NHỮNG BỨC TRANH KỲ LẠ, NHỮNG CÂU CHUYỆN KỲ LẠ

 

Nghệ thuật là vô cùng, vô tận như người ta thường nói, nhưng có lẽ nghệ thuật không thể phong phú được như con người. Nghệ thuật cũng không thể phong phú bằng các nghệ sĩ. Xưa nay đã có biết bao nhiêu người nghệ sĩ kỳ lạ, thậm chí vô cùng kỳ lạ, nhưng nghệ thuật của họ không hề kỳ lạ, thậm chí tầm thường. Sự kỳ lạ trong nghệ thuật là hiếm, thế mới thành nghệ thuật, đôi khi chỉ là sự kỳ lạ về số phận của tác phẩm mà thôi.

Trong Tạp chí Mỹ thuật các số tết Đinh Dậu 2017 và Mậu Tuất 2018, tôi đã viết về 18 nghệ sĩ “kỳ lạ”… và vẫn còn muốn viết thêm. Nhưng tết năm nay, Kỷ Hợi 2019, tôi lại chọn một chủ đề khác, viết về các bức tranh “kỳ lạ”, hay nói chính xác hơn, vì chúng gắn với những câu chuyện, những kỷ niệm có phần “kỳ lạ”, chứ không phải hoàn toàn vì bản thân chúng là kỳ lạ. Nếu kết quả “kỳ lạ” không được như tôi mong muốn, tôi cũng mong được bạn đọc thể tất cho.

 

ĐI TÌM BỨC TRANH “BẾN THUYỀN SÔNG HỒNG” NGUYÊN VẸN

Năm 1997, tôi có làm biên tập cuốn “Tranh khắc gỗ Việt Nam”. Bìa in bức “Bến thuyền sông Hồng” của An Sơn Đỗ Đức Thuận. Sách ra được rất nhiều người khen.

Với cuốn sách này, tôi có ba kỷ niệm.

Thứ nhất: Trong quá trình làm sách, ông Quang Phòng (bố tôi) – người viết bài giới thiệu, bỗng dưng bị ốm. Để kịp đưa sách đi in theo đúng kế hoạch, tôi và anh Trương Hạnh – Giám đốc Nhà xuất bản, đã phải kỳ cạch lắp ráp cả đống bản thảo lộn xộn do bố tôi viết thành một bài hoàn chỉnh, chỗ nào còn thiếu thì viết thêm. Sau bố tôi bảo: “Trương Hạnh và con cũng xứng đáng là tác giả”.

Thứ hai: Có một họa sĩ có tranh in trong sách (tôi không nhớ là ai) đã chỉ vào bản in bức tranh “Hoa xu-xi” (sáng tác năm 1944) của Lương Xuân Nhị, rồi khẳng định: “Đây đâu phải là tranh khắc gỗ”. Tôi cũng chỉ biết cười, không tranh luận, vì tôi biết chắc lời khẳng định ấy không đúng.

Một hôm, gặp cụ Lương Xuân Nhị, tôi đã phản ánh ý kiến trên cho cụ nghe. Cụ Nhị quắc mắt, hỏi: “Ai? Ai nói?” Tôi cũng chỉ biết cười.

   

AN SƠN-ĐỖ ĐỨC THUẬN (1898-1970) – Bến thuyền sông Hồng. 1931. Khắc gỗ. Bản bên trái là bản lưu tại gia đình tác giả. Bản bên phải là bản lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

 

Cụ Nhị hỏi tiếp: “Thế thế nào thì là tranh khắc gỗ? In hoàn toàn từ gỗ ra có phải là tranh khắc gỗ không?” Rồi cả cụ và tôi cùng cười, rất sảng khoái.

… Thế rồi, cách đây vài năm, khi cụ Lương Xuân Nhị mất đã lâu, lại có một cô sinh viên Trường Mỹ thuật sang tận Nhà xuất bản để thẩm tra “chất liệu” của bức tranh “Hoa xu-xi”. Tôi đã trả lời cô ấy, rằng: “Cụ Lương Xuân Nhị đã khẳng định đấy là tranh khắc gỗ. Còn nếu chưa tin thì chỉ có cách đi gặp cụ Nhị mà hỏi lại nhé”. Hì hì.

Kỷ niệm thứ ba (kỷ niệm quan trọng nhất): Khoảng một hai tháng sau khi cuốn “Tranh khắc gỗ Việt Nam” được in xong và phát hành, một buổi sáng có một người đàn ông lạ đến Nhà xuất bản tìm tôi (ở tư cách người biên tập).

Anh bảo anh tên là Đỗ Đức Dư (hay Đỗ Đình Dư, tôi không nhớ chắc), là cháu nội của cụ An Sơn Đỗ Đức Thuận, người đã vẽ bức tranh “Bến thuyền sông Hồng” in trên bìa cuốn sách, hiện đang được bày bán ở Hiệu sách Tràng Tiền.

