Hội họa với nghệ thuật diễn xướng cung đình

 TTH – Nhân sự kiện kỷ niệm 30 năm Quần thể di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế tổ chức triển lãm “Diễn xướng cung đình Huế qua tác phẩm mỹ thuật” (diễn ra từ ngày 16 đến 26/6) để tôn vinh vẻ đẹp của di sản phi vật thể.

Khắc họa vẻ đẹp di sản phi vật thể

Không gian nên thơ của Trường lang Tử Cấm Thành – Đại Nội rực rỡ sắc màu với sự hiện diện của 71 tác phẩm của 59 tác giả. Bằng nhiều chất liệu phong phú, như: lụa, sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ, màu nước, bút sắt, acrylic, đồ họa Trúc chỉ, ảnh kỹ thuật số, điêu khắc tổng hợp, sắp đặt… cùng các hình thức thể hiện đa dạng, các tác phẩm được đầu tư kỹ lưỡng từ chất liệu đến cảm hứng sáng tạo và đạt chất lượng mỹ thuật cao.

Các tác phẩm tái hiện được những đặc điểm nổi bật của nghệ thuật diễn xướng cung đình thông qua các chủ đề về Nhã nhạc, múa cung đình, tuồng cung đình và ca Huế dưới góc nhìn tạo hình phong phú của nghệ sĩ. Đó là những giá trị mỹ cảm chắt lọc từ những hệ giá trị văn hóa được tôn lên thông qua những hình tượng, hòa sắc, mảng khối…

Vẻ đẹp của di sản phi vật thể với những hình ảnh, âm sắc, đường nét đặc trưng được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm, mang đến cho người xem cảm xúc, góc nhìn thú vị. Những hình ảnh nghệ sĩ biểu diễn, những cây đàn tranh, tỳ, nhị, nguyệt, những vũ khúc cung đình… hiện lên vừa thực vừa ảo, ẩn hiện trong đó là những triết lý, rung cảm và tình yêu của nghệ sĩ tạo hình dành cho di sản.

Tác phẩm “Vũ khúc giao hòa” của họa sĩ Phan Lê Chung

Trong tác phẩm “Vũ khúc giao hòa”, họa sĩ Phan Lê Chung lấy bối cảnh từ không gian đồng hiện của Huế với gam màu trầm ấm để diễn tả nội tâm của một cô gái đang đánh đàn tỳ bà trong khoảnh khắc giao mùa, một vẻ đẹp thanh thoát gợi nên bao rung cảm với người xem. Tác phẩm “Âm sắc cung đình 2” của họa sĩ Phan Quang Tân thể hiện chủ đề múa hoa đăng với hình tượng các nhân vật được cách điệu bằng các mảng màu sinh động.

Với tác phẩm sắp đặt tương tác “Tiếng vọng”, họa sĩ Đỗ Kỳ Huy ứng dụng công nghệ số tương tác với công chúng trong việc phát âm thanh tiếng nhạc khi tương tác vào tác phẩm. Tác phẩm phù điêu gò đồng “Vang vọng” của nghệ sĩ Nguyễn Thái Quảng cũng khai thác tốt các kỹ thuật chất liệu tạo nên những hiệu quả thị giác cho người xem.

Nguồn cảm hứng của nghệ sĩ tạo hình

Triển lãm “Diễn xướng cung đình Huế qua tác phẩm mỹ thuật” là kết quả của trại sáng tác “Mỹ thuật và Di sản” lần 2 do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế phối hợp tổ chức từ ngày 20/2 đến 10/4 với sự tham gia của các họa sĩ khách mời, giảng viên và sinh viên Trường đại học Nghệ thuật.

Bén duyên được hai năm qua một số lần trao đổi, thảo luận của lãnh đạo hai đơn vị, trại sáng tác “Mỹ thuật và Di sản” là sự cộng hưởng các giá trị của một đơn vị bảo tồn di sản và một đơn vị đào tạo lĩnh vực nghệ thuật để sáng tạo nên những tác phẩm có cảm hứng từ di sản. Điều này cũng tạo ra diễn đàn trao đổi học thuật về việc khai thác các chủ đề về di sản, qua đó tạo nhiều cảm hứng sáng tác cho nghệ sĩ đối với di sản văn hóa Huế.

