Hoạ sĩ  Hoàng Đỗ Cường và những người bạn

Giai thoại về một người nghệ sĩ đã để lại trong lòng những người bạn dấu ấn đẹp đẽ với thời gian, dù họa sĩ có hiện hữu hay không hiện hữu thì ký ức về ông là trái tim dung cảm trong sự đồng điệu về nghề nghiệp về tác phẩm, về những câu chuyện truyền tải không thể thổ lộ bằng lời, nhưng trong sự thầm lặng của màu là nét vẽ vô ưu, là phật tính với mọi trạng thái tâm thế mà ông kể với đời, với bạn bè bằng tiếng lòng sâu thẳm. Dù ông đã ra đi nhưng những người bạn đã xây cho ông một ngôi nhà nghệ thuật với chính những tác phẩm hội hoạ của ông để nhớ về những ngày ngày tháng ý nghĩa bên nhau, những hiện vật, những hình ảnh rất đời, mà hiếm gặp. Ông như đã sống lại ngày hôm nay với bạn bè với công chúng yêu nghệ thuật hội họa đã dõi theo ông, giờ có dịp thưởng lãm với nhiều xúc cảm rung động tri ân, nhớ về kỷ niệm dù nhỏ nhất, đã chạm tâm khảm và câu chuyện trở nên gắn kết như ông đang hiện hữu.

Họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (1959 – 2023)

Trong Sự kiện triển lãm hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam rất cảm động bởi những tình cảm đặc biệt mà các anh chị em nghệ sĩ dành tới cố hoạ sĩ Hoàng Đỗ Cường trong không gian ấm cúng của sự trải lòng của những người bạn mang đến nơi đây nói về ông, những câu chuyện về tình đời, tình người bao trùm trong thương cảm nhớ tới ông. Hiểu rằng những ngày tháng hoạ sĩ sống và cống hiến cho nền mỹ thuật trong thầm lặng đã mang lại giá trị to lớn về sự quan tâm chia sẻ tri ân, cánh nhìn về con người trong cảm thụ rất đương đại có gu trong lan toả giá trị mỹ thuật hội hoạ, tác phẩm là món quà dành cho mọi thế hệ nhất là thế hệ trẻ đang trên tinh thần học hỏi khám phá nội lực của bản thân dám nghĩ dám làm và có tinh thần xả thân vì nghệ thuật trong sự mới mẻ có sự kết nối phát và kế thừa.

Hoạ sĩ Hoàng Đỗ Nguyễn Cường âm thầm lặng lẽ với biệt danh mà nhóm họa sĩ những nguời bạn tri kỷ tặng ông “Cường Câm”. Bởi chính những tình cảm chân thành của chính ông trao đi, là nét duyên của người nghệ sĩ chẳng ồn ào, chẳng vì gì cả tâm là năng lượng riêng minh chứng tất cả và tấm lòng của những người bạn là sợi dây kết link về ngôi nhà nghệ thuật hôm nay. Qua góc nhìn nghệ thuật là sự chiêu cảm rất tự nhiên, là đời sống chân thực nhất, ai đã chạm sẽ cảm góc riêng của chính mình, bởi nét thanh trong như sự cảm hoá ngẫu nhiên, trong động có thiền, có sự sẻ chia thầm kín, cuộc sống vô thường mà đã thấu là sự trở về phía bên trong với nội tâm tĩnh lặng. Ông là người như thế, tâm thái vững vàng trước thế sự, là chính ông trong  góc riêng của hội hoạ, có rất nhiều bóng dáng để ông cảm thông chia sẻ thông qua tiếng nói nghệ thuật hội hoạ.

Sự kiện triển lãm hội hoạ Hoàng Đỗ Cường là cầu nối mọi không gian giữa quá khứ và hiện tại, trở lại mọi khoảnh khắc đẹp về ông trong đời sống thường nhật, từ ánh mắt nụ cười đậm phong cách nghệ thuật, gu của ông và nhóm nghệ sĩ cùng thời, theo năm tháng vẫn không lẫn với ai từ những giản dị của nét vẽ chẳng cầu kỳ, bùi bụi, ngô nghê chân thực đến nao lòng. Đi trong nhiều trạng thái khác nhau của kết cấu hình hoạ, tầm suy nghĩ vượt khỏi lối tư duy tầm thường, bứt phá đạt tới đỉnh cao trong nghệ thuật nội tâm. “Ra đi mà trở về trong lặng lẽ” đường link ánh sáng là những câu chuyện kể đậm dấu ấn mang nhiều xúc cảm về bữa cơm thân mật, chén trà thơm, rượu ngon ấm tình bạn hữu, những chuyến đi thả mọi vướng bận với đời và ấm tình nghĩa phiêu linh trong các tác phẩm nghệ thuật. Hoạ sĩ Hoàng Đỗ Cường như thế đó – Bên những người bạn cả khi ông đã ra đi – Ông trong họ và họ trong ông – ấm áp vẹn nghĩa vẹn tình và giá trị nghệ thuật bắc cầu để ông trở lại với hiện tại thật đẹp.