Là người Hà Nội gốc, hơi “cổ cổ”, anh Dư nói chuyện rất nhẹ nhàng, nhã nhặn. Anh bảo: Anh đã mua được một cuốn, và rất cảm động khi thấy tranh của cụ An Sơn được trân trọng như vậy, “chỉ tiếc bức tranh in bị thiếu và có vết gập ở giữa”.

Điều anh Dư nói tôi thừa nhận ngay, vì khi ấy, chúng ta dường như chỉ có một bản gốc duy nhất của bức tranh lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, mà tình trạng của nó trên thực tế quả đúng như lời anh Dư đã nói.

Tôi hỏi anh Dư: “Thế ở nhà ta có còn giữ được bản gốc nào không ạ?”

Anh trả lời: “Có, còn đúng một bản, hoàn toàn nguyên vẹn”.

Tôi thích quá, hẹn anh hôm nào sẽ đến thăm nhà và xem bức tranh.

Trước khi ra về, anh Dư cho tôi địa chỉ, và một thông tin khác (kiểu như  địa chỉ dự phòng): “Tôi có cô con gái làm ở Đài Truyền hình Việt Nam, tên là Đỗ Hồng Cư”.

* * *

Cũng vào quãng ấy, tôi có một cậu cháu tên là Hoàng Anh Tuấn mới tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí, đang tìm đề tài để viết. Tôi bèn đưa cháu đến gặp anh Đỗ Đức Dư.

Nhà anh Dư ở đường Hàng Bột cũ, nay là phố Tôn Đức Thắng, nhìn sang bên kia đường là Văn Miếu. Anh Dư làm nghề sửa chữa điện tử: TV, radio, radio cattsette, không có cửa hàng, chỉ nhận việc của khách quen, nhà trên gác hai, rất giản dị.

Gặp tôi, anh Dư rất vui, vừa kề cà trò chuyện, vừa dỡ bức tranh “Bến thuyền sông Hồng” treo trên tường cho tôi xem ngay. Ồ! Bức tranh hơi vuông vuông, đúng như khuôn hình của nó đã được in trong một số cuốn sách cũ, chứ không cao cao như bức ở Bảo tàng Mỹ thuật, và được lồng trong khung kính sạch bóng.

Vừa xem tranh, tôi vừa nói với anh Dư: “Anh có thể nhượng lại cho Bảo tàng bức tranh này không?”

Anh cười hiền, lắc đầu: “Không được đâu. Đây là gia bảo. Cũng đã có người hỏi mua, nhưng bán làm sao được!”

Xem tranh xong, tôi giới thiệu cậu cháu với anh, rồi ra về một mình.

… Khoảng một hai tuần sau, cậu cháu tôi đã có bài viết về cụ An Sơn Đỗ Đức Thuận và bức tranh “Bến thuyền sông Hồng” đăng trên báo “Thương mại”. Cháu tôi hỉ hả lắm, vì đấy cũng là một trong những bài báo đầu tiên của cháu. Cháu còn tặng tôi tập tư liệu ghi lại lời kể của anh Đỗ Đức Dư về cụ An Sơn.

Chuyện tưởng như thế là xong.

* * *

Ai dè, đến năm 2000, tức là đã ba năm trôi qua, khi tôi và bố tôi làm cuốn “Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội thế kỷ 20”- thì lại cần đến bức tranh “Bến thuyền sông Hồng” của cụ An Sơn Đỗ Đức Thuận.

Thế là… tôi lại kéo anh Đỗ Huy đến nhà anh Đỗ Đức Dư để xin chụp bức tranh.

Căn nhà vẫn thế, không có gì thay đổi. Anh Dư nhận ra tôi ngay và hết sức nhiệt tình giúp đỡ.

Anh Đỗ Huy bảo tôi: “Mày cũng giỏi thật. Đến chỗ thế này mà mày cũng moi ra được”. Hehe.

Dựa trên bản gốc nguyên vẹn của bức “Bến thuyền sông Hồng”, tôi xin ghi ra mấy thông tin sau đây:

– Năm sáng tác: 1931 (không phải 1930, bức tranh cũng là bài thi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương của cụ An Sơn Đỗ Đức Thuận).

– Kích thước: 48x43cm, và không hiểu tại sao kích thước này cũng chính là kích thước mà Bảo tàng Mỹ thuật đã xác định cho bức tranh không “nguyên vẹn” của Bảo tàng, mà trên thực tế kích thước nhìn thấy chỉ là 47x40cm?! (xem minh họa).

… Năm 2007, dựa trên những tư liệu ghi chép của cậu cháu tôi cách đấy 10 năm (do anh Đỗ Đức Dư kể), tôi đã viết được phần tiểu sử của cụ An Sơn Đỗ Đức Thuận trong cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”.

