Tọa đàm Khoa học: “Công tác Kiểm kê, bảo quản hiện vật tại các Bảo tàng Mỹ thuật ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”

Sáng 26/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm Khoa học: “Công tác Kiểm kê, bảo quản hiện vật tại các Bảo tàng Mỹ thuật ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”.
Tham dự Tọa đàm có đại diện lãnh đạo Cục Di sản văn hóa – Bộ VH,TT&DL, đại diện Lãnh đạo và cán bộ chuyên môn các Bảo tàng Mỹ thuật trên cả nước, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng và một số Bảo tàng Mỹ thuật ngoài công lập, cùng với các nhà nghiên cứu, các họa sĩ quan tâm đến chương trình.
Phát biểu tại tọa đàm, TS. Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết, công tác kiểm kê, bảo quản hiện vật là một trong các khâu hoạt động nghiệp vụ cơ bản và hết sức quan trọng của mỗi bảo tàng. “Đó là hoạt động nhằm khẳng định và đảm bảo tính khoa học, tính pháp lý cho từng hiện vật. Công tác kiểm kê ngoài chức năng riêng biệt của mình còn là tiền đề cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu, là cơ sở bước đầu cho mọi hoạt động nghiên cứu khoa học cho các khâu nghiệp vụ khác như: Sưu tầm, bảo quản, xây dựng các bộ sưu tập, tuyên truyền giáo dục, trưng bày và truyền thông quảng bá hình ảnh của bảo tàng”
Những năm qua, công tác kiểm kê, bảo quản và quản lý hiện vật tại các bảo tàng mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tỉnh thành phố quan tâm, đầu tư kinh phí xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, cũng như các thiết bị phục vụ công tác kiểm kê, bảo quản hiện vật. Bên cạnh đó, các bảo tàng mỹ thuật đã chủ động khắc phục khó khăn, từ nguồn lực hạn chế của từng đơn vị, áp dụng công nghệ vào quản lý hiện vật, xây dựng cơ sở dữ liệu cho các bộ sưu tập, xây dựng hồ sơ khoa học cho hiện vật đáp ứng những yêu cầu, quy chuẩn chuyên môn.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm
Tham dự tọa đàm, đại diện các bảo tàng mỹ thuật đã đề xuất những giải pháp, hướng đi cho công tác kiểm kê, bảo quản, quản lý hiện vật tại các bảo tàng mỹ thuật hiện nay. Trong đó, tập trung vào các nội dung: nhận diện vai trò công tác kiểm kê, bảo quản, quản lý hiện vật đối với các khâu công tác của bảo tàng. Đánh giá đúng vị trí quan trọng của khâu công tác này trong các khâu nghiệp vụ chuyên môn của bảo tàng để từ đó có sự quan tâm đầu tư và chỉ đạo triển khai thực hiện. Đánh giá thực trạng những kết quả đạt được, chia sẻ những khó khăn, tồn tại, hạn chế, trao đổi, kinh nghiệm về nghiệp vụ công tác kiểm kê, bảo quản, quản lý hiện vật tại các bảo tàng mỹ thuật hiện nay. Bảo tàng Mỹ thuật Huế nhấn mạnh giải pháp tổ chức kho bảo quản theo hướng kho mở, để bảo đảm an toàn cho hiện vật. Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh thực hiện xây dựng mới kho lưu trữ chuyên biệt và hiện đại để bảo quản hiện vật. Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng lên phương án điều chỉnh và hoàn thiện quản lý hiện vật bằng phần mềm tích ứng trên web và chương trình phần mềm quản lý hiện vật do Cục Di sản Văn hóa chuyển giao…
Đại diện các bảo tàng trình bày tham luận tại Tọa đàm:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các bảo tàng mỹ thuật trên cả nước nói chung vẫn còn khó khăn, hạn chế: Hệ thống kho cơ sở và trang thiết bị bảo quản còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cũng như về lâu dài của công tác lưu giữ, bảo quản các tác phẩm nghệ thuật.
Công tác kiểm kê hiện vật chưa được triển khai tổng thể, đặc biệt trong kiểm kê khoa học, thông tin về hiện vật chưa đầy đủ. Việc thực hiện chuyển đổi số, số hóa thông tin hiện vật có nơi còn chậm; chưa thực hiện quản lý, khai thác thông tin hiện vật bằng phần mềm tin học hiện đại.
Công tác bảo quản phòng ngừa nhằm kéo dài tuổi thọ cho hiện vật cũng như quản lý tốt hiện vật là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mỗi bảo tàng, trong đó quản lý, tư liệu hóa, số hóa hiện vật là những hoạt động nghiệp vụ cơ bản, nền tảng bảo đảm cho bảo tàng vận hành đúng hướng và hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn chưa được thực sự triệt để và đồng bộ.
Qua buổi tọa đàm, có thể thấy công tác kiểm kê, bảo quản và quản lý hiện vật đóng vai trò nền tảng, là cơ sở cho các khâu công tác khác ở mỗi bảo tàng. Việc định kỳ trao đổi, tổng kết kinh nghiệm, đánh giá thực trạng qua các Hội nghị, Tọa đàm, Hội thảo… nhằm tìm kiếm giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này là hết sức cần thiết.
Buổi chiều cùng ngày, các đại biểu tham dự tọa đàm đã có chuyến tham quan, học tập thực tế tại Làng nghề sơn mài Hạ Thái, Xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội.
(Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)

 

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Chia sẻ kỷ niệm về danh họa hàng đầu Việt Nam, Liệt sỹ Tô Ngọc Vân

Art talk “Những kỷ niệm về họa sỹ, Liệt sỹ Tô Ngọc Vân” đưa công chúng đến với những ký ức về ông thông qua những tác phẩm, những câu chuyện xúc động của các khách mời, gia đình, học...

Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(ĐCSVN) – Với cách thể hiện đặc sắc, độc đáo của dòng tranh cổ động, Ban Tổ chức mong muốn các họa sĩ đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ mang đến một góc nhìn mới mẻ, không...

Họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái và Lê Công Thành với “Nguồn cội” tại Đà Lạt

NDO – Lần đầu tiên, tác phẩm hội họa, điêu khắc của Lê Công Thành và Nguyễn Thị Kim Thái đến với công chúng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, qua triển lãm chủ đề “Nguồn cội”...

Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(Chinhphu.vn) – Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng...

Cuộc thi “UOB Painting of the year” lần 2 chính thức khởi động tại Việt Nam

Sau lần thứ nhất tổ chức thành công, cuộc thi nghệ thuật UOB (UOB Painting of the year) lần thứ 2 đã chính thức khởi động ngày 07/5/2024 tại Hà Nội, đây tiếp tục là cơ hội cho các nghệ sỹ Việt...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Hội họa với nghệ thuật diễn xướng cung đình

 TTH – Nhân sự kiện kỷ niệm 30 năm Quần thể di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối...

Hái một cành sen, luận về loài tuyết liên trong nghệ thuật Việt

Hoa sen luôn mang ý nghĩa biểu tượng của Phật giáo. Hoa sen đi vào câu ca lời hát. Gần đây đã diễn ra tranh huận liên quan đến việc  truy tìm thực sự có hay không cành sen. Tóm tắt tranh luận này...

Văn hóa và phản văn hóa trong đồ họa quảng cáo hiện nay

  Quảng cáo là một trong những chiến lược xúc tiến hỗn hợp marketing quan trọng, một phương tiện giao tiếp với người dùng sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm mọi hình thức truyền thông tin trực...

Thưởng lãm tranh màu nước về Hà Nội qua “Chút tình gửi phố”

Sau 6 năm vẽ về phố cổ Hà Nội, vào đúng dịp kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2023), họa sĩ Hoàng Phong ra mắt công chúng triển lãm cá nhân đầu tiên của mình tại Hà Nội...

Thông báo về Triển lãm Mỹ thuật Khu vực II (Đồng bằng sông Hồng) lần thứ 25 năm 2020

HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM              Số:...