Akira – Chạm vào vô tận

Nằm giữa không gian hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, những triền đá cổ xưa, màu xanh bất diệt của cỏ cây, âm thanh róc rách đều đặn của nước chảy… Artika mang đến sự bình yên, gắn kết giữa thiên nhiên, nghệ thuật và con người, để mỗi du khách tới nơi này khám phá có thể chạm vào sự vô tận của chính mình.

Artika là quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái nằm độc lập tại xã Tả Phìn, cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 5 km. Với điểm nhấn là công viên nghệ thuật điêu khắc, Artika tập hợp các tác phẩm của một số nghệ sỹ điêu khắc hàng đầu Việt Nam như Lê Công Thành, Tạ Quang Bạo, Nguyễn Trọng Đoan… Quần thể nghỉ dưỡng góp phần bảo tồn thiên nhiên, đề cao văn hóa bản địa, mang lại những giá trị thẩm mỹ phục vụ cộng đồng.

Artika được xây dựng năm 2012. Hơn 10 năm, những người thực hiện khu nghỉ dưỡng đã hoàn thành khối lượng lớn công trình và hạng mục; chế tác nhiều tác phẩm công phu, sẵn sàng mang đến công viên nghệ thuật phục vụ du khách trải nghiệm vào cuối năm 2023.

Ông Phạm Đình Quý, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Aga Group – chủ đầu tư Artika cho biết: Việc xây dựng và đầu tư công viên nghệ thuật điêu khắc luôn là thách thức lớn. Artika có quy mô “khiêm tốn” nhưng khó khăn khi được triển khai trên địa hình đồi núi, nhiều dốc, điều kiện thời tiết khắc nghiệt cho việc thi công.

Có thể thấy, nhiều tác phẩm trong công viên nghệ thuật điêu khắc Artika là những bức tượng đương đại. Các tác giả lớn hàng đầu Việt Nam có tác phẩm hiện diện ở Artika như Lê Công Thành hoặc Tạ Quang Bạo đều là những người sử dụng các yếu tố truyền thống và dân tộc trong nghệ thuật của mình. Vì vậy, du khách khi ngắm nhìn các bức tượng ở Artika có thể sẽ thấy cảm giác vừa thân thuộc vừa mới mẻ. Chúng hợp với cảnh sắc thiên nhiên và không gian văn hóa bản địa nhưng không hòa lẫn. Mỗi tác phẩm giúp người xem có những khám phá mới về vẻ đẹp nội tâm con người.

Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có những tên gọi và câu chuyện riêng, như “Ban nhạc Jazz” của Tạ Quang Bạo, tác phẩm được phóng từ bản gốc nhỏ bằng đồng sáng tác năm 1990; “Tình yêu” của Lê Công Thành được chế tác từ đá cẩm thạch. Một số tác phẩm khác như “Nỗi buồn truyền kiếp” của Tạ Quang Bạo, chủ yếu cấu thành từ những khối cong mềm, được tổ chức theo lối nương tựa và che chắn khăng khít, phản ánh bản ngã né tránh mọi khả năng xung đột và tổn thương.

Tác phẩm “Hơi thở của bậc giác ngộ” làm bằng bê tông, được truyền cảm hứng từ nghệ thuật Phật giáo theo phong cách Gandhara (khoảng thế kỷ II trước công nguyên tới thế kỷ thứ VII sau công nguyên) là 1 trong 2 nhánh nghệ thuật đầu tiên trên thế giới, biểu đạt đức Phật qua hình tượng con người. Ngày nay, rất hiếm bức tượng Gandhara trong lịch sử còn lại có quy mô tượng đài. Vì vậy, “Hơi thở của bậc giác ngộ” là một thử nghiệm của Artika giúp du khách trải nghiệm sự tương tác giữa bức tượng khổ lớn theo phong cách Gandhara với không gian tự nhiên.

Dự án Artika cũng xây dựng và phát hành những tài liệu hướng dẫn, đặc biệt hướng tới trẻ em để tạo thuận lợi cho công chúng tiếp cận với nghệ thuật tạo hình.