Như vậy, nhờ vào tình cảm và trách nhiệm hiếm có của anh Đỗ Đức Dư – người cháu nội của cụ An Sơn Đỗ Đức Thuận, mà chúng tôi đã có điều kiện để giới thiệu về cuộc đời và tác phẩm của cụ trước công chúng. Một con người hiếu nghĩa như thế nay không nhiều đâu.

 

 

Tin cùng chuyên mục

Một kỷ niệm với Trần Duy

Một kỷ niệm Huế, những ngày tháng Tám… Tôi quen Trần Duy từ thuở ấy. Hai đứa gặp nhau ở Sở Tuyên truyền Trung bộ mới thành lập. Bấy giờ, anh Nguyễn Duy Trinh là Ủy trưởng Tuyên truyền Trung...

Chuyện ông Ba Đông

Với chiếc xe đạp mini mua từ năm nảo năm nào, thoắt cái ông ở chỗ này chỗ nọ. Trong nhà ông, tranh lụa, tranh sơn dầu, sơn mài… chật cả phòng khách. Còn ở phòng vẽ thì ngổn ngang những tranh...

Con trâu là đầu cơ nghiệp… nay đâu?

Năm 2004, tôi được mời sang Bordeaux tham gia một dự án Nghệ thuật. Một ngày cuối tuần đi dạo ven dòng sông Ga-Rôn cùng giám đốc Trung tâm Nghệ thuật Dominik Lobera, tôi bắt gặp 17 cụm tượng thép...

35 năm chặng đường thăng trầm của Nhà xuất bản Mỹ thuật

  Đầu năm 2009 tôi về công tác ở Tạp chí Mỹ thuật (TCMT ), khi đó TCMT đã hơn 30 tuổi và Nhà xuất bản Mỹ thuật (NXBMT) hơn 20 tuổi. Ban đầu tôi nhận nhiệm vụ làm Phó Tổng Biên tập TCMT,...

BÁN TRANH

  Cô Minh, con gái họa sĩ Trần Lưu Hậu, từng đứng bán tranh ở gallery số 7 Hàng Khay năm xưa…trong một lần trò chuyện với tôi, cô bảo: “Không có tranh đẹp hay tranh xấu chú ạ, chỉ có...

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Giao Mùa 2023”

Theo thông lệ, chiều ngày 07/6/2023, tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật – 16 Ngô Quyền đã diễn ra Lễ Khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Giao Mùa 2023” của bốn Chi hội Hội họa tại Hà Nội. Đây là hoạt...

Họa sĩ Trần Tuấn đạt Giải Nhất cuộc thi Nghệ thuật Quốc tế ITSLIQUID lần thứ 12

Trần Tuấn là một họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam với nhiều tác phẩm được trưng bày rộng rãi trong nước và quốc tế. Lấy cảm hứng từ Tâm linh phương Đông, các tác phẩm trừu tượng của ông...

Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện “Cuộc thi và Triển lãm Mỹ...

Phát động cuộc thi vẽ tranh ‘Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa’

(Chinhphu.vn) – Được sự nhất trí của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh Việt Nam (Bộ VHTT&DL), Hội Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Trịnh Gia tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Di...

Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Ban Chấp hành khoá IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024)

Sáng ngày 30/05/2024, tại tầng 3 Nhà triển lãm Mỹ Thuật 16 Ngô Quyền, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Ban Chấp hành khoá IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024) kỳ thứ 7...

Có thể bạn quan tâm

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 297 & 298 tháng 9-10/2017

...

90 NĂM TRANH LỤA VIỆT NAM, MẤY CHÚ GIẢI VỀ LỊCH SỬ. KỲ II: CÁC THỜI KỲ VÀ CÁC HỌA SĨ

  Hội họa Việt Nam, có thể nói, là một trong những nền hội họa sử dụng nhiều loại chất liệu bậc nhất trên thế giới, hầu đủ các chất liệu từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, từ ngoại...

45 NĂM TẠP CHÍ MỸ THUẬT, LỊCH SỬ, CON NGƯỜI, THỜI GIAN VÀ KỶ NIỆM

  Năm 2017, nhân Tạp chí Mỹ thuật (TCMT) tròn 40 tuổi và 25 năm tôi làm báo ở Tạp chí, tôi đã viết bài “25 năm với Tạp chí Mỹ thuật”. Năm nay, Tạp chí 45 tuổi và tôi lại có thêm 5 năm làm...

Hiện thực và Siêu thực: Hai trạng thái của vòng lặp

  Trong nghệ thuật biểu hình, hiện thực và siêu thực là hai ngôn ngữ thể hiện rất rõ cách nhìn về đời sống và thế giới nội tâm của mỗi họa sĩ. Triển lãm Vòng lặp khai mạc vào ngày 30/5...

Tôi vẽ sen

  Ở thôn Tây Nhật Tân, nhà cạnh đầm sen Hồ Tây 14 năm nên cứ mỗi mùa sen tôi ra chụp hàng trăm tấm ảnh từ lúc sen thả lá non đến lúc lợp kín mặt ao, rồi những búp sen nhú lên, bừng nở...