Giúp đỡ, xoa dịu thương đau bằng nghệ thuật

NDO –  Với mong muốn chia sẻ, đồng hành, hỗ trợ và xoa dịu nỗi đau tinh thần cho những nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của vụ cháy chung cư mini xảy ra đêm 12/9/2023 tại Khương Hạ, Thanh Xuân (Hà Nội), một nhóm các nghệ sĩ Thủ đô đã kêu gọi các nghệ sĩ sáng tác và tặng tác phẩm tranh, điêu khắc để bán, đấu giá gây quỹ thực hiện dự án “Nghệ thuật xoa dịu thương đau 5649”.

Các nghệ sĩ chia sẻ về dự án “Nghệ thuật xoa dịu thương đau 5649”.

Nhóm nghệ sĩ kêu gọi thực hiện dự án nêu trên bao gồm: Họa sĩ Trần Nhật Thăng, họa sĩ Trương Thúy Anh (Mulala), nhạc sĩ Lê Tuấn Đức, ca sĩ Thái Thùy Linh, Nghệ sĩ Ưu tú Xuân Bắc… Nhóm sẽ thực hiện buổi đấu giá các tác phẩm tại 55 Mã Mây, Hà Nội và livestream trực tiếp vào 20 giờ ngày 30/10 – đúng thất tuần 49 ngày sau vụ hỏa hoạn để tưởng nhớ 56 người thiệt mạng.

Ngay sau khi lời kêu gọi sáng tác được phát   động, Dự án 5649 đã nhận được sự hưởng ứng, quyên tặng tác phẩm của hàng chục nghệ sĩ từ mọi miền đất nước, trong đó, có nhiều gương mặt nổi bật như: Họa sĩ Nguyễn Đoan Ninh, họa sĩ Nguyễn Minh Hiếu, họa sĩ Trần Nhật Thăng, nghệ sĩ điêu khắc Hùng Kiến… Trong đó, có những nghệ sĩ đóng góp tới vài tác phẩm.

Đặc biệt, dự án còn có sự tham gia sáng tác của cả các nghệ sĩ nước ngoài như: Barry Benter; Daniel Kerkhoff.

Tác phẩm “Bay trên bầu trời” của tác giả Lưu Chương Dương với chất liệu Acrylic trên toan.

Đảm nhận vai trò dẫn dắt trong buổi đấu giá các tác phẩm, Nghệ sĩ Ưu tú Xuân Bắc cho biết, lâu nay việc tổ chức các triển lãm tranh, bán và đấu giá tác phẩm nghệ thuật để gây quỹ từ thiện không hiếm. Nhưng sự khác biệt của Dự án 5649 là toàn bộ tác phẩm đều được các nghệ sĩ sáng tác mới, sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra. Các tác phẩm không kể lại vụ hỏa hoạn mà được sáng tác từ chính xúc cảm mãnh liệt của các nghệ sĩ khi tiếp cận thông tin về thảm họa thương tâm này.

Ca sĩ Thái Thùy Linh cho hay, ý tưởng về dự án đã xuất hiện ngay sau khi vụ cháy xảy ra, nhưng tới thời điểm này mới thực hiện triển lãm và bán, đấu giá bởi dự án mong muốn các nghệ sĩ có thể dành thời gian và tâm sức nhất định để sáng tác, thể hiện tác phẩm từ xúc cảm chân thật của mình, có thể xuất phát từ cảm giác bi thương đau đớn, cũng có thể từ cái nhìn tươi sáng, hy vọng vào sự tái sinh…

Chúng tôi biết dù có bao nhiêu tiền bạc cũng không thể bù đắp được những mất mát lớn lao đã xảy ra với họ. Nhưng với lương tri và tâm hồn của người nghệ sĩ, chúng tôi mong muốn sẽ dành số tiền từ dự án cho các hoạt động đồng hành xoa dịu nỗi đau tinh thần cho những người ở lại. (Họa sĩ Trương Thúy Anh)

Đến nay, có khoảng gần 40 bức tranh và gần 10 tác phẩm điêu khắc đã được các nghệ sĩ sáng tác, quyên tặng dự án. Để gây quỹ, một số tác phẩm được bán với giá định sẵn, một số tác phẩm sẽ được đấu giá. Các nhà hảo tâm và công chúng yêu nghệ thuật có thể xem thông tin về các tác phẩm tại đây.

Toàn bộ số tiền thu được qua các hoạt động bán, đấu giá tác phẩm, ủng hộ tiền mặt… sẽ công khai, minh bạch và ai cũng có thể theo dõi, giám sát qua tài khoản thiện nguyện có 4 chữ số: 5649, Ngân hàng Quân đội.

Đặc biệt, thay vì trao tiền trực tiếp, dự án thiện nguyện của các nghệ sĩ hướng tới hỗ trợ các nạn nhân bằng con đường riêng.

Tác phẩm “Trừu tượng” của họa sĩ Trần Nhật Thăng là một trong những tác phẩm sẽ được đấu giá.

