HANOI MINIPRINT 2021 – KÍCH THƯỚC NHỎ, NGUỒN CẢM HỨNG LỚN

 

Miniprint – tranh in kích thước nhỏ là một trong những thể loại tranh được các nghệ sĩ đồ họa vô cùng quan tâm. Các triển lãm miniprint thế giới nhiều thập kỷ nay đã trở thành triển lãm thường niên ở nhiều quốc gia. Việc thực hành in tranh khổ nhỏ thường quy tụ nhiều nghệ sĩ với những thể nghiệm mới về kỹ thuật cũng như thách thức, đòi hỏi sự độc đáo riêng về ý tưởng khi bề mặt tác phẩm là hạn chế. Với mong muốn tạo ra những sự kiện nghệ thuật tương tự, Hanoi Miniprint đã được Khoa Đồ Họa – Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam khởi tạo từ năm 2019 và đây là lần thứ 2 triển lãm được tổ chức với sự hưởng ứng nồng nhiệt từ các họa sĩ trên mọi miền tổ quốc.

Trong những năm gần đây nghệ thuật đồ họa Việt Nam đã có được những thành tựu đáng kể. Triển lãm Hanoi Minniprint 2021 năm nay là một ghi nhận sự hiện diện của nhiều gương mặt trẻ quen thuộc trong giới đồ họa thời gian gần đây. Với 110 tranh in cỡ nhỏ thuộc 72 tác phẩm bộ và tác phẩm độc lập của 43 tác giả được đã được ban tổ chức lựa chọn và trưng bày. Đó không chỉ là những tác phẩm cỡ nhỏ mà còn ghi nhận không ít những cách thức khám phá sáng tạo mới, thể hiện những lối tư duy mới về chất liệu để đem đến một giá trị mới.

TRANG THANH HIỀN – Dưới giàn hoa mướp. 2021. Monotype. 17x29cm  

 

VŨ QUYỀN – Ranh giới. 2021. Khắc kẽm. 20x20cm

Điểm khác biệt lớn nhất của triển lãm năm nay có lẽ là quy cách tác phẩm không được quy định cứng chung một khuôn khổ như ban tổ chức đã phát động từ tháng 5/2021. Mỗi nghệ sĩ được tự do quyết định kích thước sáng tác của mình miễn là dưới 20cm. Mặc dù đều là kích thước nhỏ, nhưng mỗi người đã tự lựa chọn ra một chiều kích phù hợp với chủ đề và ý đồ của mình, đã tạo nên một sự phong phú thú vị từ nhịp điệu trưng bày đến việc chiêm ngưỡng từng tác phẩm. Có những tác phẩm siêu nhỏ như bộ đôi chân dung tranh in kẽm của Vũ Quyền, mỗi tranh chỉ bằng khuôn khổ bao diêm với cạnh 4cm mỗi chiều. Nhưng không vì thế tác phẩm lại kém đi sự hấp dẫn bởi cảm xúc sáng tạo và tính đặc biệt tỉ mỉ. Nó khiến cho người thưởng ngoạn phải ghé mắt sát hơn nữa để thấy được sự tinh tế trong từng nét khắc.

Về mặt chất liệu, cùng với sự phát triển của vật liệu công nghiệp, nghệ thuật đồ họa cũng không ngừng có những bước phát triển mới. Giao lưu quốc tế được đẩy mạnh khiến cho nghệ thuật đồ họa tranh in Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Các kỹ thuật chất liệu liên tục được khám phá để thay thế hoặc làm phong phú thêm cho kỹ thuật chất liệu sẵn có. Điều này được hiện diện rất rõ nét trong triển lãm với sự phong phú đa dạng của các thể loại tranh in. Từ các loại tranh in nổi trên các bản khắc gỗ, bản khắc cao su đến các dạng tranh in lõm như tranh khắc kim loại, khắc mica, tranh collagraph, rồi tranh in phẳng như in đá, in độc bản, in màu nước. Thậm chí ở một số tác phẩm không chỉ là một kỹ thuật chất liệu mà còn có sự kết hợp một lúc nhiều cách làm, nhiều chất liệu để tạo ra được những hiệu quả mong muốn.

