Mỹ thuật đương đại – dòng chảy vẫn còn nhiều khúc vướng mắc và gián đoạn với người tiếp cận

Mỹ thuật đương đại hay nói rộng hơn là nghệ thuật đương đại ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với đa số các nước ở phương Tây. Tuy nhiên, với xu thế toàn cầu, hội nhập và phát triển như hiện nay, việc các quốc gia, dân tộc hòa nhập vào dòng chảy chung của nhân loại dường như là tất yếu. Văn hóa, nghệ thuật trong đó có mỹ thuật càng không thể đảo ngược, mà ngược lại phải đi trước, đón đầu và bắt nhịp một cách sâu rộng

Sự giao thoa văn hóa, nghệ thuật diễn ra khắp nơi, như một trào lưu chảy không ngưng nghỉ, nắm bắt điều mới mẻ vừa lạ vừa kỳ quặc và phi thực tế… Mọi hình thái đều trong ý tưởng siêu nhiên, tạo nên những con người dị thường dám nghĩ dám làm, tạo làn sóng xô muôn trùng khá mạnh mẽ trong thời kỳ mới.

Cuộc sống thay đổi khá nhiều, những cái cũ dường như lỗi thời và không còn hợp với xu thế thời đại mới. Nhưng nền tảng mỹ thuật truyền thống lại là chiếc nôi làm sống lại nghệ thuật đương đại bởi sự tinh tế, bởi hồn cốt cháy bỏng trong đam mê, học thuật thật sự tinh tế và bài bản. Mỹ thuật Đông Dương với một thời kỳ đầy biến động, sóng gió, của chiến tranh, của chế độ phong kiến hà khắc mà vẫn tồn tại và phát triển rất hào hùng.

Mỹ thuật đương đại phát huy kế thừa trong sự phát triển nhanh và ồ ạt đã nảy sinh và làm bộc lộ không ít những hạn chế. Hoạt động sáng tạo mỹ thuật phải chăng đang bị thị trường hoá? Việc vi phạm bản quyền tác giả liệu có chính sách để ngăn chặn? Việc phân hoá trong lực lượng sáng tác do quan niệm, điều kiện sống, điều kiện tiếp cận. có ngày càng xa? Thị trường mỹ thuật Việt Nam bao giờ được phản ánh một cách đúng mực? Liệu toàn cầu hoá đặt ra những thách thức như thế nào đối với mỹ thuật Việt Nam?…

Sao mỹ thuật, hội họa kỳ lạ vậy – chẳng hiểu gì cả, “loằng ngoằng” – “biến ảo” – “hỗn độn”. Còn người trong giới nghệ thuật thì sao? Họ cũng đang trong quá trình nghiên cứu học hỏi bắt nhịp xu thế, nhưng không dễ để ai cũng làm được điều đó bởi lối mòn tư duy muốn phá vỡ là cả một sự khó khăn, một phần trong số họ cũng coi những điều phi thường là bất bình thường, sống khác không dễ chút nào để cộng đồng người yêu nghệ thuật tiếp nhận. Trong khi đó giới trẻ lớn lên trong điều kiện đất nước đổi mới, mọi phương tiện công nghệ hiện đại đã dẫn dắt giới trẻ tiếp cận thế giới chỉ bằng một cái nhấp “chuột”. Mở ra con đường thênh thang rộng mở để nghiên cứu học hỏi, và thế là mỹ thuật đương đại được cập nhật rất nhanh chóng. Một làn gió mới, hơi thở mới, dòng chảy mới làm bao người cũng phải ngỡ ngàng, “ồ” – “à”.

Qua nhiều cuộc chia sẻ và thưởng lãm nhiều loại hình nghệ thuật, có những thứ ta chưa tận hiểu và thấu trong cách tạo tác nên các giá trị tác phẩm, nhưng đã để lại trong ta những cảm nhận rất “mới”-“lạ”. Dù rằng phải nói “thẳng” là chẳng hiểu gì. Nhưng khi so sánh đối chiếu trong vấn đề thẩm âm, có lẽ chúng ta đang được thưởng thức bản nhạc hay, âm hưởng trầm bổng, quyến rũ, lay động cuốn hút tâm hồn chúng ta trong vô thức mà lắng đọng mãi không nguôi. Cũng như ngắm một người phụ nữ đẹp đã để lại trong lòng thi nhân một sự cảm mến vô bờ. Sống trong thực có hư, trong hư có thực. Mọi sự vật hiện tượng trở nên đẹp đẽ hơn, càng nhìn càng say, càng cuốn. Nếu “rõ” như ban ngày thì không còn sự hấp dẫn lôi cuốn nữa.

