Bùi Xuân Phái với mỹ cảm nude

 

Trong hội họa, đề tài tranh khỏa thân phải trải qua nhiều thăng trầm và bị “soi” nhiều nhất, người thì thích xem, thích vẽ, người thì nói đến là lắc đầu và nói lảng sang chuyện khác, thế nhưng đề tài này từ mấy trăm năm nay vẫn tồn tại dài dài và bền bỉ. Có thể nói, đã là họa sĩ thì ai cũng từng đã hơn một lần vẽ tranh khỏa thân.Tranh khỏa thân bắt đầu từ con đường châu Âu đưa đến trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, đề tài phụ nữ khoả thân cũng đã xâm nhập và ám ảnh tâm thức của các hoạ sĩ tốt nghiệp ở trường này, tuy nhiên, nó cũng chưa được khai thác hăm hở như ở phương Tây. Ban đầu, các họa sĩ chỉ vẽ những đề tài “nhẹ nhàng” như Tình mẫu tử, Thiếu nữ bên hoa huệ, v.v.. Lý do là vào những năm 30, xã hội Việt Nam vẫn chưa thực sự được giải phóng khỏi lễ giáo phong kiến. Với ý thức “Nam nữ thụ thụ bất thân” thì còn nói chi đến chuyện vẽ tranh nude với hình ảnh đánh trần trùng trục ra mà treo lên phòng khách?! Hở hang như chiếc áo dài Le Mur cũng đã là “thoáng” lắm rồi!

Trên thị trường hội hoạ hiện đại, tranh khoả thân vẫn luôn là một đề tài hot và ăn khách. Có những họa sĩ vẽ tranh khoả thân, nhưng chỉ lấy đó làm một cái cớ, một chỗ dựa, để diễn đạt những ý tưởng thẩm mỹ của mình. Nhưng cũng có những người vẽ tranh khoả thân không chỉ vì mục đích đó, mà còn để nói lên hết cái đẹp của người phụ nữ, từ cơ thể đến nét mặt, đó là trường hợp của Modigliani. Trong tất cả các họa sĩ từ xưa cho đến ngày nay, chắc là không ai vẽ phụ nữ đẹp như Modigliani, nói đến họa sĩ kỳ tài này cùng với đề tài tranh khỏa thân thì bất kỳ ai am hiểu về hội họa cũng đều phải gật sái cổ, phục tài chàng họa sĩ đẹp trai và lãng tử này luôn (danh họa này chết khi còn rất trẻ, mới 37 tuổi).

BÙI XUÂN PHÁI – Hậu trường sân khấu. 1988. Sơn dầu. Sưu tập Trần Hậu Tuấn

 

BÙI XUÂN PHÁI – Thiếu nữ và xuân. 1982 Bút dạ màu trên giấy. Sưu tập tư nhân, Hà Nội

Các họa sĩ Việt Nam có thích vẽ khỏa thân không? Nói chung là thích, nhưng những điều kiện về người mẫu và xưởng vẽ thường không có nên hầu như là họ phải… nhịn vẽ đề tài này hoặc nếu có vẽ thường vẽ khan, nghĩa là vẽ không có mẫu trước mắt. Một số họa sĩ cũng có thấy vẽ khỏa thân nhưng xem tranh của họ biết ngay là vẽ phịa, không có mẫu, nên tác phẩm thường hời hợt và không có sự truyền cảm nên khó thuyết phục được cả về lãnh vực thẩm mỹ lẫn lãnh vực tính dục.

