TAM GIÁC MẠCH – TRIỂN LÃM NHÓM TẠI 16 NGÔ QUYỀN

 

Hà Nội những ngày cuối xuân tiết trời còn dịu mát. Người yêu Mỹ thuật Hà Nội lại được ngắm nhìn những tác phẩm mới của nhóm Tam giác mạch. Những bông hoa tam giác mạch nhỏ xinh, màu tím dễ thương, trên cuống dài màu trắng phớt hồng, trải dài ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Rừng hoa tam giác mạch là sự gợi ý việc đặt tên của nhóm. Đến thưởng lãm tranh của nhóm họa sĩ: Ngô Văn Cao, Trần Quang Hải, Nguyễn Trường Linh, và Trịnh Quế Anh, ta như lạc vào cánh đồng hoa Tam giác mạch sắc hồng tím mênh mông, làm say đắm lòng người. Với sự thành công của nhóm cuối năm 2019 tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, nhóm Tam Giác Mạch lại cùng nhau trình diễn những tác phẩm mới, tại không gian nghệ thuật đẹp và sang trọng, của Nhà Triển lãm Mỹ thuật 16 – phố Ngô Quyền Hà Nội.

Bốn họa sĩ, bốn phong cách nghệ thuật khác nhau, đã làm nên vẻ đẹp đa sắc màu của phòng tranh. Mỗi người đều có lý do riêng để cùng tham gia triển lãm này: Trường Linh kỷ niệm 30 năm làm tranh sơn mài truyền thống. Trịnh Quế Anh cũng muốn tổng kết 10 năm học tập và làm tranh sơn mài, họa sĩ Ngô Văn Cao cũng tham gia triển lãm với 6 tranh sơn dầu, và 5 tranh sơn mài, vẽ về những cánh đồng hoa Tam giác mạch tím hồng, tươi đẹp. Nguyễn Quang Hải vui với bạn bè cũng trình diễn 11 tác phẩm sơn mài với nhiều chủ đề khác nhau: cái đẹp của phụ nữ, cái đẹp của âm nhạc với hội họa. Mục đích của triển lãm là bốn họa sĩ lại tái ngộ để giới thiệu với công chúng yêu tranh Hà Nội những sáng tác gần đây của mỗi tác giả. Triển lãm giới thiệu 44 tác phẩm sơn mài và sơn dầu. Mỗi người đều có một phong cách riêng, nhưng đều hướng tới cái đẹp

Ngô Văn Cao, sinh năm 1942. Họa sĩ lớn tuổi nhất trong nhóm. Anh tốt nghiệp hệ trung cấp (4 năm), Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, năm 1976, Đại học Mở ngành Thiết kế thời trang năm 1998. Ngô Văn Cao thường vẽ tranh sơn dầu nhiều hơn, ở triển lãm lần này, anh bày các bức tranh phong cảnh vẽ những cánh đồng tam giác mạch, với sắc hồng, sắc tím, khiến cho người xem như đang đứng trước những cánh đồng hoa tam giác mạch trùng điệp của Lạng Sơn, Hà Giang, Sa Pa, anh vẽ theo phong cách hiện thực, biểu hiện. Màu đẹp và tình cảm.

NGÔ VĂN CAO – Đại dương xanh.  2021. Sơn mài. 100x240cm

 

