TIỂU THỦ CÔNG NGHỆ MỸ NGHỆ XƯA Ở NAM KỲ

 

Ngoài một vài kỹ nghệ truyền thống khá quan trọng như kỹ nghệ đồi mồi ở Hà Tiên, kỹ nghệ kim hoàn ở Sa Đéc, có thể nói rằng ở Nam Kỳ xưa chưa có ngành kỹ nghệ mỹ nghệ bản xứ.
Đầu thế kỷ XX, chính quyền Pháp đã cố gắng mở ra ở xứ này, một xứ chưa có gì là “mỹ nghệ”, các trung tâm nghệ thuật khai sinh ra kỹ nghệ mỹ nghệ. Đó là thành lập liên tiếp, ở các tỉnh miền Đông của Nam Kỳ và ở cửa ngõ Sài Gòn, các Trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Một (1901), Biên Hòa (1903), Gia Định (1913).
Dưới sự hướng dẫn của các nghệ sĩ xuất sắc, các thợ mỹ nghệ Nam Kỳ đã qua thử thách tăng lên, một số họ đã trở thành các nghệ nhân thành danh và được đánh giá cao ngay cả ở “mẫu quốc” (Pháp). Các trường hợp này có sự tiến triển đi lên liên tục, được thừa nhận do sự thành công đáng chú ý ở các hội chợ thuộc địa.
Tất cả khách tham quan triển lãm ở các hội chợ đều thán phục cách cấu tạo hoàn hảo, sự hoàn thiện các kiệt tác của các trường mỹ nghệ ở Nam Kỳ. Thêm vào đó là những người sành điệu đã đánh giá cao chất lượng của các kiểu, với cảm hứng của các nghệ nhân; từ đó các đề tài và các dáng của nghệ thuật cổ điển vùng Viễn Đông được làm thuần thục với kỹ thuật và sở thích hiện đại.

Jean Felix Krautheimer (1874 – 1943) – Thống đốc Nam Kỳ giai đoạn 1929 – 1934

 

Một trang quảng cáo (khoảng 1930) Nội dung trang quảng cáo này: MỸ NGHỆ NAM KỲ Hãy đến thăm TRƯỜNG MỸ NGHỆ GIA ĐỊNH Tranh vẽ – Chạm khắc – Thạch bản TRƯỜNG MỸ NGHỆ THỦ DẦU MỘT Bàn tủ mỹ thuật – Sơn mài – Đồ gỗ TRƯỜNG MỸ NGHỆ BIÊN HÒA Đồ gốm – Đồ đồng Và thăm cửa hàng trưng bày thường trực tại “Nhà Chùa” 193 đường Catinat, Sài Gòn

Thành công này quyết định việc tổ chức ở Nam Kỳ các hội tiểu thủ công nghiệp theo kiểu mẫu hợp tác xã đang ăn nên làm ra. Vì thế các hợp tác xã (HTX) mỹ nghệ đã được thành lập từ năm 1933 bên cạnh mỗi trường mỹ nghệ.
Các HTX Mỹ nghệ Gia Định, Biên Hòa và Thủ Dầu Một mở ra cho các cựu học sinh các trường mỹ nghệ sau khi đã hoàn thành công việc thử thách. Ban đầu HTX chỉ được trợ cấp một lần bởi chính quyền và được hưởng quyền tự quản rộng rãi nhất và quản trị lẫn nhau. Một ủy ban được bầu ra bởi các xã viên để quản lý quỹ bán buôn, mua nguyên vật liệu, nhận hợp đồng, phân hợp đồng cho các xã viên. Phương pháp nghệ thuật và phương pháp chế tác được đặt dưới sự kiểm tra thường xuyên của hiệu trưởng Trường Mỹ nghệ, chủ tịch đương nhiên của HTX. Các sản phẩm phải mang dấu ấn của HTX, có một nhãn hiệu (logo) hàng hóa in lên sản phẩm để bảo đảm chất lượng và nguồn gốc của các sản phẩm đó.
Ngày 22.7.1933, điều lệ HTX mỹ nghệ chung cho ba trường mỹ nghệ ở Nam Kỳ được Thống đốc Nam Kỳ J. Krautheimer duyệt y, mang số 1771. Căn cứ vào điều lệ này, mỗi HTX đặt ra điều lệ riêng cho mình.
Hợp tác xã Mỹ nghệ Gia Định
Điều lệ HTX Mỹ nghệ Gia Định mang số 1772 được Thống đốc Nam Kỳ duyệt y ngày 22/7/1933 và chính thức đi vào hoạt động ngay sau đó (tháng 7). HTX mỹ nghệ này mang tên HTX trang trí, chạm trổ và in li-tô Gia Định. Dấu thương hiệu của HTX là một chữ Hán, một kiểu viết chữ Hán của chữ Gia Định, dấu có hình bầu dục và được in (đóng) lên các sản phẩm của HTX. Một điều đáng lưu ý chữ Gia Định có nhiều cách viết theo chữ Hán, chỉ kiểu chữ Hán do HTX Gia Định qui định mới là dấu của HTX này (xem minh họa).