Triển lãm nghệ thuật hội hoạ Hoàng Đỗ Cường với trên 50 tác phẩm hội hoạ cùng rất nhiều những hiện vật gói gém mọi cảm xúc mà gia đình cùng các nghệ sĩ, những người yêu mến ông dành tâm huyết tạo không gian sống động, tái hiện mọi hoạt động với nghĩa cử cao đẹp của tình cha con, của bạn hữu, chiến hữu trên mọi mặt trận và mặt trận nghệ thuật hội hoạ từ ông đã đi vào lòng người mến mộ rất đời thường và rất chân thực. Nghệ thuật là vậy đó – cảm và sẻ chia với Hoạ sĩ Hoàng Đỗ Cường bằng nhạc hoạ, vần thơ trong veo, câu chuyện kể về ông qua nghệ thuật rất nghĩa tình trong hình ảnh những người phụ đẹp với nét vẽ ngây ngô, trong sáng như trăng rằm của mùa thu. Hội hoạ trở nên đắt giá và sang quý bởi những cái ôm thật chặt trao gắn sợi dây tình cảm với nghĩa cử thanh cao khó có được. Hiểu và trân quý lẽ sống, chỉ vậy thôi nhưng đủ đầy hiếm gặp.

Trải qua bão giông nếm trải vị đời trong các mảng màu sắc sắc không không, trộn pha những dung cảm từ sắc màu nóng lạnh rõ nét, sâu trong chiều sâu của tâm hồn ông thấu tỏ ở đời gửi những bứt phá của tâm không bị giới trong rào cản của cảm xúc, sẵn sàng sống trong tư tưởng mới mang mỹ cảm lan toả về mỹ thuật đương đại luôn luôn mới mẻ, là chính ông người giàu tình cảm để lưu dấu trong mỗi người bạn,  đi qua đời ông không chỉ là yếu tố con người mà qua tác phẩm hội hoạ đã đặt trong tâm thức đã có một người anh, người thầy đáng kính sống mãi trong trái tim của họ.

Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại

Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu

Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi

Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu

                                                                            (Thơ: Bùi Giáng)

Rồi ai cũng phải trải qua những thời khắc để tìm về với cõi cực lạc – nơi xa xôi ấy hoạ sĩ Hoàng Đỗ Cường như gắn một sợi dây vô hình tới cõi nhân gian với những người bạn luôn nghĩ về ông với giá trị nghệ thuật để lại không quá to tát nhưng vô cùng năng lượng trong lan toả về hình ảnh sống đẹp, mạnh mẽ đến hơi thở cuối vẫn như đang lặng lẽ, âm thầm dõi theo. Dư âm dội về những bức hoạ như có tiếng nói riêng rất nghệ, rất thơ. Hình ảnh cứ như những trường đoạn của bản trường ca vang vọng thấu mọi không gian.

Lê Thu Huyền

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Vị tướng huyền thoại của Quân đội nhân dân Việt Nam

Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp – Người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, được nhân dân yêu mến, kính...

Núi của Sơn!

Cuộc sống như một dòng chảy xô bồ, hỗn tạp, xong giữa dòng chảy đó, những luồng hải lưu ngầm vẫn xuyên phá mạnh – sức mạnh của nghệ thuật “hội họa” với nội lực của nó...

Nửa ngày với “Người đàn bà Thép”, cùng “Gánh gánh gồng gồng”, “Khắc đi, khắc đến”

“Chào con, mong sớm gặp con. Cô rất nhớ món khoai lang bở ăn trừ cơm của Gò Gai 70 năm trước. Những năm đói khổ từng được đất Phú Thọ cưu mang không thể nào quên. Con cố mang cho cô một ít...

Trần Nam Tước – Đi để mà về

Giản dị trong từng câu chuyện kể của nghệ nhân Trần Nam Tước về một miền quê rất đẹp là cái nôi dưỡng dục khiến anh đau đáu trong tâm “ngày trở về”. Với hành trang của người con...

Gốm “Hiện Linh”

Vài năm trở lại đây, Ngô Xuân Bính đã trở về đầy ấn tượng với loạt triển lãm quy mô lớn, trong đó có hàng trăm tác phẩm tranh ngoại cỡ. Các triển lãm tranh và tượng của ông, đặc biệt là...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Tôi vẽ sen

  Ở thôn Tây Nhật Tân, nhà cạnh đầm sen Hồ Tây 14 năm nên cứ mỗi mùa sen tôi ra chụp hàng trăm tấm ảnh từ lúc sen thả lá non đến lúc lợp kín mặt ao, rồi những búp sen nhú lên, bừng nở...

NGUYỄN SÁNG – MỘT DANH HỌA ĐẶC BIỆT

  Năm 1996 Nguyễn Sáng được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. Nguyễn Sáng (1923-1988) quê hương ở làng Điền Hòa, Mỹ Tho (nay là Tiền Giang, miền Tây Nam Bộ) Năm...

Tổ chức Triển lãm Tranh Lụa Việt Nam tại Pháp năm 2023

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1794/QĐ-BVHTTDL về việc Tổ chức Triển lãm Tranh Lụa Việt Nam tại Pháp năm 2023. Theo đó, Bộ VHTTDL giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối...

Kinh phí chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật

(Chinhphu.vn) – Ngày 14/10/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 169/NQ-CP về kinh phí chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật. Theo đó, tạm ứng...

Xem tranh Hàng Trống “kể” truyện cổ dân gian

NDO – Chiều 18/3, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phan Ngọc Khuê tổ chức khai mạc triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”, một...