Tác phẩm “Độc huyền cầm” của họa sĩ Đặng Mậu Triết

Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho rằng, di sản không chỉ mang nhiều ý nghĩa quan trọng về văn hóa, lịch sử, mỹ thuật mà luôn tiềm tàng nguồn hứng khởi sáng tạo đối với nhiều loại hình nghệ thuật, trong đó có mỹ thuật. Trại sáng tác “Mỹ thuật và Di sản” là một hoạt động mở có tính tương tác để các họa sĩ có điều kiện nuôi dưỡng cảm hứng trong tìm tòi, khám phá và sáng tạo tác phẩm.

Theo TS. Đỗ Xuân Phú, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường đại học Nghệ thuật, trại sáng tác lần này là hoạt động nghệ thuật có tính tương tác đa chiều. Sự phối hợp giữa các nghệ sĩ ca múa nhạc cung đình, những trang phục lễ hội, các thể loại nhạc cụ cùng với không gian diễn xướng đặc trưng tạo nên cảm xúc mạnh mẽ và đầy cảm hứng để nghệ sĩ có những ý tưởng độc đáo trong tác phẩm.

Thông qua ngôn ngữ tạo hình, các loại hình di sản phi vật thể như Nhã nhạc, múa cung đình, tuồng cung đình và ca Huế được chuyển thể thành những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ. Bằng cách này, các di sản phi vật thể sẽ tiếp tục tỏa sáng cùng phức hệ kiến trúc cung đình Huế.

Bài, ảnh: Minh Hiền
Nguồn: baothuathienhue.vn 

 

Tin cùng chuyên mục

Thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em” 2023

(ĐCSVN) – Với chủ đề “Tương lai xanh”, cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em” 2023 là hoạt động nằm trong chương trình kỷ niệm 10 năm ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện giữa Việt...

“Vầng trăng cổ tích” qua nét vẽ của thiếu nhi

TTH.VN – Hơn 30 học sinh tiểu học trên địa bàn TP. Huế vừa được tham gia cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Vầng trăng cổ tích” nhân dịp Tết Trung thu do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp...

Hơn 600 học sinh vùng Đồng Tháp Mười thi vẽ tranh chủ đề “Em yêu thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen”

Trong 3 ngày (từ 26 đến 28-9), tại các Trường THCS Vĩnh Châu A, Trường THCS Vĩnh Lợi và Trường THCS Vĩnh Đại (huyện Tân Hưng, Long An), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp với Khu...

Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc – Việt Bắc lần thứ 28

Sáng 27/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc – Việt Bắc lần thứ 28 năm 2023. Dự buổi lễ có các...

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ thăm tỉnh Lào Cai

Đợt triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ thăm tỉnh Lào Cai (23/9/1958 – 23/9/2023) do Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh thực hiện sẽ kéo dài hơn 1 tháng. Tham gia triển lãm có 50 tác...

Có thể bạn quan tâm

ĐÔI NÉT VỀ KHÓA MỸ THUẬT KHÁNG CHIẾN

 (Bài viết riêng cho số chuyên đề của Tạp chí Mỹ thuật) Năm nay, 2020, vừa tròn 70 năm ngày khai giảng Khóa” Mỹ thuật Kháng chiến” ở chiến khu Việt Bắc… Mấy chục năm đã trôi qua, từ lúc...

Độc đáo phiên chợ nghệ thuật tranh, tượng

Diễn ra đều đặn hằng tháng, một phiên chợ nghệ thuật độc đáo tại Quảng An (Hà Nội) không chỉ là điểm đến của những người yêu mến nghệ thuật thị giác mà còn trở thành cầu nối...

“THINH” CỦA ĐÀO CHÂU HẢI

  ‘Thiên đường duy nhất là địa đàng đã mất’ – Marcel Proust. Bước sang thập kỉ thứ ba của thế kỉ 21, điêu khắc Việt dường như đang dần đánh mất chỗ đứng của mình trong không gian...

Nghệ thuật Bùi Trang Chước – Khi sự kỳ khu đã trở thành cái riêng biệt

  Có một số họa sĩ mà sức nhìn và kỹ năng của họ có thể đạt đến những độ thấu đáo đáng kinh ngạc. Vậy cũng có nghĩa, ta dường như đang nói đến một chủ đề liên quan đến tính chi...

Phát huy giá trị di sản qua hội họa

(Chinhphu.vn) – Ngày 16/5, Hội Di sản Văn hoá Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Trịnh Gia tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Di sản văn hoá Việt Nam qua hội họa”....