Giáo viên và học sinh Trường Vẽ Gia Định (1924)

 

Học sinh Trường Vẽ Gia Định trước cổng trường (1923)

 

Lớp học Trường Vẽ Gia Định

Các xã viên HTX Gia Định thực hiện hầu như tất cả các công việc về nghệ thuật tạo hình như tranh vẽ, chạm khắc đồng và in li-tô, minh họa sách khoa học và văn chương, họa tiết đường viền và đế đèn, danh thiếp, áp-phích. Họ nhận thực hiện theo hợp đồng trang trí tường các ngôi nhà, trang trí vải trang trí trong nhà và hàng dệt đủ loại như mô-típ các bức thảm treo tường và đăng-ten, màn, chao đèn, váy phương Tây, váy Việt Nam và Trung Quốc, băng chéo (đai), cà-vạt, khăn tay, quạt…
Các tác phẩm nổi bật của HTX: tranh trang trí, tranh lụa, tranh sơn dầu, tranh ảnh khắc bằng a-xít, đồ in thạch bản thể hiện các kiểu mẫu, phong cảnh, cảnh vật, nhân vật địa phương cùng các loại ấn phẩm như bích chương, danh thiếp… được bày bán rất nhiều ở phòng trưng bày của nhà trường và có thể thực hiện theo hợp đồng.
Các sản phẩm của HTX Mỹ nghệ Gia Định đã tham dự nhiều cuộc triển lãm trong và ngoài nước và ký được nhiều hợp đồng đáng kể ở Pháp. Cụ thể năm 1935, HTX nhận một hợp đồng quan trọng về tài liệu cũng như về mỹ thuật: Bản chuyên khảo bằng hình vẽ về Đông Dương. Tác phẩm này gồm 17 album, mỗi album 40 trang tranh vẽ phong cảnh, nhân vật, công trình, đời sống sinh hoạt của các vùng miền xứ Đông Dương (Việt, Miên, Lào), in thành 500 bản.
Hợp tác xã Mỹ nghệ Thủ Dầu Một
Điều lệ HTX Mỹ nghệ Thủ Dầu Một mang số 1773 được Thống đốc Nam Kỳ duyệt y ngày 22/7/1933 và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/10/1933. HTX mỹ nghệ này mang tên HTX đồ mộc và sơn mài Thủ Dầu Một. Dấu thương hiệu của HTX gồm ba chữ Nho, một kiểu viết chữ Hán của ba chữ Thủ Dầu Một. Dấu có hình vuông (xem minh họa).
HTX đồ mộc và sơn mài Thủ Dầu Một chú tâm vào kỹ thuật đồ gỗ. HTX sử dụng các cây to cứng và các loại cây gỗ quí có dư thừa trong các rừng của miền Đông Nam Bộ và Campuchia như gỗ tím hay cẩm lai, gỗ trắc, gỗ hồng, gỗ gõ, gỗ lúp…
HTX thực hiện tất cả các đồ dùng về thưng đấu (đấu, hộc, gịa), các loại thùng khác nhau, hộp đựng thuốc lá, thuốc xì gà, hộp đựng khăn tay, găng tay, bàn cờ, quân cờ, dao rọc giấy, vật chặn sách (giấy), đồ bày biện trong văn phòng, khay, mâm, đĩa để ly, đĩa để bình lọ… Xã viên thực hiện tất cả đồ trang trí nội thất và các bộ đồ gỗ theo kiểu và công dụng thông thường theo sở thích của người Việt Nam, người Trung Quốc, giường, bàn thờ, đĩa đựng đồ cứng, sa-lông, bàn giấy, phòng ăn, phòng ngủ…

Logo của HTX Gia Định

 