NGÔ VĂN CAO – Quê tôi 2. 2021. Sơn mài. 80x120cm

Nguyễn Trường Linh, sinh năm 1971, tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật năm 1997, thạc sĩ Mỹ thuật năm 2006, tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, 42 Yết Kiêu. Nguyễn Trường Linh, hiện đang giảng dạy ở khoa hội họa trường Nghệ thuật Hà Nội. Vốn đã nổi tiếng từ lâu với bức sơn mài vẽ cầu Long Biên rực rỡ vàng son, tranh Cầu Long Biên, đã được tặng huy chương vàng triển lãm MTTQ, năm 2010). Đề tài anh vẽ khá phong phú: phong cảnh, tranh lịch sử, và câu chuyện của những người phụ nữ. Mối tình đẫm nước mắt của nàng Mỵ Châu – Trọng Thủy, cũng được họa sĩ kể bằng tranh sơn mài đầy ấn tượng. Nguyễn Trường Linh suốt 30 năm qua, đã đi sâu vào khai thác kỹ thuật làm sơn mài truyền thống của các họa sĩ lớp trước: đi tìm sự tả chất của sơn mài, và muốn khai thác những khả năng còn tiềm ẩn của sơn mài truyền thống. Sau nhiều năm mài mặt tranh nhẵn mịn, anh lại tạo sự xù xì trên mặt tranh; ở triển lãm này anh gắn cả một khối đồng trên mặt tranh, để tạo hiệu quả thị giác bất ngờ, hấp dẫn người xem. Và những phần khảm trai ốc, anh mài nhẵn, nhưng người xem vẫn cảm thấy sự xù xì, xốp của chất liệu, ẩn dưới sự nhẵn mịn của mặt tranh. Công việc sáng tác của anh rất chuyên nghiệp, cùng song hành với công tác giảng dạy lâu năm ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, hiện tại anh là Chủ nhiệm khoa Mỹ thuật.

NGUYỄN TRƯỜNG LINH – Nét cổ xưa. 2021. Sơn mài. 90x120cm

 

NGUYỄN TRƯỜNG LINH – Những giấc mơ trên núi. 2021. Sơn mài. 120x160cm

Mỗi bức tranh của anh đều có một câu chuyện đằng sau tác phẩm, anh vẽ sơn mài căn bản, chuyên nghiệp, luôn làm chủ kỹ thuật sơn mài truyền thống. Lao động nghệ thuật miệt mài, không ngừng nghỉ, anh tham gia đều đặn nhiều triển lãm nhóm, và các triển lãm thường niên của Hội Mỹ thuật Hà Nội; Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc, anh còn làm chủ nhiệm câu lạc bộ “Sơn ta”, và cùng trưng bày nhiều tác phẩm có giá trị. Những năm gần đây anh còn thường xuyên tham gia Triển lãm thường niên ở Cao Hùng, Đài Loan. Từ 2019 đến 2021, triển lãm cùng nhóm Tam giác mạch. Anh nói: sơn mài vốn là trừu tượng, cứ vẽ lên nhiều lớp sơn, rồi mài dần để lộ ra từng lớp tranh, nhiều khi mình dự định vẽ thế này, mà sau khi mài xong lại thành một tác phẩm mới, mình cứ phải sống cuộc sống hiện tại của tác phẩm. Vốn sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, hướng về thiên nhiên, hướng về con người, nơi tôi đã từng sống… cầu Long Biên đã nhiều lần hiện ra trong tranh tôi. Hoài niệm phố cổ nhà xưa, rồi cũng bị quen đi. Và tôi luôn muốn phản ánh cuộc sống mới, đương đại trong tranh, mà không quên hồn cốt cổ xưa của một ngôi chùa, một con phổ nhỏ… Đời sống của tranh sơn mài luôn mở và luôn gợi ý tới những tác phẩm mới đang dần hình thành trong các tác phẩm tương lai.

