SẮC MÀU THỜI GIAN TRONG TRANH CỦA HOÀNG CHÍ

 

Họa sĩ Hoàng Chí sinh năm 1944 tại Hà Nam, một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử. Ông tốt nghiệp khoa Đồ họa Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Trong nhiều năm qua họa sĩ Hoàng Chí đã sáng tác nhiều tranh, phản ánh về cảnh sắc Hà Nội, về các đề tài truyền thống, và các nơi danh thắng.
Là người từng trải, luôn nuôi dưỡng niềm đam mê nghệ thuật, họa sĩ Hoàng Chí đã tạo nên những bức tranh đẹp, hòa quyện giá trị thẩm mỹ và nội dung cuộc sống. Tranh ông với gam màu nâu hồng đầm ấm, rung lên những cái đẹp cuộc sống, đưa cảnh sắc cuộc sống vào hội họa. Tranh ông không phức tạp hóa, cũng không chạy theo kiểu cánh “mới – lạ” mà đằm tính chân thực, phản ánh những đề tài lựa chọn trong đời sống. Lấy con người, cảnh vật thiên nhiên làm đối tượng, ông thể hiện một cách chân thực. Từ thể hiện cảnh sắc Hà Nội với phong cảnh những phố cổ, di tích, và cả những tòa nhà cao tầng mới xây dựng, như các tranh sơn dầu: “Thu về trên Ô Quan Chưởng”, “Phố cổ Văn Miếu”, “Chùa Trấn Quốc”, “Đền Bà Kiệu”, “Cầu Thê Húc”, “Cầu Long Biên”, “Hòe Nhai phố cổ”.

HOÀNG CHÍ – Ký ức tuổi thơ. 2016. Sơn dầu. 100x120cm
HOÀNG CHÍ – Điệu múa quạt. 2017. Sơn dầu. 100x103cm

 

HOÀNG CHÍ – Ô Quan Chưởng. 2019. Sơn dầu. 80x100cm

 

HOÀNG CHÍ – Cánh diều tuổi thơ. 2011. Sơn dầu. 90x100cm

Đến các tranh vẽ cảnh sắc thiên nhiên sông, hồ nổi tiếng Hà Nội như: “Đêm Tây Hồ”, “Chiều muộn Hồ Tây”, “Trên hồ Thiền Quang”, “Hồ Thành Công”, “Làng Yên Phụ”, hoặc “Trên sông Hồng” (Acrylic). Ta còn thấy các tranh phản ánh không khí sinh hoạt vui tươi, với đề tài truyền thống như: “Tiếng trống hội”, “Điệu múa quạt”, “Chọi trâu”, “Thị Màu lên chùa” (Acrylic). Hay các bức như: “Cánh diều tuổi thơ”, “Thuyền về”… thể hiện cuộc sống yên bình, gắn bó con người với cuộc sống quá khứ và hiện tại. Hoàng Chí còn vẽ các danh thắng như: Cát Bà, hay Tuyên Quang nơi ghi dấu lịch sử chiến khu cách mạng như “Chiều muộn Cát Bà” (Acrylic), “Tuyên Quang thanh bình”, “Tuyên Quang êm đềm”, “Làng quê yên bình” (sơn dầu), “Sân nhà Đường Lâm” (Acrylic), “Trên sông Mã” (lụa)… Họa sĩ dùng gam màu nâu hồng, đệm chút lam, vàng với những cung bậc, thể hiện cảnh sắc con người tràn đầy niềm tin cuộc sống.

Họa sĩ Hoàng Chí thường đi thực tế, đến đâu cũng ghi chép, chụp ảnh để lấy tư liệu sáng tác. Ông đã đi thăm quan một số nước Tây Âu như: Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ… để tiếp xúc các bảo tàng mỹ thuật, học tập hội họa thế giới, để củng cố nâng cao chí hướng sáng tác của mình. Ông giao lưu với bạn bè nghệ sĩ, đồng nghiệp cùng đàm đạo nghệ thuật. Ông cũng đã làm giảng viên thỉnh giảng của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Ông có tác phẩm tham dự Triển lãm Mỹ thuật Thủ Đô hàng năm, và một vài Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc. Ông có tranh ở các sưu tập trong và ngoài nước.