Logo của HTX Biên Hòa

HTX Mỹ nghệ Thủ Dầu Một thực hiện tất cả các công việc về điêu khắc gỗ, đồ gỗ dát, đồ khảm, đồ sơn mài. HTX rất nổi tiếng và được khách hàng ưa chuộng đồ sơn mài màu.
HTX Mỹ nghệ Thủ Dầu Một đã tham dự nhiều cuộc triển lãm trong và ngoài nước. Bộ sa-lông Louis của HTX nổi tiếng châu Âu được tặng huy chương vàng trong một cuộc trưng bày ở Pháp.
Hợp tác xã Mỹ nghệ Biên Hòa
Điều lệ HTX Mỹ nghệ Biên Hòa mang số 1774 được Thống đốc Nam Kỳ duyệt y ngày 22/7/1933 và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/10/1933. HTX Mỹ nghệ mang tên HTX mỹ nghệ đồ gốm và đồng Biên Hòa. Dấu thương hiệu của HTX là một chữ Hán, một kiểu viết chữ Hán của chữ Biên Hòa. Dấu có hình bầu dục (xem minh họa).
Như tên gọi, HTX mỹ nghệ Biên Hòa gồm hai chuyên ngành khác nhau: gốm và đúc đồng, thực tế còn sản xuất các sản phẩm đá nhân tạo (giả đá), đó là hỗn hợp của bột đá, xi-măng và bột màu.
HTX Biên Hòa cố gắng dùng nghệ thuật Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia để làm lại các tác phẩm cổ điển, có rất nhiều loại mẫu, luôn luôn được đổi mới. Ví dụ trong sản phẩm của HTX Biên Hòa người ta có thể tìm thấy các loại bình, chén, ly, tộ, bình có chân, chén, bát, tô đủ mọi kích thước và hình dáng, các loại bình uống trà, các loại tượng nhỏ (các vị thần, Đức Mẹ, Thiên Chúa, Phật, các con vật thân thuộc hay quen thuộc), các loại lư hương, đồ chặn giấy, các loại đèn xách tay, đèn vách, các loại dấu (ấn, triện), gạt tàn thuốc, chậu hoa. Các sản phẩm bằng đồng có thể chuyển qua chất liệu gốm.

Dệt chiếu. Tranh khắc kẽm tô màu của học sinh Trường Vẽ Gia Định đầu thế kỷ XX

 

Lăng miếu. Tranh khắc kẽm tô màu của học sinh Trường Vẽ Gia Định đầu thế kỷ XX
Phơi lưới. Tranh khắc kẽm tô màu của học sinh Trường Vẽ Gia Định đầu thế kỷ XX

 

Trên đồng ruộng. Tranh khắc kẽm tô màu của học sinh Trường Vẽ Gia Định đầu thế kỷ XX

 

 Trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Một
Logo của HTX Thủ Dầu Một

 

Phòng ngủ (Thủ Dầu Một)

 

Tủ lớn chạm 3 mặt (Thủ Dầu Một)

 

Bên ngoài phòng trưng bày Trường Biên Hòa

Cũng như HTX Gia Định và Thủ Dầu Một, HTX Mỹ nghệ Biên Hòa đã tham dự nhiều cuộc triển lãm trong và ngoài nước, ký được nhiều hợp đồng sản xuất tạo công ăn việc làm cho các xã viên. Các sản phẩm từ các hợp đồng trong nước đến nay vẫn còn là: Tượng Phật Thích Ca tại chùa Xá Lợi (đá nhân tạo), tượng Phan Thanh Giản ở Vĩnh Long (đồng), trụ rồng ở Nhà văn hóa thiếu nhi tỉnh Đồng Nai (gốm), phù điêu chợ Bến Thành (gốm)…
Dấu in lên sản phẩm của HTX Biên Hòa là dấu chìm. Về gốm, khi tạo hình (xoay, in) sản phẩm xong, người thợ dùng dấu đóng lên đáy sản phẩm; về đúc đồng, người thợ đóng dấu lên sản phẩm sáp (một giai đoạn của đúc đồng) phía sau sản phẩm hay trên cái “bát” gắn sản phẩm với cái đế bằng gỗ để sản phẩm; về đá nhân tạo, người thợ đóng dấu lên sản phẩm bằng đất, đổ khuôn sản phẩm, dùng khuôn đổ đá nhân tạo.
Các nhà sưu tập “tài tử” có thể sắp xếp thời gian nhàn rỗi để đi thăm các “cửa hàng trưng bày” được đặt trong các Trường Mỹ nghệ Gia Định, Biên Hòa và Thủ Dầu Một. Đường đi một vòng Gia Định – Biên Hòa – Thủ Dầu Một chỉ cần vài giờ ô tô (khoảng 80 km đường tốt). Đây là một con đường đầy thú vị, các vùng đi qua đẹp như tranh giống như bất kỳ nơi nào của xứ Nam Kỳ (làng mạc tấp nập, phong cảnh thay đổi theo sự canh tác khác nhau, vườn cây ăn trái, các khóm cây, rừng nhỏ…) Sản phẩm trưng bày ở Gia Định, Biên Hòa và Thủ Dầu Một có thể nhận tại chỗ và mang đi ngay lập tức, các mẫu không có ở cửa hàng hoặc các mẫu do khách hàng mang đến có thể được thực hiện theo hợp đồng và tiền đặt cọc khoảng 10%.