Họa sĩ Trần Quang Hải sinh năm 1956 tại Hải Dương. Năm 1974-1979 anh học Đại học Xây dựng Hà Nội, ra trường làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh từ 1978-1997. Năm 1997 anh vào học Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2001 – 2003 anh học Đại học Mỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội. Năm 2003 anh học kỹ thuật sơn mài tại trường dạy nghề Hà Đông. Năm 2006 anh lập lò gốm ở Chí Linh, Hải Dương. Từ 2006, Trần Quang Hải làm gốm và vẽ tranh tại trang trại vườn ở Sóc Sơn, Hà Nội đến nay. Giải thưởng: Giải khuyến khích Triển lãm khu vực I – 2018. Đặc điểm nghệ thuật của Quang Hải: phiêu du, cách điệu, phóng khoáng, bay bổng.
Vẫn trung thành với niềm đam mê từ khi bước vào con đường hội họa: anh luôn ca ngợi vẻ đẹp của những người đàn bà và tình yêu ma mị của họ. Anh yêu sự tròn đầy, chất sung mãn và chất nhục cảm của vẻ đẹp đàn bà. Với gái quê I, II, III… họa sĩ miêu tả vẻ đẹp của những gái quê giống như các diễn viên chèo, hay ca nương hát chầu văn, hoặc dân ca quan họ. Bức “Tắm sen”, cũng được nhiều người xem yêu thích.

TRẦN QUANG HẢI- Gái quê 1. 2021. Sơn mài. 120x80cm

 

TRẦN QUANG HẢI – Gái quê 2. 2021. Sơn mài. 120x80cm

Ý tưởng bức tranh “Thủy triều đỏ”, bắt nguồn từ phim Titannic, tình yêu chiến thắng cái chết, tiểu thư Rose đẹp rực rỡ như bông hoa hồng Anh quốc, cùng chàng họa sĩ trẻ đẹp trai Jack, đang bay trên mũi con tàu định mệnh. Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng, các nhạc công đã bình tĩnh cùng nhau hòa tấu bản nhạc làm dịu bớt sự đau đớn của cái chết đang đang đến gần. Nghệ thuật cứu rỗi con người, là cứu cánh của con người trong hiểm nguy.

Nữ họa sĩ Trịnh Quế Anh sinh năm 1986, tại Hà Nội. Chị đã tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam, và kết thúc cao học Mỹ thuật cũng ở ngôi trường 42 Yết Kiêu này. Nữ họa sĩ trẻ, xinh đẹp, em út của nhóm, tham gia triển lãm với 11 tranh sơn mài: tĩnh vật, hoa và chân dung tự họa. Chị tham gia triển lãm này để kỷ niệm tròn 10 năm học tập và làm tranh sơn mài. Đặc điểm nghệ thuật của Quế Anh là miêu tả hiện thực, là hoa và chân dung thiếu nữ, là tranh phong cảnh. Chị yêu vẻ đẹp hiện thực, chau chuốt, và hoàn chỉnh trong tạo hình. Nữ họa sĩ trẻ khai thác triệt để những đặc điểm của sơn mài truyền thống với bảng màu cổ điển: đỏ, vàng, đen, và nền son cánh gián. Chị đang dần hoàn thiện chân dung của nữ họa sĩ Mộng Bích, người vẽ lụa xuyên hai thế kỷ. Và một bức tranh phong cảnh phố kích thước lớn. Còn trẻ và có lòng yêu say nghiệp vẽ, hy vọng con đường sáng tác tranh sơn mài còn rộng mở phía trước, và chắc chắn chị còn cống hiến cho người yêu tranh những tác phẩm sơn mài đẹp. Chị đã xin nghỉ việc ở trường từ tháng 2 năm 2020 để chuyên tâm vào làm sơn mài. Một sự hy sinh lớn cho niềm đam mê nghệ thuật sơn mài.

TRỊNH QUẾ ANH – Bạch liên. 2021 Sơn mài. 140x100cm
TRỊNH QUẾ ANH – Tĩnh vật 2. 2021. Sơn mài. 80x80cm

Bốn họa sĩ ở bốn lứa tuổi, và hoàn cảnh sống khác nhau, gặp nhau bởi tình yêu hội họa, và tình yêu tranh sơn mài truyền thống. Họ đã cống hiến cho người yêu tranh Hà Nội những tác phẩm mới sáng tác với tất cả tấm lòng yêu say hội họa. Triển lãm đã trưng bày vào tháng 4 năm 2021 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật 16 phố Ngô Quyền, Hà Nội. Chúng ta chờ mong những triển lãm tiếp theo của nhóm Tam giác mạch trong tương lai.