Họa sĩ Trương Thúy Anh chia sẻ, những ngày qua, rất nhiều tấm lòng của các tổ chức, cá nhân… trong và ngoài nước đã dồn về giúp đỡ các nạn nhân của vụ thảm họa 37 Khương Hạ.

“Chúng tôi biết dù có bao nhiêu tiền bạc cũng không thể bù đắp được những mất mát lớn lao đã xảy ra với họ. Nhưng với lương tri và tâm hồn của người nghệ sĩ, chúng tôi mong muốn sẽ dành số tiền từ dự án cho các hoạt động đồng hành xoa dịu nỗi đau tinh thần cho những người ở lại”, họa sĩ Trương Thúy Anh nhấn mạnh.

Đến nay, có khoảng gần 40 bức tranh và gần 10 tác phẩm điêu khắc đã được các nghệ sĩ sáng tác, quyên tặng dự án.

Theo đó, quỹ từ dự án sẽ được dùng để chi trả cho nhu cầu học nghệ thuật của các nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới vụ cháy. Đó có thể là khóa học nhạc, học vẽ, học nặn tượng, học viết thư pháp hay hợp xướng cộng đồng… Không chỉ chi trả học phí, dự án cũng hướng tới hỗ trợ toàn bộ học cụ và giáo trình liên quan, sao cho việc học là hoàn toàn miễn phí đối với người có nhu cầu.

Ca sĩ Thái Thùy Linh cho biết, dự án dự kiến sẽ kéo dài trong một năm. Bên cạnh nghệ thuật, quỹ dự án cũng được dùng để chi trả cho các khóa học để điều trị tâm lý, giúp từng bước chữa lành những tổn thương tinh thần cho các nạn nhân và thân nhân của họ. Nữ ca sĩ thông tin thêm, cùng với sự đồng hành của các họa sĩ sáng tác, tặng tác phẩm để gây quỹ, dự án cũng đã nhận được một số đề nghị của cá nhân, đơn vị muốn tài trợ khóa học về nghệ thuật, tâm lý.

Tin cùng chuyên mục

Hiện thực hóa tầm nhìn Thành phố sáng tạo Hà Nội

(Chinhphu.vn) – Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và các địa điểm khác đã chính thức khép lại. Thành công lớn của lễ hội đã khơi nguồn và lan tỏa tinh thần...

Sắc màu nữ tính và tâm tình

Triển lãm nhóm của 3 nữ họa sĩ: Ly Trần, Vương Linh, Hương Giang Hoàng diễn ra từ nay đến ngày 3-12, tại Nguyen’s Art Garden ( 37 đường 103, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức). Điểm chung trong...

Khai mạc triển lãm tranh sơn mài “Song Tấu Lạ” của 2 hoạ sĩ Trần Đình Khương và Đoàn Thuý Hạnh

  Ngày 24 tháng 11, triển lãm tranh sơn mài “Song Tấu Lạ” của Trần Đình Khương và Đoàn Thuý Hạnh do Bến Thành Art Gallery tổ chức, đã chính thức được khai mạc tại An Gallery, 159 Đồng Khởi,...

Gìn giữ để “màu dân tộc” luôn sáng bừng trên giấy điệp

Không chỉ còn trong các tư liệu, hình ảnh, những người yêu tranh Đông Hồ giờ đã có thể hòa mình vào không khí nhộn nhịp của phiên chợ tranh xưa tại khu vực trưng bày tái hiện không gian Chợ...

“Thắm” – Sự chín muồi về nghệ thuật ứng dụng và bản sắc của Trúc chỉ

TTH.VN – “Thắm” là triển lãm nghệ thuật Trúc chỉ do Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức từ ngày 19/11 đến 3/12 tại Trung tâm...

Có thể bạn quan tâm

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 3-4 năm 2020

  Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) Tác phẩm: Bố cục Năm sáng tác: Khoảng 1960-1970 Chất liệu: Mực nho, màu nước, phấn màu Thuộc Bộ sưu tập Nghệ thuật Quang Phúc, Hà Nội   Nguyễn Gia Trí bắt...

Bộ sưu tập tranh – Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 7-8 năm 2019

             ...

Di sản văn hóa nào sẽ là biểu tượng Thanh Hóa

  Thanh Hóa là miền đất rộng, người đông, có bề dày lịch sử cách mạng lâu đời trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đất xứ Thanh linh thiêng đã sinh ra nhiều...

BIỂU TƯỢNG CHUỘT TRONG CÁC NỀN VĂN HÓA

  Tái sinh Trong 12 con giáp, Tý (chuột) là linh vật đứng đầu, khởi tạo một chu kỳ thời gian mới. Ý nghĩa đó gần giống với biểu tượng cho sự tái sinh của chuột ở một số nền văn hóa...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC VI – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 23 NĂM 2018

    Từ ngày 05/08 đến ngày 12/08/2018, tại Bảo tàng Mỹ thuật Tp.HCM, 97A Phó Đức Chính đã diễn ra triển lãm Mỹ thuật khu vực VI – Tp.HCM lần thứ 23 năm 2018. Triển lãm trưng bày 125 tác...