Mỹ thuật đương đại ai thật sự hiểu sẽ tâm huyết để truyền tải cái Chân – Thiện – Mỹ, cái ẩn ý sâu và rộng, có triết lý nhân văn trong nhìn nhận về nhân sinh quan, thế giới quan. Có cảm khái về nội tâm và năng lượng, là nguồn từ trường trong vũ trụ bao trùm không gian tiếp dẫn để mỗi khi sáng tạo tác phẩm có sự tiếp nhận cao độ, lúc đó tâm an tịnh trong cảnh giới thiền tịnh mà cho ra đời những tác phẩm đẹp không thể nghĩ bàn. Tâm trong, sáng tác phẩm cũng hồn nhiên, tự nhiên như người tạo ra tác phẩm, là những đứa con tinh thần mang vóc đáng của tâm hồn và trí tuệ.

Nghệ thuật đương đại hội tụ mọi yếu tố rất đời thực nhưng lại là thứ khiến con người ta cho là khó hiểu, khó tiếp cận. Có những thứ như làm cho miếng bánh ngon, dễ ăn với hương vị truyền thống trở nên thông thường và vô vị. Nhưng nếu được pha trộn, hòa quyện với sắc màu của công nghệ mới, chiếc bánh trở nên hợp thời đại, cộng đồng đón nhận và hợp xu thế. Mỗi thời đại đều có cái nhìn riêng trong cách nhìn nhận và cảm thụ. Thế giới đa sắc diện trong con mắt tinh tế không bị cái tôi án ngữ. Thay đổi theo phong cách mới hướng tới cộng đồng sống trong sự an nhiên chia sẻ, góp cho đời mọi phương diện mở và tính thẩm mỹ đạt đến sự tinh tế bậc cao, lòng bác ái, vị tha – bản ngã con người là chủ thể, tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết, đó là mỹ thuật đương đại .

Trên đà phát triển này mỗi nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà thiết kế sáng tạo luôn là những người tiên phong trong xu thế mới, luôn có những góc nhìn thật mở kế thừa phát huy từ truyền thống, tiếp cận tinh hoa, hòa nhập thời đại để sản sinh nên những giá trị nghệ thuật tầm cỡ, mang tính cộng đồng, giá trị sáng tạo nghệ thuật cao, đáng học hỏi và chính họ, các nghệ sĩ đương đại, sẽ có cơ hội được nhìn nhận rằng họ là những người tiên phong, là những người mang tới giá trị tinh thần rất lớn tới cộng đồng, và họ đã rất thành công trong việc truyền tải giá trị tinh thần của thời đại. Bởi làm được nghệ thuật muôn vàn khó. Nghệ thuật không phải là thứ chúng có thể’ nhìn thấy, nghe thấy, chạm thấy, ngửi thấy mà chúng ta chỉ có thể cảm thấy mà thôi. Nên khi hiểu họ, những nghệ sĩ đa tài luôn mong mỗi chúng ta có sự yêu mến cảm thông và đồng cảm để’ mỗi khi đứng trước tác phẩm, tâm hồn ta hoà nhập lạc vào của tác phẩm, thiên nhiên và con người là thể’ thống nhất sống trong chan hòa yêu thương.

Mong rằng trong giai đoạn khó khăn của dòng chảy nghệ thuật, tiếng nói nghệ thuật đương đại sẽ là cần thiết để xoa dịu những trăn trở về cuộc đời của những con người cũng như vị thế của họ trong cuộc sống. Nghệ thuật đương đại vẫn đang đối diện với những thách thức mới. Hội nhập để phát triển nhưng phải giữ được những nét đặc trưng của văn hóa Việt. Nghệ thuật chỉ đẹp khi có tâm hồn đẹp, tạo tác nên những tác phẩm đẹp, thuần duy mỹ trong sáng tạo, hàm chứa cảm xúc và quan điểm sống về mọi mặt tích cực của xã hội thật sự có tính nhân văn và trí tuệ cao cả.

THU HUYỀN – XUÂN TIẾN

Tin cùng chuyên mục

Văn Xương – Người họa sĩ đa tài

60 năm trước ở tuổi học sinh, tôi rất thích vẽ, nhưng chỉ biết say sưa vẽ theo các hình, ảnh trên báo chí, chứ không biết làm gì khác trên phương diện mỹ thuật. Lúc này nhà tôi ở một ngôi nhà...

