Tôn vinh di sản văn hóa và sản phẩm thủ công truyền thống

(ĐCSVN) – Triển lãm “Không gian di sản văn hóa và sản phẩm thủ công truyền thống” tại Ninh Bình sẽ diễn ra từ ngày 13 – 19/11.
Triển lãm “Không gian di sản văn hóa và sản phẩm thủ công truyền thống” tại Ninh Bình diễn ra từ ngày 13-19/11. (Ảnh minh họa)
Chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, An Giang tổ chức triển lãm “Không gian di sản văn hóa và sản phẩm thủ công truyền thống” tại Ninh Bình từ ngày 13-19/11/2023.

Triển lãm nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các di tích, danh lam thắng cảnh của Việt Nam; khẳng định tiềm năng phát triển văn hóa du lịch, tạo động lực thu hút mạnh mẽ các nguồn lực phát triển du lịch, nâng cao vị thế hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Theo đó, triển lãm được bố cục với điểm nhấn là không gian triển lãm chung, giới thiệu các không gian di sản văn hóa Việt Nam và sản phẩm thủ công truyền thống thông qua hệ thống tư liệu, hiện vật và hơn 200 bức ảnh đẹp về di sản. Không gian trưng bày triển lãm theo chuyên đề với khu trưng bày các di sản được UNESCO vinh danh, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam; triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc trong di sản văn hóa Việt Nam”; cụm trưng bày “Tinh hoa nghề Việt”; khu trưng bày ảnh “Du lịch qua các làng nghề truyền thống Việt Nam”; tái hiện không gian một số làng nghề tiêu biểu, như: “Nghe lụa là gấm vóc kể chuyện” của hợp tác xã dệt đũi Nam Cao (Thái Bình), “Áo dài Phú Xuân – nghệ thuật thêu tay truyền thống Huế”, “Cổ phục Việt”, “Quạt giấy dó Việt Nam”, không gian văn hóa trà…

Triển lãm cũng mở ra các không gian sắc màu di sản văn hóa và danh thắng của 15 tỉnh, thành phố, tập trung giới thiệu các di sản văn hóa thiên nhiên tiêu biểu của từng địa phương, những điểm đến được du khách yêu thích…

Tại triển lãm, khách tham quan còn có cơ hội tìm hiểu, mua sắm các mặt hàng thủ công truyền thống, đồ gỗ, đá quý, hàng tiêu dùng, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP; sinh vật cảnh với các gian hàng của các làng nghề và doanh nghiệp trên cả nước…; trải nghiệm “Không gian văn hóa ẩm thực” với hơn 20 gian nhà tre giới thiệu ẩm thực truyền thống Bắc – Trung – Nam, ẩm thực sáng tạo từ thực vật, món ăn đường phố.

Xuyên suốt những ngày diễn ra triển lãm là các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật tôn vinh nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể, trình diễn di sản văn hóa vùng miền, chương trình giao lưu học sinh, sinh viên với chủ đề “Tuổi trẻ với di sản văn hóa Việt Nam”, chương trình nghệ thuật “Về miền di sản”…Đây là sự kiện văn hóa, du lịch có ý nghĩa quan trọng nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, tôn vinh các di sản, xúc tiến và quảng bá du lịch./.

Tin, ảnh: H.N
Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 

Tin cùng chuyên mục

Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(ĐCSVN) – Với cách thể hiện đặc sắc, độc đáo của dòng tranh cổ động, Ban Tổ chức mong muốn các họa sĩ đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ mang đến một góc nhìn mới mẻ, không...

Họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái và Lê Công Thành với “Nguồn cội” tại Đà Lạt

NDO – Lần đầu tiên, tác phẩm hội họa, điêu khắc của Lê Công Thành và Nguyễn Thị Kim Thái đến với công chúng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, qua triển lãm chủ đề “Nguồn cội”...

Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(Chinhphu.vn) – Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng...

Cuộc thi “UOB Painting of the year” lần 2 chính thức khởi động tại Việt Nam

Sau lần thứ nhất tổ chức thành công, cuộc thi nghệ thuật UOB (UOB Painting of the year) lần thứ 2 đã chính thức khởi động ngày 07/5/2024 tại Hà Nội, đây tiếp tục là cơ hội cho các nghệ sỹ Việt...

Triển lãm tương tác panorama chiến thắng Điện Biên Phủ: Món quà đặc biệt dành tặng giới mỹ thuật Việt Nam

NDO – Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, nán lại tới tận cuối buổi khai mạc triển lãm tương tác tranh panorama tại Báo Nhân Dân chiều 6/5. Ông xúc động nói: “Đây là...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA – MỸ THUẬT TẠI CHÙA PHƯỚC TƯỜNG, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  Chùa là một trong những loại công trình kiến trúc sớm nhất ở Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng và hình thành từ thuở vùng đất Sài Gòn mới được khai khẩn do nhu cầu...

Trăn trở về không gian trưng bày tác phẩm thuộc Bảo tàng mỹ thuật Huế

TTH.VN – Bảo tàng Mỹ thuật Huế với tuổi đời còn non trẻ nhưng với vị thế tên gọi và sự vươn lên không ngừng trong những năm qua đã góp phần phong phú, sống động đời sống mỹ thuật...

NGUYỄN GIA TRÍ – "TÔI LÀ NHÀ TIÊN TRI"

  Bố tôi – thi sĩ Lê Đại Thanh là bạn học ngồi cùng bàn với bác Nguyễn Gia Trí hồi còn học tiểu học và trung học thời Pháp thuộc. Bố tôi kể: “Ngay hồi đó, tới giờ vẽ bố chỉ vẽ...

Mỹ thuật đương đại – dòng chảy vẫn còn nhiều khúc vướng mắc và gián đoạn với người tiếp cận

Mỹ thuật đương đại hay nói rộng hơn là nghệ thuật đương đại ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với đa số các nước ở phương Tây. Tuy nhiên, với xu thế toàn cầu, hội nhập và phát triển như...

Bài 4: Tăng ‘giáo dục trải nghiệm’ tại các bảo tàng, di tích

(Chinhphu.vn) – Gần đây, các bảo tàng đã chú trọng thay đổi về nội dung, không ngừng đa dạng hóa, đổi mới nhiều lĩnh vực hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và đem đến những trải nghiệm...