Triển lãm những họa sĩ đương đại hàng đầu

 

Cách đây mấy năm, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm có tổ chức một triển lãm những gương mặt xuất sắc của hội họa châu Á. Tôi không được xem triển lãm đó, cũng không được đọc bài viết nào của các nhà nghiên cứu về triển lãm, nên không có ý kiến gì. Cùng với các triển lãm đồ họa các nước ASEAN mấy năm trước, Triển lãm những gương mặt tiêu biểu của hội họa châu Á là một trong những cố gắng rất lớn của Cục và Bộ Văn hóa, vì tổ chức một triển lãm với nội dung như vậy rất phức tạp nếu muốn hoàn hảo.
Mới đây nhất, vào trung tuần tháng 7 vừa qua, Triển lãm tranh của 19 họa sĩ đương đại hàng đầu bán được nhiều tranh nhất đã được bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Các họa sĩ ba miền Bắc Trung Nam được Cục Mỹ thuật chọn mặt gửi vàng đã tự chọn tranh mang đến triển lãm. Nhìn tiêu đề triển lãm khiến người đến xem ai cũng phập phồng hy vọng sẽ được no con mắt với những tác phẩm tiên phong. Vì đây là cuộc trưng bày tranh của những họa sĩ bán được nhiều tranh nhất.
Đây cũng là lần đầu tiên Nhà nước dùng tiền ngân sách để tổ chức một triển lãm chuyên đề cho những cá nhân họa sĩ bán được nhiều tranh. Trước đây chỉ có những tranh đề tài như chiến tranh cách mạng, biển đảo, biên giới, hoặc nhằm mục đích giao lưu quốc tế… vì lợi ích của đất nước hoặc vì những mục tiêu cần phải tuyên truyền mạnh mới được bảo trợ để triển lãm. Đó cũng là sự cởi mở rất đáng mừng cho giới mỹ thuật.

TRẦN LƯU HẬU – Sapa. 2009. Acrylic. 110x130cm

 

HỒ HỮU THỦ – Thiếu nữ. 2003. Sơn mài. 80x60cm

 

PHẠM LUẬN – Trưa hè. 2020. Sơn dầu. 150x150cm

 

THÀNH CHƯƠNG – Mơ. 2019. Sơn mài. 120x100cm

Người đến xem triển lãm đông và cũng có nhiều ý kiến trái chiều, như chưa đáp ứng được mong mỏi của người xem dù triển lãm cũng có nhiều tranh lớn, nhưng chất lượng chưa thật tốt. Nhiều tranh trung bình, có nhiều bức kém, cũ kỹ, sơ sài, hời hợt, chiếu lệ. Trên mạng xã hội, nhiều người khen chê, nhưng chê nhiều hơn khen. Có người thanh minh rằng triển lãm chưa chất lượng vì tranh tốt họa sĩ bán cả rồi, chỉ còn lại những tranh chưa bán được…Nếu đúng như vậy, họa sĩ cũng rất đáng trách. Nếu tranh chưa đủ chất lượng thì nên từ chối tham dự. Tranh kém, tranh cũ đưa ra trưng bày tại một triển lãm vinh danh như thế vô tình họa sĩ coi thường người xem và rẻ rúng chính bản thân mình bởi những tranh dở.
Các họa sĩ ở TP.Hồ Chí Minh gửi tranh tốt hơn, nhưng có tranh như của tác giả Nguyễn Trung thì quá chán, ông được mời vì cái tên còn cái thực thì cùn mòn mờ nhạt…
Trên một trang FB về cuộc triển lãm, nhà phê bình nghệ thuật Nguyễn Quân nhận xét, 70% tranh dở, chỉ được vài tranh tốt. Tôi nghĩ đó là một nhận xét trung thực và tinh tường.
Cũng nói thêm là giám tuyển tranh cũng chưa chặt chẽ. Chắc là để tác giả tự chọn. Mà họa sĩ ta thì mọi người đều biết, có người kỹ tính nhưng cũng nhiều người cẩu thả, họ có thể mang bất kỳ tranh nào họ ký tên (?) Cũng có thể họ cũng chẳng cần đẹp ở chỗ này!

