Khai mạc triển lãm mỹ thuật “Dòng thời gian”

Ngày 29/08, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2023), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Dòng thời gian”. Triển lãm giới thiệu 60 tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu về đề tài Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng của 60 tác giả trong và ngoài Quân đội đã được sưu tầm, lưu giữ tại Bảo tàng.

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm

Các tác phẩm đa dạng về hình thức, từ điêu khắc, đồ họa đến hội họa tạo nên bức tranh đa sắc màu giúp công chúng hiểu rõ hơn về hình ảnh người chiến sĩ trong chiến đấu, sinh hoạt, học tập và công tác qua các thời kỳ lịch sử; đồng thời cũng phản ánh tình đoàn kết gắn bó quân dân, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” từ góc nhìn của người nghệ sĩ tạo hình.

Cụ thể, về hội họa, triển lãm giới thiệu 43 bức tranh của các họa sĩ qua nhiều thời kỳ. Nhiều tác phẩm của các tác giả nổi tiếng của nền mỹ thuật Việt Nam, phản ánh đậm nét tinh thần yêu nước, ý chí quật cường và tình quân dân trong các cuộc kháng chiến. Tiêu biểu là: Họa sĩ Lê Quốc Lộc với tranh sơn mài Từ Pác Bó (1985); họa sĩ Đỗ Xuân Doãn với tranh sơn mài Những bà mẹ Việt Nam (1979); họa sĩ Phạm Thanh Tâm với tranh thuốc nước Biểu diễn văn nghệ trong hầm pháo (1955); họa sĩ Nguyễn Trọng Kiệm với tranh sơn dầu Sản xuất – Chiến đấu – Nuôi con (1965); họa sĩ Mai Văn Hiến với tranh sơn dầu Bộ đội và dân công Đông Bắc (1999)…

Về điêu khắc, triển lãm giới thiệu 9 bức tượng với các chất liệu đa dạng của các nhà điêu khắc nổi tiếng như: tượng compozit “Đồng đội” của nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo; tượng gỗ “Qua nhà” của Đại tá, Anh hùng LLVTND, họa sĩ thương binh Lê Duy Ứng; tượng đá “Biên cương” của nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường; tượng đất nung “Nơi đảo xa” của Lưu Thanh Lan…

Về đồ họa, triển lãm trưng bày 8 tác phẩm, như: Tranh lụa “Tuần tra” (1964) của họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp; tranh khắc gỗ “Cuộc biểu tình của nhân dân Tiền Hải” (2009) của họa sĩ Đỗ Như Điềm…

Dưới góc nhìn của người nghệ sĩ tạo hình, mảng đề tài Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng phản ánh xuyên suốt về truyền thống đoàn kết, yêu nước, ý chí quật cường, quyết chiến, quyết thắng vì độc lập, tự do; hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” tiếp tục được tỏa sáng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.

Triển lãm mở cửa đón khách tham quan từ ngày 29/8/2023 và kéo dài đến hết tháng 9/2023 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, số 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội.

Thông tin về triển lãm sẽ được cập nhật thường xuyên trên Trang tin điện tử Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (http://baotanglichsuquansu.vn/) để cán bộ, chiến sĩ và nhân dân không có điều kiện tham quan có thể tìm hiểu./.

Một số tác phẩm trưng bày tại triển lãm:

Đoàn Văn Nguyên – Bán đảo. 2004. Lụa.70x90cm   

 

Phạm Đức Cường – Trận địa bên cầu. 1982. Sơn mài. 80x120cm

 

Mai Văn Hiến – Bộ đội và dân công Đông Bắc. 1999. sơn dầu.80x100cm

 

Dương Viên – Chiều trong Vịnh. 1983. sơn mài. 91x120cm

 

Nguyễn Hải Nghiêm – Rạng đông. Sơn dầu. 2016. 140x146cm

 

Nguyễn Trọng Kiệm – Sản xuất, chiến đấu và nuôi con. 1965. sơn dầu

 

Lê Thanh Trừ – Trường Sơn nước chảy đá mòn. 1999. sơn mài. 65x81cm

 

Mô Lô Kai – Tiếng cồng. 1984. Đồng.H=95cm

 

Đỗ Như Điềm – Cuộc biểu tình của nhân dân Tiền Hải. 2009. Khắc gỗ. 60x145cm

 

Mai Xuân Chung – Tình quân dân. 2018. Acrylic.120x140cm

 

Đoàn Văn Thân – Ngày mới. Acrylic. 120x150cm

 

Phan Mai Trực – Vượt lộ 4. 2003. Sơn dầu. 120x160cm

 

Lê Đức Biết – Chuyện tình người lính. 2008. sơn dầu. 120x190cm

 

Nguyễn Phú Cường – Biên cương. 2015. Đá. H=65cm

 

Phạm Ngọc Liệu – Trạm giao liên. 1994. Acrylic. 88x118cm

 

Ngân Chài – Phòng thủ. 2017. sơn dầu. 120x150cm

 

Lê Huy Toàn – Tổng công kích Điện Biên Phủ. 2003.sơn dầu. 110x180cm

 

 

Tin cùng chuyên mục

Hội chợ nghệ thuật ANNAM ART FAIR 2024

Annam Gallery hân hoan mang đến cho cộng đồng nghệ thuật tại Sài Gòn sự kiện mang tên ANNAM ART FAIR. Với mô hình là một hội chợ nghệ thuật trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đa phương tiện và đa...

Phát động Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024

(ĐCSVN) – Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024 được tổ chức nhằm tôn vinh, ghi nhận thành tựu sáng tạo của các nghệ sỹ trẻ trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền mỹ thuật Việt Nam...

Chia sẻ kỷ niệm về danh họa hàng đầu Việt Nam, Liệt sỹ Tô Ngọc Vân

Art talk “Những kỷ niệm về họa sỹ, Liệt sỹ Tô Ngọc Vân” đưa công chúng đến với những ký ức về ông thông qua những tác phẩm, những câu chuyện xúc động của các khách mời, gia đình, học...

Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(ĐCSVN) – Với cách thể hiện đặc sắc, độc đáo của dòng tranh cổ động, Ban Tổ chức mong muốn các họa sĩ đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ mang đến một góc nhìn mới mẻ, không...

Họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái và Lê Công Thành với “Nguồn cội” tại Đà Lạt

NDO – Lần đầu tiên, tác phẩm hội họa, điêu khắc của Lê Công Thành và Nguyễn Thị Kim Thái đến với công chúng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, qua triển lãm chủ đề “Nguồn cội”...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

BỨC TRANH LỤA LINH ỨNG CỦA TRẦN DUY

  Với tôi, ông Trần Duy quả thực là một tấm gương sáng về lao động. Ông hay bảo tôi: “Tớ vẽ không phải để thi đua với ai, mà vẽ để người xem tôn trọng lao động của một con...

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ TRANH LỤA

  Bài viết này nằm trong tư liệu gia đình họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ lưu giữ, có tiêu đề :“Sơn mài và tranh lụa – hai dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam”. Bài bao gồm hai phần. Một phần...

Lời dặn dò thật thiêng

Nhân kỷ niệm 100 năm sinh họa sĩ Mai Văn Hiến (1923-2023) – Tổng biên tập Tạp chí Mỹ thuật từ 1981-1982 Hiếm ai như họa sĩ Mai Văn Hiến! Mỗi khi nhắc đến ông là trên môi mỗi người đều nở...

Bùi Xuân Phái với mỹ cảm nude

  Trong hội họa, đề tài tranh khỏa thân phải trải qua nhiều thăng trầm và bị “soi” nhiều nhất, người thì thích xem, thích vẽ, người thì nói đến là lắc đầu và nói lảng sang...

BỘ SƯU TẬP NGHỆ THUẬT CỦA LAMARQUE DALAT VILLA

  Lamarque Dalat villa hiện nay được xem như là một trong những biệt thự sang trọng và đẳng cấp nhất ở thành phố Đà Lạt. Không chỉ gây ấn tượng bởi hình hài của một tiểu lâu đài với...