NGUYỄN KHẢI HOÀN – Nhà 19. 2021. Collagraph

 

VŨ QUYỀN – Chân dung 1. 2021. Khắc kẽm. 4x4cm

 

VŨ QUYỀN – Chân dung 2. 2021. Khắc kẽm. 4x4cm

Ngoài kích thước mini, chất liệu, thì chu vi tác phẩm cũng là một vấn đề đặt ra ở nhiều tác phẩm khi các nghệ sĩ tương tác với thể loại tranh này. Không ít tác phẩm có dạng thức khác biệt, đủ dạng như vuông, tròn, tam giác hoặc giả không quan tâm đến đường viền xung quanh vốn dĩ được xem như là một mặc định khi sáng tác trước đây. Việc lược bỏ đi đường bao, hoặc thay thế chiều kích chu vi hình thể tranh đã đem đến những cảm xúc khác lạ. Rất nhiều tác phẩm hình tròn đã hút cái nhìn của khán giả như bộ ba tác phẩm tranh in monotype của Hữu Quyết đem lại cảm giác thư thái an bình như một lát cắt rất hiện thực nhưng cũng rất lãng mạn. Bộ tranh tròn khắc mi ca của Phạm Thanh cũng là một lối xử lý hình thông minh lấy hình tượng hoa anh túc tạo thành một tín hiệu chân dung phi nhân tính và cách chạy nền đơn sắc gần với dấu hiệu cảnh báo. Ở tác phẩm “Tĩnh lặng” – in đồng của Đỗ Hoàng Anh lại là sự tổ hợp của những hình cầu như những góc xoay khiến người ta liên tưởng đến các hành tinh và được tổ hợp rời rạc trong một tổng thể thống nhất của bốn mảnh ghép độc lập của tác phẩm miniprint. Hay tác phẩm “Ngủ Đông” của Trương Chiêu Dương cũng là bộ tranh khắc gỗ khá đặc biệt khi đường bao chính là hình thể gợi ý về nhân dạng. Bộ tranh ba bức khắc cao su của Nguyễn Nghĩa Phương với bức trung tâm là hình tam giác như được gợi ý từ hình tượng vỏ ốc của hai thành phần tranh hai bên. Có thể nói với những cách thức đa dạng đó đã cho thấy gianh giới của sự sáng tạo là vô biên. Như vậy khái niệm tranh in kích thước nhỏ – miniprint có thể được tạo nên một bức tranh toàn vẹn nhưng cũng có thể chỉ là một bộ phận của một tổng thể lớn hơn nữa, vượt khỏi chiều kích đã được giới hạn.

ĐỖ HOÀNG ANH – Tĩnh lặng. 2021. In đồng. Bộ 4 tranh 20x20cm

Về mặt kỹ thuật, triển lãm tranh in lần này cũng đã ghi nhận hầu hết những kỹ thuật cập nhật nhất của đồ họa đương đại Việt Nam hiện nay. Nhiều tác phẩm cho thấy sự tỉ mỉ, nhưng cũng không ít tác phẩm yếu tố phóng khoáng đã tạo ra sự khác biệt. Thậm chí kỹ thuật khắc hết sức đơn giản như bộ bốn tranh của họa sĩ Thành Vinh chỉ là sự bố cục của những nét khắc, xước, cào và mật độ tổ chức nét, hình kỷ hà đem lại cảm xúc thú vị của hình thể liên đới đến tâm trạng của con người. Trong khi đó tác phẩm “Anh Vũ Loa điểu” chất liệu in ăn mòn inox của Nguyễn Ngọc Vinh lại tạo nên một sự tỉ mỉ kiểu cổ điển trên khuôn khổ 20x20cm dưới cách nhìn đồng hiện, hiện đại. Một số tác phẩm sử dụng kỹ thuật in lõm từ bản khắc kim loại hay bản ghép dán collagraph cũng có những hiệu quả bất ngờ như tác phẩm “Nhà 19” của Nguyễn Khải Hoàn. Hàng loạt các tranh in đá, in độc bản xuất hiện đầy ấn tượng cho thấy dù khuôn khổ nào thì việc sáng tạo đều không bị hạn chế.
Bên cạnh những tranh in các thể loại, trong triển lãm năm nay có sự góp mặt của đồ họa Trúc Chỉ với những cách thức thực hiện khá mới mẻ. Nghệ thuật Trúc Chỉ do họa sĩ Phan Hải Bằng – Huế sáng lập nên khoảng 10 năm trở lại đây xuất phát điểm từ việc làm giấy tre, giấy trúc tiến đến việc tạo hình trên giấy, đến nay đã có những bước tiến đáng kể. Loạt tranh của các họa sĩ Huế tham gia triển lãm lần này đã cho thấy tính đa dạng trong khả năng biểu đạt kết hợp giữa tạo hình từ bột giấy đến se sợ thủ công và in ấn đồ họa. Tất cả tương tác hài hòa để đạt đến một hiệu quả khác không vận dụng ánh sáng mà vẫn thấy được vẻ đẹp của tác phẩm.
Về chủ đề phản ánh có lẽ đây cũng là một triển lãm đầy tính thời sự, khi dịch Covid làm ngưng trệ mọi hoạt động xã hội, tác động mạnh đến đời sống tinh thần mỗi người. Do đó, ngoài những chủ đề thường gặp hoặc quen thuộc với những tác giả đồ họa, thì các chủ đề hay sự ám ảnh của Covid cũng là một đề tài phản ánh và đưa đến một sắc thái khác, một hơi thở khác cho Hanoi Miniprint 2021.