Bảo quản, phục chế: Khoảng trống của thị trường mỹ thuật Việt Nam

(SGGP) Nhiều tranh của các danh họa Việt ở nước ngoài sau đấu giá trở lại cố hương, nhưng công chúng hiếm có dịp chiêm ngưỡng. Một lý do là chủ sở hữu lo ngại công tác bảo quản, phục chế...

Lấy nét lại (refocus) nhân sự kiện Biennale nhiếp ảnh quốc tế photo Hanoi 23

  Nhiếp ảnh hiếm khi được nhận diện trong bối cảnh thực hành nghệ thuật ở Việt Nam từ xưa tới nay. Loại hình nghệ thuật này hầu như không tồn tại trong bất kỳ một thiết chế nghệ...

Họa sĩ Nguyệt Hồ – người vẽ hồn sông Vị, thành Nam

  Họa sĩ Nguyệt Hồ tên khai sinh là Vũ Tiến Đa, sinh năm 1905 tại thôn Thi Thượng, xã Vị Hoàng (Vị Xuyên), nay là phố Hàng Nâu, thành phố Nam Định. Bút danh Nguyệt Hồ gắn với quê gốc gia tiên...

Minh họa báo chí kỷ nguyên số

Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023), Tạp chí Mỹ thuật xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết của họa sĩ Lê Tiến Vượng – Chi Hội trưởng Chi hội Đồ...

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn tranh Hàng Trống: Kết nối nghệ thuật truyền thống và đương đại

(Chinhphu.vn) – Tranh dân gian Hàng Trống còn là dòng tranh tiêu biểu của Việt Nam và là dòng tranh dân gian của Thăng Long – Hà Nội xưa. Để bảo tồn, góp phần phát triển văn hóa, du lịch trên...

Lịch sử nghệ thuật thị giác Việt, một chân trời diễn giải mới

  Lịch sử nghệ thuật luôn chào gọi những khả thể mới, cho dù là đến từ cách tiếp cận, phân kỳ, một đối tượng hay phạm vi nghiên cứu mới/khác. Bởi đối với một lĩnh vực liên hệ...

Ngành Văn hóa và những đóng góp vào sự phát triển của đất nước

Cách đây 78 năm, ngày 28.8.1945, Bộ Thông tin, Tuyên truyền – tiền thân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra đời. Từ đó đến nay, ngành văn hóa đã không ngừng xây dựng, phát triển và...

Thích ứng và đổi mới – điều kiện để văn hóa nghệ thuật bước ra thế giới

(Chinhphu.vn) – Kỷ nguyên số đặt ra nhiều thách thức lớn đối với các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo của Việt Nam. Công nghệ số đã đang làm biến đổi chuỗi giá trị văn hóa, vì vậy...

Hái một cành sen, luận về loài tuyết liên trong nghệ thuật Việt

Hoa sen luôn mang ý nghĩa biểu tượng của Phật giáo. Hoa sen đi vào câu ca lời hát. Gần đây đã diễn ra tranh huận liên quan đến việc  truy tìm thực sự có hay không cành sen. Tóm tắt tranh luận này...

Có thể bạn quan tâm

GIẢI THƯỞNG HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM 2020

  Hội đồng Nghệ thuật đã xét chọn từ các giải thưởng mỹ thuật khu vực và trao tặng Giải thưởng của Hội Mỹ Thuật Việt Nam năm 2020 cho các tác giả và tác phẩm: – Phùng Quốc Trí...

Thị trường mỹ thuật và đấu giá tác phẩm mỹ thuật ở Việt Nam

  Sau hơn 35 năm hội nhập kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến chuyển vô cùng to lớn. Việt Nam đã từ một nước nghèo được đưa vào danh sách các nước có thu nhập...

CHUYỆN VỀ ÔNG THIẾU BẢO

  Năm 1982, Bùi Xuân Phái lại vấp phải một “tai nạn” nghề nghiệp lần chót. Đó là vụ bản thảo tập thơ chép tay về Kinh Bắc của Hoàng Cầm. Khi đó, ông Thiếu Bảo (Trần Thiếu Bảo, giám...

BIẾN CHUYỂN HÀNH TRÌNH VIẾT TIẾP CÂU CHUYỆN ĐÁ

  Những năm gần đây với sự năng động của các nhóm nghệ sỹ và một số không gian nghệ thuật, đã có những hoạt động sáng tác và trưng bày tại làng nghề truyền thống như lànggốm Bát...

Thông báo số 10 của Ban Chấp hành TW Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa VIII (Nhiệm kỳ 2014 – 2019)

HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM      Số: 118/19/BCH                                                 Độc lập...