Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc – Việt Bắc lần thứ 28

Sáng 27/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc – Việt Bắc lần thứ 28 năm 2023.

Cắt băng khai mạc triển lãm.

Dự buổi lễ có các đồng chí: Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Văn Thạch; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy, Trưởng Ban Tổ chức Triển lãm; Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bế Minh Đức; Mai Thị Ngọc Oanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam; lãnh đạo Sở văn hoá Thể thao và Du lịch, Hội Văn học Nghệ thuật 15 tỉnh trong khu vực Tây Bắc – Việt Bắc;  lãnh đạo một số sở, ban ngành của tỉnh.

Triển lãm Mỹ thuật khu vực III (Tây Bắc – Việt Bắc) lần thứ 2 được tổ chức tại Cao Bằng là một sự kiện quan trọng trong chuỗi các hoạt động của Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch năm 2023 nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 524 năm thành lập tỉnh Cao Bằng (1499 – 2023), 73 năm giải phóng Cao Bằng (1950 – 2023); là dịp giới thiệu đến các tầng lớp nhân dân cũng như du khách, nâng cao hiểu biết về văn học nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng. Qua đó, phát huy tính sáng tạo của đội ngũ họa sĩ, hội viên, cộng tác viên chuyên ngành Mỹ thuật; tạo điều kiện cho hoạt động Mỹ thuật khu vực phát triển; thông qua tác phẩm Mỹ thuật phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, những thành tựu kinh tế – xã hội của quê hương, đất nước, góp phần quảng bá, phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng.

Thông qua Triển lãm, những tác phẩm đảm bảo chất lượng được lựa chọn, góp phần bổ sung vào vốn tư liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc; tạo điều kiện cho các họa sĩ trong tỉnh và khu vực được giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm, không ngừng nâng cao tính sáng tạo trong nghề nghiệp. Qua đó những người yêu nghệ thuật khu vực Tây Bắc – Việt Bắc và cả nước có cơ hội hiểu thêm về con người, vùng đất Non nước Cao Bằng tươi đẹp, mến khách, góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh Cao Bằng đến với các tỉnh, thành phố trong cả nước và bạn bè Quốc tế.

Ban Tổ chức trao Cờ lưu niệm cho các đoàn tham dự triển lãm.

Triển lãm trưng bày 210 tác phẩm của 185 tác giả đến từ 15 tỉnh gồm: Cao Bằng, Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn và Bắc Kạn. Các tác phẩm trưng bày tại Triển lãm là những tác phẩm mỹ thuật phản ánh đa dạng, sinh động đời sống, các lĩnh vực kinh tế – xã hội của 15 tỉnh trong khu vực Tây Bắc – Việt Bắc đã được Hội đồng nghệ thuật (Hội Mỹ thuật Việt Nam) thẩm định, lựa chọn. Các tác phẩm được thể hiện trên nhiều chất liệu như: tranh, lụa, sơn dầu, mực nho, sơn mài, khắc gỗ, bút sắt trên giấy…

Tại chương trình khai mạc, Ban tổ chức trao giải cho 12 tác giả có tác phẩm xuất sắc tham dự Triển lãm, gồm: 1 giải A; 2 giải B; 3 giải C và 6 giải khuyến khích. Công bố 23 tác giả là hội viên và cộng tác viên được Hội đồng Nghệ thuật giới thiệu dự Giải thưởng Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Khu vực trưng bày các tác phẩm của tỉnh Cao Bằng tại triển lãm.

Hội Mỹ thuật Việt Nam tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam” cho 8 cá nhân; 4 hội viên hội Mỹ thuật Việt Nam được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam” năm 2023; Trao cờ luân lưu cho tỉnh Sơn La đăng cai Triển lãm Mỹ thuật khu vực IV (Tây Bắc – Việt Bắc) lần thứ 29 năm 2024. Triển lãm sẽ kết thúc vào ngày 30/9/2023.

 

Tin cùng chuyên mục

Chia sẻ kỷ niệm về danh họa hàng đầu Việt Nam, Liệt sỹ Tô Ngọc Vân

Art talk “Những kỷ niệm về họa sỹ, Liệt sỹ Tô Ngọc Vân” đưa công chúng đến với những ký ức về ông thông qua những tác phẩm, những câu chuyện xúc động của các khách mời, gia đình, học...

Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(ĐCSVN) – Với cách thể hiện đặc sắc, độc đáo của dòng tranh cổ động, Ban Tổ chức mong muốn các họa sĩ đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ mang đến một góc nhìn mới mẻ, không...

Họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái và Lê Công Thành với “Nguồn cội” tại Đà Lạt

NDO – Lần đầu tiên, tác phẩm hội họa, điêu khắc của Lê Công Thành và Nguyễn Thị Kim Thái đến với công chúng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, qua triển lãm chủ đề “Nguồn cội”...

Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(Chinhphu.vn) – Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng...

Cuộc thi “UOB Painting of the year” lần 2 chính thức khởi động tại Việt Nam

Sau lần thứ nhất tổ chức thành công, cuộc thi nghệ thuật UOB (UOB Painting of the year) lần thứ 2 đã chính thức khởi động ngày 07/5/2024 tại Hà Nội, đây tiếp tục là cơ hội cho các nghệ sỹ Việt...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

“Thắm” – Sự chín muồi về nghệ thuật ứng dụng và bản sắc của Trúc chỉ

TTH.VN – “Thắm” là triển lãm nghệ thuật Trúc chỉ do Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức từ ngày 19/11 đến 3/12 tại Trung tâm...

TẾT ƠI!

  Lứa 6X ở Hà Nội thì ai ai cũng hai lần phải đi sơ tán, rời thành phố về quê để tránh bom Mỹ. Lần đầu, sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, tháng 8 năm 1964, Mỹ bắt đầu ném bom phá hoại các tỉnh...

Điêu khắc đương đại Việt Nam: Đang ở đâu và đang cần gì ?

  Đây có lẽ là câu hỏi vừa vĩ mô vừa vi mô, mà tùy hệ quy chiếu sẽ thấy khó hoặc dễ trả lời. Thậm chí có những ý kiến trước đây cho rằng chỉ cần tiền là xong, nhưng liệu có đơn...

Thị trường mỹ thuật và đấu giá tác phẩm mỹ thuật ở Việt Nam

  Sau hơn 35 năm hội nhập kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến chuyển vô cùng to lớn. Việt Nam đã từ một nước nghèo được đưa vào danh sách các nước có thu nhập...

“TIẾNG GỌI” HUYỀN DIỆU CỦA TRẦN HÀ

    Năm sáng tác: Khoảng 1938-1940 Chất liệu: Sơn mài Khuôn khổ: 200×100 cm (không tính khung gốc do tác giả thiết kế kèm theo) Sưu tập tư nhân, Hà Nội Ước đoán bức tranh được sáng tác...