HỨA THANH BÌNH – Bướm và hoa. 2018 Sơn dầu. 150x110cm

 

NGUYỄN THANH BÌNH – Những ni cô. Sơn dầu

Có một họa sĩ đặt câu hỏi: Đây là những họa sĩ hàng đầu, vậy tiêu chí hàng đầu là nghệ thuật hay tiêu chí bán tranh, hay tiêu chí tuổi tác? Khó tìm câu trả lời quá. Họa sĩ chỉ vẽ tranh chợ để bán, có khi còn nhiều hơn họa sĩ chính ngạch – thì liệu có nằm trong số được lựa chọn này không. Nếu bán được nhiều nhất thì họ đã đóng bao nhiêu thuế ? Có chứng minh được không ? Còn không chỉ là sự thều thào vô nghĩa và cánh hẩu chơi với nhau. Và đây không phải là những ý kiến không có lý.
Người đặt vấn đề như thế cũng cho biết, có khá nhiều họa sĩ trong triển lãm này nhiều năm nay có bán được gì đâu.
Tiêu chí không rõ ràng lắm, nhiều cảm tính hơn lý tính cho một triển lãm vinh danh như thế này, là chuyện không nên có.
Nói chung đây là triển lãm không thắng lợi như mong muốn của đơn vị tổ chức trưng bày. Không thật sự xứng đáng với đồng tiền bát gạo đã bỏ ra.

Hà Nội, 3/9/2020
Đông Ngàn

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người đặt nền móng cho đề cương văn hóa mới

(Chinhphu.vn) – Văn hóa là căn cốt của một dân tộc văn hiến, văn minh, là sức mạnh mềm tạo nên tầm vóc mỗi dân tộc. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều trí tuệ, tâm huyết và kỳ...

Thương tiếc tiễn biệt nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng ta, nhân dân ta!

Hà Nội sau mấy ngày mưa, bầu trời trong xanh đến kỳ lạ. Hai ngày nay, khu vực vườn hoa Yersin, các phố: Lò Đúc, Nguyễn Công Trứ, Lê Quý Đôn… chung quanh Nhà Tang lễ quốc gia đã trải qua một đêm...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn, hết lòng vì sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam

Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Truyền thống Ngành Văn hóa (28/8/1945- 28/8/2023), toàn Ngành VHTTDL đã đón nhận một...

Triển lãm “Celebrating The Curator Shireen Narizee”

Triển lãm “Celebrating The Curator Shireen Narizee” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 23 tháng 7 năm 2024 đến ngày 29 tháng 7 năm 2024. Shireen Naziree là một giám tuyển độc lập và...

Phiên đấu giá “Nghệ thuật Việt Nam Thế kỷ 20”: Từ Đông Dương đến Đương đại

Nửa đầu năm 2024 các sáng tác của danh họa Việt Nam thế kỷ 20 ở khắp các sự kiện đấu giá trong và ngoài nước đã để lại nhiều dấu ấn tích cực. Trên đà này, LE AUCTION HOUSE tổ chức phiên...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Triển lãm đầu tiên do Trung tâm UNESCO Bảo tồn Di sản Mỹ thuật Văn hóa Việt Nam bảo trợ

(SGGPO) Triển lãm tranh của tiến sĩ, họa sĩ Đỗ Chung với chủ đề Người đàn bà trên sông Ngân diễn ra từ nay đến ngày 10-10, tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM. Đây là triển lãm đầu tiên do Trung tâm...

MỘT ĐÓNG GÓP TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ MỸ THUẬT SÂN KHẤU

  Nhân đọc “Mỹ thuật Sân khấu Việt Nam” của PGS. TS. Họa sĩ Đoàn Thị Tình, Nhà xuất bản Mỹ thuật Hà Nội, 2020. Nghệ thuật sân khấu, ngay từ khi mới ra đời, đã có sự tham gia của mỹ...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 9-10 năm 2020

    Mãi đến gần đây, thông qua các cuộc đấu giá nghệ thuật ở nước ngoài, chúng ta dường như mới được biết đến một số bức tranh sơn mài của Trần Hà. Và cũng mới được biết,...

Nét đẹp dân gian trong triển lãm tranh “Biến Tượng”

Trong hội họa Việt Nam đương đại, nhiều họa sĩ sử dụng trực tiếp hình ảnh của những sản phẩm nghệ thuật dân gian để xây dựng tác phẩm. Một điều khác ở nghệ thuật của Vũ Hiệp, tranh...

“Vầng trăng cổ tích” qua nét vẽ của thiếu nhi

TTH.VN – Hơn 30 học sinh tiểu học trên địa bàn TP. Huế vừa được tham gia cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Vầng trăng cổ tích” nhân dịp Tết Trung thu do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp...