹ thuật về Điện Biên Phủ

Đề tài Chiến thắng Điện Biên Phủ – trang sử vẻ vang vẫn là niềm hứng khởi, mạch nguồn sáng tạo cho nhiều thế hệ nghệ sỹ thể hiện thành công các tác phẩm mỹ thuật trong suốt 70...

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa và phản văn hóa trong đồ họa quảng cáo hiện nay

  Quảng cáo là một trong những chiến lược xúc tiến hỗn hợp marketing quan trọng, một phương tiện giao tiếp với người dùng sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm mọi hình thức truyền thông tin trực...

GẶP LẠI KÝ ỨC

  Nguyên văn những dòng tâm thư đầy xúc động của cô Phạm Thị Khanh (sinh  năm 1945) khi nhớ về họa sĩ Trần Văn Cẩn… 17/10/2019 Sáng nay tình cờ cháu Hoàng Anh gọi điện cho tôi giọng nói rất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Một thời làm tranh sơn mài ở Sài Gòn

  Nghệ thuật vẽ tranh sơn mài được tìm tòi và phát triển nhờ các giáo sư và sinh viên của trường Mỹ thuật Đông Dương, đã sớm có thành tựu với nhiều tác phẩm được yêu thích từ thời...

Bùi Chát tổ chức triển lãm cá nhân “Vùng lụa”

(PLVN) – “Vùng lụa” là triển lãm cá nhân lần thứ 6 của Bùi Chát. Bộ sưu tập này được anh sáng tác trong gần 2 năm (từ 2021-2022), trong khoảng thời gian dịch Covid-19 kéo dài. Nhìn lại vài năm...