ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

 

Cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 vẫn đang tiếp diễn, cùng với các cấp, các ngành, ngành Văn hóa tỉnh nhà đã và đang nỗ lực thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, góp phần phòng, chống dịch COVID-19.

Khẩn trương trong công tác phòng, chống dịch bệnh cùng với cả nước và tỉnh nhà, Trung tâm Văn hóa tỉnh Cà Mau đã phát động sáng tác tranh cổ động phòng, chống dịch COVID-19. Việc phát động sáng tác tranh cổ động được diễn ra trong thời điểm vô cùng cấp bách, tình hình dịch bệnh diễn biến nhanh, phức tạp trên địa bàn tỉnh; cuộc chiến chống dịch COVID-19 còn nhiều khó khăn, rất cần đến sự đồng lòng, chung sức của toàn thể nhân dân.

Công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh nay đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết; chính vì thế, chỉ trong khoảng thời gian ngắn (từ ngày 25-31/8/2021), lực lượng cán bộ, họa sỹ tại Câu lạc bộ sáng tác tranh cổ động thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh Cà Mau đã sáng tác 32 bức tranh cổ động tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19; qua đó, đơn vị đã xem xét và chọn ra 18 bức tranh cổ động tốt nhất phát hành đến các huyện, thành phố Cà Mau để triển khai đến các xã, phường, thị trấn, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, giúp người dân biết, hiểu và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, với tinh thần xác định mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi phường xã, khóm ấp, thậm chí mỗi gia đình là một pháo đài trên mặt trận phòng, chống dịch COVID-19.

Từng bức tranh cổ động đều được các họa sỹ thể hiện những thông điệp ngắn gọn, rõ ràng, dễ nhớ, kèm theo tạo hình ấn tượng có khả năng tác động mạnh đến người xem. Một số bức tranh thể hiện thông điệp “5K + vaccine + thuốc + công nghệ và các biện pháp khác”, “Vaccine + 5T”, “Vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”; thông điệp về giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, yêu cầu người dân “Ai ở đâu ở yên đó”, “tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, nhà nào ở nhà đó” để hạn chế tối đa ra đường, trừ các trường hợp thật sự cần thiết theo quy định. Một số tranh chuyển tải những hình ảnh đẹp của tình quân dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, có bức tranh thể hiện lời kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa” để đẩy lùi đại dịch COVID-19.

Các bức tranh cổ động đã góp phần lan tỏa tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương là một pháo đài chống dịch COVID-19”, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh tới đông đảo quần chúng nhân dân, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng cả nước nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh./.

Dưới đây là các tranh cổ động trưng bày trong triển lãm:

Tranh: Lý Huỳnh Như

 

Tranh: Ngô Hoàng Vũ 

Tranh: Nguyễn Hoàng Măng

 

Tranh: Trọng Khang 

 

 Tranh: Lý Cao Tấn 

 

Tranh: Lê Việt Hồng

 

Tranh: Lý Kiều Loan

 

Tranh: Lý Kiều Loan

 

Tranh: Lý Kiều Loan

 

 Tranh: Lý Cao Tấn 

 

Tranh: Lê Trung Hiếu

 

Tranh: Tô Minh Tân

 

              Tranh: Trần Thanh Tuấn 

 

Tranh: Lý Huỳnh Như

Tranh: Dư Minh Chiến 

 

Tranh: Dư Minh Chiến 

                                                              Tranh: Lý Cao Tấn 

 

 Tranh: Lý Cao Tấn 

Tranh: Nguyễn Hoàng Măng

Tranh: Lê Trung Hiếu

Tranh: Lý Huỳnh Như

Tranh: Trọng Khang

Tranh: Ngô Hoàng Vũ 

 

Mỹ Trân

Tin cùng chuyên mục

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

TTH – Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn...

Lắng nghe những câu chuyện lịch sử, mỹ thuật về Điện Biên Phủ

Đề tài Chiến thắng Điện Biên Phủ – trang sử vẻ vang vẫn là niềm hứng khởi, mạch nguồn sáng tạo cho nhiều thế hệ nghệ sỹ thể hiện thành công các tác phẩm mỹ thuật trong suốt 70...

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Có thể bạn quan tâm

XEM TRANH SƠN KHẮC HUỲNH VĂN THUẬN

  Khắc, nhất là khắc nét, dường như là một sức mạnh đặc biệt của người Việt Nam chúng ta. Có thể nói, đây là một thứ “văn hiến thị giác”, một thứ bản năng tự nhiên mà không phải...

Triển lãm Nguyễn Đình Thuần tại Bình Minh art gallery

  Hoạ sĩ Nguyễn Đình Thuần, sinh năm 1948, tại Huế. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, ông đi làm lao động tự do tại quê nhà một thời gian. Do Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Huế gần...

Tưởng niệm Victor Tardieu

Tardieu (1870-1937) đã rẽ vào một khúc quanh định mệnh khi ông nhận được Giải thưởng Đông Dương (Prix de l’Indochine) (1) và một học bổng sang Đông Dương. Con trai ông, nhà thơ danh tiếng Jean...

NHỚ VỀ KHOA LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MỸ THUẬT

  Tháng 12 năm 1978, Khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, được thành lập. Đó là quyết định táo bạo của nhà trường, ông hiệu trưởng Trần Đình Thọ và...

NHỮNG BỨC TRANH KỲ LẠ, NHỮNG CÂU CHUYỆN KỲ LẠ

  Nghệ thuật là vô cùng, vô tận như người ta thường nói, nhưng có lẽ nghệ thuật không thể phong phú được như con người. Nghệ thuật cũng không thể phong phú bằng các nghệ sĩ. Xưa nay đã có...