Trong thời gian tới, dự kiến Artika sẽ tổ chức các trại sáng tác với sự tham gia của các nghệ sỹ tài năng trong nước và quốc tế. Artika mong muốn mang lại cho du khách yêu nghệ thuật những trải nghiệm độc đáo, một địa chỉ để du khách khám phá, giúp nghệ thuật trở thành nguồn tài nguyên bền vững phục vụ hoạt động văn hóa du lịch Sa Pa nói riêng, đời sống tinh thần cộng đồng nói chung.

HOÀNG THU 

Nguồn: Báo điện tử Lào Cai 

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm Mỹ thuật thủ đô năm 2023, có gì mới ?

Vào tháng 10 hàng năm, Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức Triển lãm Mỹ thuật thủ đô chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô 10/10. Đây là ngày hội lớn của giới mỹ thuật thủ đô, và có ý nghĩa chính...

Triển lãm “Ngược Dòng” của Nguyễn Ngọc Đan: Cuộc phản biện với định kiến của giới mỹ thuật

Sau 5 năm, kể từ triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM, họa sĩ Nguyễn Ngọc Đan tái ngộ công chúng yêu nghệ thuật bằng triển lãm cá nhân lần thứ tư có tên: Ngược Dòng. Ngược Dòng tập hợp...

Thực trạng một số triển lãm mỹ thuật quy mô quốc gia tại Việt Nam

Các triển lãm mỹ thuật quy mô quốc gia đã được duy trì trong nhiều năm qua, là một phần không thể thiếu trong hoạt động mỹ thuật tại Việt Nam. Mỗi cuộc triển lãm đều thu hút số lượng đông...

Dấu ấn hội họa trong di sản của Văn Cao

NDO – “Đơn giản nhưng uyên sâu”, “lối phối màu độc đáo” và “ sáng tạo mang tính khai phá”… là đánh giá chung của các nhà chuyên môn khi thưởng thức bộ sưu tập 200 tác phẩm minh họa...

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu và “Hạt bụi nhân gian”

TTH – Một ngày Huế mưa, tôi nhận được thiết kế khá công phu và ấn tượng về triển lãm tranh của họa sĩ Đặng Mậu Tựu sắp tới tại Hà Nội. Rất bất ngờ, bởi lẽ vào tháng 6/2023 vừa...

Có thể bạn quan tâm

TÔI VẼ 12 CON GIÁP

  Đã thành lệ, mỗi khi Tết đến xuân về tôi cùng các hoạ sĩ lại ngả giấy ngả màu ra vẽ 12 con Giáp. 12 con vật thiêng ấy mỗi con một vẻ mang nhiều màu sắc tâm linh ngàn xưa trong truyền...

THẾ NÀO LÀ TRANH BẢN GỐC*

  Xã hội phát triển theo tiến trình của lịch sử. Quá trình ấy đều có sự biến đổi, hoàn thiện về cách thức vận động của tư duy con người, trong đó có ngôn ngữ giao tiếp giữa người...

Sắc Chàm: Nét đẹp văn hóa và con người vùng cao

BBK – Tiếp nối thành công của triển lãm lần 1 năm 2022, ngày 03/11/2023, triển lãm “Sắc Chàm” lần thứ II của nhóm họa sĩ Bắc Kạn sẽ khai mạc tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, phường Tràng...

ÔNG PHÁI ƠI ! LÃO SAY BAY MẤT RỒI

  Nhà thơ Trần Lê Văn, ông làm thơ và viết sách công tác ở Viện Hán Nôm. Ông có nhiều công đóng góp cho nền văn học Việt Nam, là bạn thân với nhà thơ Quang Dũng. Hai người thân nhau như hình...

TIỂU THỦ CÔNG NGHỆ MỸ NGHỆ XƯA Ở NAM KỲ

  Ngoài một vài kỹ nghệ truyền thống khá quan trọng như kỹ nghệ đồi mồi ở Hà Tiên, kỹ nghệ kim hoàn ở Sa Đéc, có thể nói rằng ở Nam Kỳ xưa chưa có ngành kỹ nghệ mỹ nghệ bản xứ....