Đề tài tranh khỏa thân cũng được họa sĩ Bùi Xuân Phái yêu thích và vẽ nhiều. Đề tài này được ông khai thác nhiều nhất vào thập niên 60 ở thế kỷ trước, khi đó Bùi Xuân Phái ở vào lứa tuổi tứ thập, nên có được phong độ nhất về năng lượng sáng tác cũng như niềm đam mê vẻ đẹp thân thể nữ giới. Hầu như các bức tranh khỏa thân của ông thường bắt nguồn từ thực tế (có mẫu). Thời đó, ông hay đến nhà các đồng nghiệp có xưởng vẽ để vẽ mẫu. Nhóm các ông thường khoảng từ ba đến bốn người, chung tiền thuê người mẫu về vẽ. Đã nửa thế kỷ trôi qua, nhưng những người cùng thời với ông, vẫn còn nhắc đến mấy cô model đẹp có tiếng thời đó: cô Hòa, cô Thơm…

Tranh và di bút của Bùi Xuân Phái

 

BÙI XUÂN PHÁI – Nude. 1987
Họa sĩ khác nhiếp ảnh ở chỗ, tôi vẽ cái tôi tư duy chứ không vẽ cái tôi nhìn thấy.

Có vẻ như là một nghịch lý khi ông họa sĩ già hiền lành rụt rè Bùi Xuân Phái làm kinh ngạc mọi người vì những bức khoả thân mini của ông. Các tư thế mà ông vẽ bằng nhập tâm đã trở thành những dáng đặc biệt Phái và rất đặc trưng đàn bà Việt Nam: những cái lưng khom, quần tụt xuống dưới mông trong lúc chuẩn bị tắm, những cô nàng của thơ Hồ Xuân Hương với các dáng nằm khiến “quân tử dùng dằng đi chẳng dứt…” Ông nói vui: những khoả thân của mình chỉ là ý niệm đã qua, của một thời đã mất”. Song, xem tranh ông, ta nên thấy rằng Bùi Xuân Phái là một người khổ công tu luyện hình hoạ, người ta khẳng định ông là người vẽ hình hoạ giỏi nhất nước. Cho nên sự tưởng tượng của ông cũng rất trác tuyệt do ông đã quá ngấm và quá thuộc từng nhịp điệu, đường nét trên thân thể người  phụ nữ. Và ta cũng biết rằng sự ẩn ức là năng lượng dồn nén mạnh ghê gớm thế nào. Càng cao tuổi càng vẽ “erotic” là điều không lạ, quái kiệt Picasso cũng tiêu biểu về điều này.

Trên đây, tôi giới thiệu bạn xem một số tranh của Bùi Xuân Phái vẽ về đề tài khỏa thân mà khi xưa mỗi khi hoàn thành xong bức họa, ông lại vội vàng ấp nó “quay mặt vào tường” bởi nhà thì chật mà lại có nhiều trẻ con chạy vào, chạy ra quấy phá xưởng vẽ của ông, trong số những đứa trẻ đó, có cả tôi nữa.

Bùi Thanh Phương

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

Hiện thực hóa tầm nhìn Thành phố sáng tạo Hà Nội

(Chinhphu.vn) – Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và các địa điểm khác đã chính thức khép lại. Thành công lớn của lễ hội đã khơi nguồn và lan tỏa tinh thần...

BÍ ẨN HÌNH TƯỢNG CHUỘT TRONG BỨC TƯỢNG LORENZO II MEDICI CỦA MICHELANGELO

  Lorenzo II de Medici – Công tước xứ Urbino(1492-1519) có cùng tên với người ông của mình, Lorenzo il Magnifico, nhà bảo trợ nghệ thuật vĩ đại thời Phục hưng. Lorenzo cháu cưới một công chúa...

Mỹ thuật ứng dụng: Tiềm năng lớn để phát triển ngành công nghiệp văn hóa

Mỹ thuật ứng dụng là một lĩnh vực rộng, đã và đang chạm vào mọi mặt của đời sống xã hội. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, việc phát triển mỹ thuật ứng dụng, với các sản phẩm, thiết...

LỄ TRAO GIẢI THƯỞNG HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM, TRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ SỰ NGHIỆP MỸ THUẬT VIỆT NAM NĂM 2018

  Lễ trao giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam, trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp mỹ thuật Việt Nam năm 2018 sẽ được diễn ra vào 9h ngày 14 tháng 9 năm 2018 tại Nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà...

BẢN SẮC

          Từ khi là một cô bé với óc tưởng tượng phong phú, mỗi lần nhìn ngắm những đám mây trên trời, Vi Việt Nga luôn tạo ra được những câu chuyện cho riêng mình và từ đó niềm đam mê...