GẶP LẠI KÝ ỨC

 

Nguyên văn những dòng tâm thư đầy xúc động của cô Phạm Thị Khanh (sinh  năm 1945) khi nhớ về họa sĩ Trần Văn Cẩn…

17/10/2019

Sáng nay tình cờ cháu Hoàng Anh gọi điện cho tôi giọng nói rất vui, cười liên tục như có điều gì và hỏi tôi cô có nhớ ông Cẩn vẽ cô ngồi ghế trúc năm 1967 không. Tôi nói có – thế là hai cô cháu hẹn chiều nay đến nhé.

Trời tự nhiên đổ mưa rào, mà lòng tôi như nóng ruột muốn đi sớm và quyết định đến gặp Hoàng Anh. Vừa ngồi ghế chào hỏi mọi người, Hoàng Anh giơ ảnh ipad trước mặt tôi. Ôi, không tưởng tượng được, mình đây, ôi lâu quá rồi, ở đâu ra thế này. Hoàng Anh thì cứ cười hoài vỗ vai tôi, từ từ rồi cháu sẽ nói…Và những kỷ niệm với họa sĩ Trần Văn Cẩn lại ùa về làm tôi xao xuyến.

16h chiều ngày 17/10/2019

Phạm Thị Khanh

 

TRẦN VĂN CẨN – Chân dung Khanh. 1967. Sơn dầu. 53x46cm. Sưu tập tư nhân Hà Nội

Cuộc đời vốn luôn ẩn chứa thật nhiều điều thú vị. Những câu chuyện xưa, những tình cảm đẹp, lãng mạn…, với các cố nhân xưa luôn để lại nhiều ký ức đẹp.

Họa sĩ Trần Văn Cẩn vẽ bức sơn dầu “Chân dung Khanh” năm 1967. Khi đó cô gái tên Khanh mới 22 tuổi. Khanh lúc đó một thiếu nữ Hà Nội gốc, xinh đẹp, xuất thân gia đình tốt, bản thân lại là cô giáo dạy thanh nhạc (đàn piano) nên có sự nền nã, tinh tế hơn, quý phái hơn một số cô gái cùng thời. Phạm Thị Khanh vốn là bạn thân của hoạ sĩ Tạ Kim Dung (con gái họa sĩ Tạ Thúc Bình). Kim Dung là người mà họa sĩ Trần Văn Cẩn yêu thương chân thành nhưng không thể tới được với nhau bởi một chữ duyên không thuận.

Khanh chơi thân với Kim Dung nên thường cùng Kim Dung qua nhà ông Cẩn chơi. Họa sĩ Trần Văn Cẩn đã vẽ khoảng 5,7 bức, lấy hình ảnh Khanh làm mẫu hình. Trong đó bức “Cô Khanh” của ông vẽ năm 1974 đã được in trên bìa Tạp chí Mỹ thuật, số Xuân Đinh Dậu năm 2017.

Với bút pháp tinh tế của một bậc thầy, một vài mảng màu buông hờ hững trên nền toan cùng những nét phẩy điêu luyện nhẹ như thoáng mây đã hiện lên chân dung một thiếu nữ xinh đẹp, kiêu sa với khoé môi cong kiêu kỳ…, Khanh  ngồi trên chiếc ghế trúc đã đi vào huyền thoại trong các bức tranh của Trần Văn Cẩn. “Chân dung Khanh” hiện lên giữa sắc màu nhẹ nhàng, ấm áp với khuôn mặt lãng đãng đang suy tư rất xa xăm, rất bâng khuâng…

Cô Khanh ở thời điểm năm 2019, khi đã 74 tuổi, được gặp lại chính hình ảnh của mình sau hơn nửa thế kỷ đã rưng rưng xúc động, nghẹn ngào. Hơn 50 năm đã quá một nửa đời người. Mọi thứ đã thay đổi, vạn vật đã khác, cảnh xưa, người cũ đều đã không còn..,Chỉ còn lại những kỷ niệm êm đẹp, những tình cảm ấm áp không thể mờ phai trong tâm trí người còn sống…

 

 

Bà Phạm Thị Khanh đang viết vài dòng tâm thư. Bên cạnh  là chiếc Ipad đang hiện hình ảnh tác phẩm. Vừa viết bà vừa rưng rưng nước mắt xúc động nghẹn ngào khi nhớ tới hoạ sĩ Trần Văn Cẩn…

 

Vài dòng Tâm thư bà Phạm Thị Khanh viết vào chiều ngày 17/10/2019 khi gặp lại bức tranh “Chân dung Khanh” mà hoạ sĩ Trần Văn Cẩn đã vẽ bà cách đây 52 năm.

 

Bà Phạm Thị Khanh 74 tuổi, đang ngắm nhìn “Chân dung Khanh” của mình năm 22 tuổi.

Hoàng Anh

 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Có thể bạn quan tâm

KỶ NIỆM 130 NĂM SINH HỌA SĨ NAM SƠN (1890-1973): ĐẶT LẠI VẤN ĐỀ VAI TRÒ CỦA HỌA SĨ NAM SƠN TRONG VIỆC THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG

  Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh của họa sĩ Nam Sơn, cũng nhân dịp cô Thụy Khuê, trước đây phụ trách phê bình văn học cho đài RFI tại Pháp, trong quyển “Lê Thị Lựu, ấn tượng hoàng hôn”...

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC VII (ĐÔNG NAM BỘ) LẦN THỨ 25 NĂM 2020

  Triển lãm tổ chức tại tỉnh Đắk Nông và không khai mạc. Triển lãm trưng bày 315 tác phẩm của 218 tác giả. Trong đó 114 tác phẩm của 61 tác giả là hội viên Trung ương và 201 tác phẩm của 157...

SƠN MÀI THÀNH LỄ, QUÁ KHỨ VÀNG SON

  Trong một dịp tình cờ, chúng tôi xem được một trang trong bộ lịch in màu năm 1962 mang tên “Công nghệ Việt Nam” do một cơ quan nước ngoài bỏ vốn ra in. Tờ tháng Hai in hình nữ ca sĩ Kim Chi...

Hơn 400 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm Tranh thiếu nhi Toàn quốc 2023

Diễn ra từ ngày 31/5 – 10/6, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Cuộc thi và triển lãm Tranh thiếu nhi toàn quốc năm 2023 có 401 bức tranh được...

 Triển lãm Mỹ thuật Khu vực III (Tây Bắc – Việt Bắc) lần thứ 25 năm 2020

Triển lãm tổ chức tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên không khai mạc do dịch Covid-19. Triển lãm trưng bày 223 tác phẩm của 206 tác giả. Trong đó 108 tác phẩm của 91 tác giả là hội viên Trung...