Đặng Thanh Vân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Bức tranh toàn cảnh Panorama – thêm dấu ấn về Chiến dịch Điện Biên Phủ

(ĐCSVN) – Từng đặt chân đến miền đất lịch sử Điện Biên Phủ nhiều lần, nhưng chưa lần nào chúng tôi thấy hào hứng như lần này. Đó là trong không khí hân hoan cả nước hướng tới kỉ...

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Dám – Trong “Khoảng lặng II” của họa sĩ Dũng trống

Những bức tranh này hay quá, cả nội dung và màu, xem rất thích. Vị khách ngắm tranh thốt lên khi gặp các tác phẩm mới của hoạ sĩ Dũng Trống, thành quả anh vẽ gần hai năm nay, anh âm thầm sáng tác...

Mạn đàm về sáng tác mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng”, đánh giá và giải pháp

Có thể khẳng định rằng tranh – tượng về đề tài Lực lượng vũ trang & Chiến tranh Cách mạng (LLVT & CTCM) đã hiện diện trong đời sống và lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam trước...

Mỹ thuật ứng dụng: Tiềm năng lớn để phát triển ngành công nghiệp văn hóa

Mỹ thuật ứng dụng là một lĩnh vực rộng, đã và đang chạm vào mọi mặt của đời sống xã hội. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, việc phát triển mỹ thuật ứng dụng, với các sản phẩm, thiết...

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Tin cùng chuyên mục

Hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn triển lãm tranh tại Hà Nội

Hòa cùng không khí cả nước kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024), hôm nay ngày 4-5-2024 tại Phòng tranh Aqua Art – 44 Yên Phụ, Hà Nội, Quỹ hỗ trợ Bảo tồn di sản văn...

Khai mạc trại sáng tác Gốm Sắc Hạ 2024

Sáng 03/5, tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt, Bát Tràng đã diễn ra lễ khai mạc trại sáng tác gốm Sắc Hạ 2024 của các nghệ sĩ đến từ Câu lạc bộ Gốm nghệ thuật – Hội Mỹ thuật Việt Nam....

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

TTH – Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn...

Lắng nghe những câu chuyện lịch sử, mỹ thuật về Điện Biên Phủ

Đề tài Chiến thắng Điện Biên Phủ – trang sử vẻ vang vẫn là niềm hứng khởi, mạch nguồn sáng tạo cho nhiều thế hệ nghệ sỹ thể hiện thành công các tác phẩm mỹ thuật trong suốt 70...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Triển lãm ‘Hành trình theo dấu chân Bác Hồ qua sưu tập tem và bưu ảnh’

(Chinhphu.vn) – Ngày 21/6, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm “Hành trình theo dấu chân Bác...

Hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn triển lãm tranh tại Hà Nội

Hòa cùng không khí cả nước kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024), hôm nay ngày 4-5-2024 tại Phòng tranh Aqua Art – 44 Yên Phụ, Hà Nội, Quỹ hỗ trợ Bảo tồn di sản văn...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC II – ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LẦN THỨ 23 NĂM 2018

  Từ ngày 23/08 đến 30/08/2018, tại Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật Thành phố Hải Phòng đã diễn ra triển lãm Mỹ thuật Khu vực II – Đồng bằng Sông Hồng lần thứ 23 năm 2018. Triển lãm giới...

Những khúc nhạc trừu tượng

(SGGPO) Họa sĩ Trần Thế Vĩnh tổ chức triển lãm cá nhân chủ đề “Nhạc khúc”, diễn ra từ nay đến hết tháng 10, tại Thi Art Space (Y1 Hồng Lĩnh, phường 15, quận 10). Nhìn lại 10 năm hội họa, từ...