HOÀNG CHÍ – Chiều muộn Cát Bà. 2012. Acrylic. 70x70cm

 

HOÀNG CHÍ – Yên Phụ. 2018. Sơn dầu. 90x100cm

 

HOÀNG CHÍ – Làng quê yên bình. 2019. Sơn dầu. 90x115cm

Trong nhiều năm sáng tác hội họa, với bút pháp hiện thực năng động, họa sĩ Hoàng Chí đã đạt được thành tựu với loạt tranh sơn dầu, acrylic và lụa. Tranh ông với phong cách chân thực, toát lên đặc trưng về vẻ đẹp cuộc sống thanh bình. Các tác phẩm của ông như sự tâm tình về cuộc sống với những sắc màu thời gian lắng đọng tình người. Từ những tranh cảnh sắc Hà Nội, trò chơi dân gian đến các vùng danh thắng trong đời sống thực tại. Với vẻ đẹp bình yên trên những phố, những sông, hồ, những con thuyền. Không chỉ ở phố cổ, họa sĩ Hoàng Chí đã đi vào thể hiện phố mới, với những tòa nhà cao tầng, cùng con người chiếm vị trí trọng yếu trong tranh, nhằm ca ngợi cuộc sống thực tại. Hoặc cũng cố gắng tìm tòi cách thể hiện những hình tượng trong đề tài truyền thống. Đó là những nét riêng sáng tạo, được nảy sinh từ tâm thức của một họa sĩ có tâm hồn, tinh cách chân thực yêu đời, yêu nghệ thuật. Họa sĩ Hoàng Chí đã truyền cảm xúc vào tác phẩm. Tất cả toát lên vẻ đẹp của tranh Hoàng Chí theo hướng: Chân – Thiện – Mỹ.

Triển lãm “Sắc màu thời gian” của họa sĩ Hoàng Chí, chọn lọc trưng bày 30 tác phẩm (18 sơn dầu, 9 acrylic, 3 lụa) sáng tác trong thời gian từ 2005 – 2020 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội, đưa cái đẹp hội họa đến với công chúng yêu mỹ thuật.

Nguyễn Văn Chiến

 

 

Tin cùng chuyên mục

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Họa sĩ Đỗ Đức: Triển lãm và bán đấu giá tranh góp tiền xây trường cho trẻ em vùng cao

NDO – 50 năm lăn lộn với các tỉnh miền núi phía bắc trong vô vàn các chuyến công tác đã để lại trong họa sĩ Đỗ Đức những ký ức và cảm hứng để đến khi về hưu, ông đã dành toàn bộ...

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu – Những vệt màu cảm xúc!

Triển lãm tranh sơn mài Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đang diễn ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 15/9, bày khoảng 65 tranh sơn mài, đa số khổ lớn. Trên địa...

Nguyễn Gia Trí – Một đời phiêu lưu với hội họa

Nhiều thập kỷ phiêu lưu trong hội họa, Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) thuộc lớp người xưa mang lại nhiều thành tựu to lớn cho nền mỹ thuật sơn mài hiện đại ở Việt Nam. Năm 1927, Nguyễn Gia Trí...

Họa sĩ Sophie Trịnh và hành trình sáng tạo 23 tác phẩm trong 6 năm

Họa sĩ Sophie Trịnh vừa trình làng triển lãm đầu tay mang tên “Lớp lang cảm xúc” tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (Hà Nội) của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Nữ họa sĩ đã dành hơn 6 năm để...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Dám – Trong “Khoảng lặng II” của họa sĩ Dũng trống

Những bức tranh này hay quá, cả nội dung và màu, xem rất thích. Vị khách ngắm tranh thốt lên khi gặp các tác phẩm mới của hoạ sĩ Dũng Trống, thành quả anh vẽ gần hai năm nay, anh âm thầm sáng tác...

Hơn 200 bức tranh về “Sắc màu văn hóa” các quốc gia sẽ được trưng bày tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Từ ngày 16-26/3/2024, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám sẽ diễn ra Triển lãm tranh màu nước quốc tế “Sắc màu Văn hóa”. Đây được xem là triển lãm tranh màu nước lớn nhất tại Việt Nam...

XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI ĐỪNG ĐỂ “CHUYỆN ĐÃ RỒI”

Thời gian gần đây, việc xây dựng tượng đài tràn lan ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước (nhiều người gọi là “hội chứng tượng đài”) với chất lượng kém đã gây nhiều bức xúc cho...

Ra mắt sách và triển lãm tác phẩm của cố họa sĩ Linh Chi

(ĐCSVN) – Cuốn sách “Họa sĩ Linh Chi – Sống trong nghệ thuật” chọn lọc gần 100 tác phẩm trên nhiều chất liệu như bột màu, màu nước, tổng hợp, lụa, các ký họa trên giấy, được sáng...

Hai ngày với Venice Biennale 2022

  Quá nhiều để xem, quá ít thời gian để xem hết. May mắn là chúng tôi đã tổng hợp một hướng dẫn – với 48 giờ, chúng ta có thể tham quan triển lãm chính và cả những triển lãm song song....