 Trường Mỹ nghệ bản xứ – Thợ mộc và thợ khắc

 

Người thợ đang chấm men sản phẩm gốm Biên Hòa

 

Bên trong phòng trưng bày Trường Biên Hòa

 

Trụ rồng, gốm Biên Hòa

Những du khách không có điều kiện, thời gian đi đến Gia Định, Biên Hòa và Thủ Dầu Một để tham quan có thể đến xem nơi “trưng bày thường xuyên” ở ngay trung tâm Sài Gòn, tại lầu 1 tòa nhà “La Pagode” số 191 và 193 đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi). Du khách có thể thấy ở đó, trong khung cảnh thích hợp, tất cả các sản phẩm của ba HTX mỹ nghệ tiểu thủ công nghiệp, cùng giá bán như trong các phòng trưng bày (cửa hàng) của các Trường Mỹ nghệ.
Du khách viếng thăm Bảo tàng Blanchard de la Brosse (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Tp. HCM), dạo chơi Bách thảo Sài Gòn hay các đường phố ở Chợ Lớn, cũng nên đặt kế hoạch tham quan các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp do ba trường mỹ nghệ sản xuất.
Đến các cửa hàng mỹ nghệ, du khách sẽ bị mê hoặc, quyến rũ bởi vẻ đẹp, tính cách đặc sắc, chất lượng và giá cả của các sản phẩm trưng bày, chọn lựa và mua mang đi, không những là kỷ niệm mà còn là các món quà cho bạn bè ở Pháp hay Đông Dương.

Nguyễn Văn Thông – Nguyễn Minh Anh 
Nguồn ảnh: Facebook Nguyễn Trung Tín, trang web Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại, gia đình ông bà Balick (Pháp) cung cấp.

 

 

Tin cùng chuyên mục

LỘC – DUYÊN – ĐẤT – TRỜI.

Thuần khiết tinh giản, tinh giản đồng nhất, hồn hậu tự nhiên dưỡng như không có gì là gì gắng gượng… là cảm giác mênh mông vô định… khi một mình trầm ngâm – tha thẩn trong phòng tranh...

Hồ Hữu Thủ: Trọn một đời với nghệ thuật

Ở phương xa khi hay tin hoạ sĩ Hồ Hữu Thủ đã ra đi, lòng tôi trĩu nặng nỗi thương tiếc. Ông không chỉ là một hoạ sĩ tài ba mà còn là nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ. Tôi xin gửi lời chia...

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Họa sĩ Đỗ Đức: Triển lãm và bán đấu giá tranh góp tiền xây trường cho trẻ em vùng cao

NDO – 50 năm lăn lộn với các tỉnh miền núi phía bắc trong vô vàn các chuyến công tác đã để lại trong họa sĩ Đỗ Đức những ký ức và cảm hứng để đến khi về hưu, ông đã dành toàn bộ...

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu – Những vệt màu cảm xúc!

Triển lãm tranh sơn mài Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đang diễn ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 15/9, bày khoảng 65 tranh sơn mài, đa số khổ lớn. Trên địa...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Chiêm ngưỡng nghệ thuật Hàn Quốc đầy phóng khoáng và tự do

(ĐCSVN) – Triển lãm “Hàn Quốc, phóng khoáng và tự do” là cơ hội để công chúng yêu nghệ thuật Việt Nam tìm hiểu và thưởng lãm những tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ Hàn Quốc, qua đó...

ÔNG PHÁI ƠI ! LÃO SAY BAY MẤT RỒI

  Nhà thơ Trần Lê Văn, ông làm thơ và viết sách công tác ở Viện Hán Nôm. Ông có nhiều công đóng góp cho nền văn học Việt Nam, là bạn thân với nhà thơ Quang Dũng. Hai người thân nhau như hình...

Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật Quốc tế lần thứ 31 – Seoul 2024

Trong khuôn khổ hợp tác giao lưu văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc, Hàn Quốc – Quốc tế. Chiều ngày 23/8/2024 tại 02 địa điểm: Trung tâm Triển lãm và Gallery Nghệ thuật Nodeulseom Gallery Seoul city Yong...

Chiêm ngưỡng ‘Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ’ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám

(Chinhphu.vn) – Chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), ngày 31/7, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu-Quốc...

CẢNH SẮC MÙA XUÂN TRÊN GỐM CỔ

  Mùa xuân – mùa của cây lá đâm chồi nảy lộc khoe sắc với thiên nhiên, mùa của chim muôn ríu rít chuyền cành, mùa của sự an lành thanh khiết, mùa của đất trời nắng ráo, trong xanh. Xuân...