Khác với kỳ triển lãm đầu tiên năm 2019, Hanoi Miniprint năm nay đã chọn ra ba giải thưởng đồng hạng trao cho các tác phẩm nổi bật về tính sáng tạo mới trong hình thức thể hiện, có tính nhân văn, tính thời sự về nội dung và có chất lượng nghệ thuật. Đó là những tác phẩm “Ranh giới” của họa sĩ Vũ Văn Quyền, “Tĩnh lặng” của Đỗ Hoàng Anh và bộ tranh của Nguyễn Thành Vinh.

Với những thành công lần này, có thể xem Hanoi Miniprint lần thứ 2 – 2021 đã góp một tiếng nói mới cho nghệ thuật tranh in Việt Nam. Mong muốn của những người tổ chức là từ những triển lãm như vậy sẽ nâng tầm hơn nữa cả về mặt chất lượng lẫn phạm vi để quy tụ được không chỉ các nghệ sĩ Việt Nam, mà còn có cả các nghệ sĩ quốc tế để định dạng triển lãm lưỡng niên – BIENNALE có tính quốc tế tại Việt Nam. Được phối hợp tổ chức giữa Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Quỹ Kim Long và Thanh Uy art Gallery, triển lãm này đã đem đến những tín hiệu khả quan tích cực cho phát triển nghệ thuật đồ họa ở Việt Nam.

Trang Thanh Hiền 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Đỗ Đức: Triển lãm và bán đấu giá tranh góp tiền xây trường cho trẻ em vùng cao

NDO – 50 năm lăn lộn với các tỉnh miền núi phía bắc trong vô vàn các chuyến công tác đã để lại trong họa sĩ Đỗ Đức những ký ức và cảm hứng để đến khi về hưu, ông đã dành toàn bộ...

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu – Những vệt màu cảm xúc!

Triển lãm tranh sơn mài Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đang diễn ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 15/9, bày khoảng 65 tranh sơn mài, đa số khổ lớn. Trên địa...

Shireen Narizee và nghệ thuật đương đại ở Việt Nam

Shireen Narizee (1947 – 2018) là một trong những nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật người Malaysia, bà đồng thời là một giám tuyển có tầm cỡ quốc tế. Trong suốt cuộc đời sự nghiệp của mình,...

Điềm Phùng Thị và những dấu ấn trên bản đồ nghệ thuật điêu khắc quốc tế

Điềm Phùng Thị (1920 – 2002), tên thật Phùng Thị Cúc, là một người con của Thừa Thiên Huế. Khi đã là một tiến sĩ, bác sĩ, bà tìm đến điêu khắc và được biết đến là một trong những nữ...

“Cẩm nang sử dụng cuộc đời”- triển lãm mang tiếng nói cá nhân đầy sáng tạo của các nghệ sĩ trẻ

Cuối tháng 6 vừa qua, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) đã cho ra mắt triển lãm “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời” (Life: A User’s Manual), mang đến công chúng góc nhìn sống động, độc...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

MỘT NGƯỜI SÀI GÒN LÀM GỐM RAKU

  Cách nay gần 20 năm, khu vực hồ Con Rùa buổi tối còn buồn tẻ, chỉ có một góc đông vui sáng đèn với hai quán mì Vịt tiềm chuyên bán cho giới nghệ sĩ và dân đi chơi đêm ở đường Trần Cao...

SIN YUN BOK VÀ TRANH PHONG TỤC THỜI JOSEON

  Sin Yun-bok (Thân Nhuận Phúc) hiệu là Hye Won (Huệ Viên) sinh năm 1758, năm vua Yeongjo (Anh Tổ) thứ 34 của triều I (Lý). Cha ông là Sin Han-pyeong (Thân Hán Bình) và ông nội đều là hội viên của đồ...

HỘI NGHỊ THÀNH LẬP HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM NĂM 1957

    Năm 1954 hoà bình lập lại không miền Bắc Việt Nam, tại Hà Nội giới Mỹ thuật đã được tập hợp từ nhiều nguồn với số lượng ngày càng lớn. Các Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc năm...

ĐẦU XUÂN NÓI CHUYỆN MÚA NGHÊ

  Nghi vấn từ bức tranh múa Lân Đông Hồ Bức tranh có nguyên văn chữ Hán là Phụng Lân, cho nên từ lâu được gọi là là tranh múa Lân. Chữ Lân đây là Kỳ Lân, một linh vật huyền...

Khai mạc triển lãm “Quê nhà” của Họa sĩ Hắc Long

Tối 25-10, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật, số 16, Ngô Quyền (Hà Nội), Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm “Quê nhà” của Họa sĩ Hắc Long. Đến dự Triển lãm có đại diện Hội...