Tôi vẽ sen

 

Ở thôn Tây Nhật Tân, nhà cạnh đầm sen Hồ Tây 14 năm nên cứ mỗi mùa sen tôi ra chụp hàng trăm tấm ảnh từ lúc sen thả lá non đến lúc lợp kín mặt ao, rồi những búp sen nhú lên, bừng nở cả vụ sen từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 9, nhưng tôi chưa từng vẽ bức tranh sen nào.

Thế rồi một hôm tôi nhận được một đề nghị của một bạn trên faceboook  đặt vẽ cho một bức tranh sen. Chưa vẽ sen bao giờ, nhưng chả lẽ từ chối. Người đặt tranh bảo, tôi là người kinh doanh, nhờ anh vẽ cho bức 6 bông hoặc 8 bông. Sáu là “lộc”, Tám là “phát”. Sau cho xem vài bức ảnh chụp sen “lộc, phát” của họa sĩ Đài Loan, thấy mỗi bông đều có chua thêm chữ nho bên cạnh. Tôi không hiểu nhưng cũng không ấn tượng gì. Tôi bảo khách: tôi sẽ vẽ, nhưng vẽ sen theo cách nghĩ của tôi, chứ không theo cách đó được. Sau này xem thấy thích thì lấy, không thích thì thôi, không sao!

Năm ấy là 2014, tôi bắt đầu với những tranh sen đầu tiên.

ĐỖ ĐỨC – Sen ngày mưa

 

ĐỖ ĐỨC – Cùng trang lứa

 

ĐỖ ĐỨC – Nụ hôn tinh mơ

 

ĐỖ ĐỨC – Lam lũ đời sen

Dĩ nhiên đầu tiên vẫn là bày hoa ra chép. Sau khi vẽ rồi vò đi cả đống giấy, những bức tranh sen đầu tiên của tôi được hình thành. Rồi năm sau, tôi ngưng vẽ đề tài khác, chỉ chuyên chú vào sen. Vào mùa, tuần mua một chục bông, vẽ đến lúc sen tàn trơ đài, lá héo quắt lại mua tiếp, cắm tiếp vẽ tiếp. Tôi dần hiểu về sen, vẽ cả sen tươi sen nở, sen rụng hết cánh, và sen héo sen tàn. Đến năm thứ ba thì hầu như nắm hết cấu trúc và tính nết của hoa sen khi đủ nước khi thiếu nước. Những bông sen khát nước héo rũ thì cánh sen không chịu rụng…

Tôi nhận ra sen viên mãn thế nhưng đời sen chính là đời con người rút ngắn trong ba ngày! Từ sen hàm tiếu rực rỡ, rồi nở đến tàn thời gian chỉ có thế! Trước mắt tôi bông sen rực rỡ thời thiếu nữ, bông sen nở bung rồi lả tả rụng từng mảng những cánh hoa, rồi chỉ còn đài với tua sen héo dần, chuyển từ sắc vàng sang nâu sẫm rồi khô quắt!

Tôi lại ngộ thêm, hoá ra sen không chỉ là những bông mĩ nữ, mà còn có sen lam lũ trên đầm cuối vụ, thấy chị Dậu anh Pha khi lá sen gẫy gục khô héo dần dưới ao bùn, lại thấy cả Chí Phèo trong những bông rã rượi vì thiếu nước. Rồi thấy bông sen khi chớm vào thu, se sắt bầm trong sắc tím tái khi cái lạnh bắt đầu… Có bạn xem tranh hỏi, sao vẽ bình sen lá héo rũ, có những bông gục gãy, xấu! Nào bạn đâu hiểu tôi có vẽ sen đâu, là mượn sen nói chuyện đời. Bình sen là cả một xã hội thu nhỏ, có sinh có diệt, có vui buồn, có xum họp có tan rã, có thành công thất bại như dòng đời…

ĐỖ ĐỨC – Viên mãn

 

ĐỖ ĐỨC – Tình yêu

 

ĐỖ ĐỨC – Hồn sen còn đó

 

ĐỖ ĐỨC – Ballet

Nhưng dù gì thì sen vẫn luôn giữ sắc hồng! Có những bông chơi vơi, không trên bình mà cũng chẳng phải trên đầm như đường đời lắm nẻo, con người có lúc đơn thương, nhưng vẫn đẹp như những bông sen, vẫn tươi tắn vươn lên hoặc ít nhất vẫn giữ sắc sen. Đến khô quắt sen vẫn gân guốc… Cuộc đời ùa vào sen như vậy đó

Rồi người đặt vẽ không ra lấy tranh. Người mua bức sen đầu tiên của tôi lại là một người Nhật. Anh chị bỏ nửa ngày chọn tranh lấy bức vẽ hiền hậu nhất trước khi về nước.

Âu cũng là duyên may. Vì một lời đặt hàng cầu âu ấy mà tôi đã lao vào vẽ sen và bị cuốn hút theo nó như vào mê hồn trận đến ba bốn năm liền. Đến giờ nhắm mắt cũng vẽ ra bông sen theo ý muốn. Cảm ơn bạn nhiều lắm, chỉ một đề nghị nho nhỏ, bạn đã đưa tôi đến với một loài hoa đẹp nhất của Việt Nam. Bây giờ bên cạnh sáng tác chuyên sâu về núi rừng của tôi thì còn bổ sung thêm bộ tranh sen hàng trăm bức… Những bức tranh sen thể hiện mọi vẻ của cuộc sống với quy luật sinh diệt vô thường.

Đỗ Đức

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

Hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Xuân 2024”

Như một truyền thống vào mỗi dịp đầu xuân, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Xuân 2024”, trưng bày tác phẩm của các bộ, giảng viên nhà trường. Đặc biệt hơn, năm nay,...

Hàng trăm thiếu nhi quốc tế tham dự Cuộc thi “Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hòa bình”

(ĐCSVN) – Hơn 300 học sinh đến từ các trường tiểu học, trung học cơ sở, các câu lạc bộ năng khiếu của Hà Nội, các đại sứ quán, trường quốc tế với nhiều quốc tịch khác nhau đã tham...

ÔNG PHÁI ƠI ! LÃO SAY BAY MẤT RỒI

  Nhà thơ Trần Lê Văn, ông làm thơ và viết sách công tác ở Viện Hán Nôm. Ông có nhiều công đóng góp cho nền văn học Việt Nam, là bạn thân với nhà thơ Quang Dũng. Hai người thân nhau như hình...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 309&310 tháng 9-10/2018

...

BÙI XUÂN PHÁI – CHÂN DUNG HỌA SĨ NGUYỄN DUNG

    Một số họa sĩ hiện đại, đặc biệt như Matisse, đã coi vẽ hình như một hoạt động sáng tạo tác phẩm. Ở đây, quy mô vẽ cũng là một yếu tố quan trọng, nó có thể nhỏ, vừa, mà...