ĐỨC DỤ VỚI KÝ ỨC ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN

 

Nguyễn Đức Dụ nhập ngũ năm 1965 trong đội hình bộ đội Trường Sơn “đi không dấu, nấu không khói”. Đầu tiên anh là lính mở đường Trường Sơn, sau đó vào miền Tây Thừa Thiên – Huế. Biết anh có năng khiếu hội họa, Cục Chính trị Bộ đội Trường Sơn đã tạo điều kiện để anh được đi vẽ về người lính và đồng bào trên khắp tuyến đường lịch sử từ Đông Trường Sơn sang Tây Trường Sơn. Những ký họa màu nước, mực nho, bút sắt như: “Phá mìn vướng”, “Chặng đường giao liên”, “Nuôi quân đại đội”, “Doanh trại mùa khô”, “Xe tăng vào tuyến”… cho thấy dấu ấn về con đường Trường sơn đã khắc đậm trong tâm hồn anh. Những con người, nhiều sự kiện, các địa danh lịch sử đã đi vào tranh của họa sĩ  Đức Dụ, lưu giữ lại bao tình cảm yêu thương của người họa sĩ với đồng đội, đồng bào ở chiến trường khốc liệt nhưng, đầy tính lạc quan cách mạng và niềm tin chiến thắng.

Năm 1973, sau chín năm miệt mài vẽ trên con đường Trường Sơn, Đức Dụ được đơn vị cử về học hội họa tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Năm 1978 tốt nghiệp, sau hai năm, 1980, anh đã trở thành hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Trên cơ sở vốn sống thực tế và những ghi chép ở chiến trường, suốt 30 năm sau thống nhất đất nước, Đức Dụ đã dành nhiều thời gian sáng tác của mình cho đề tài Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Vẽ về Trường Sơn, họa sĩ không những thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật của chính mình, mà còn để tri ân những cán bộ chiến sĩ Trường Sơn, những thanh niên xung phong đã cùng kề vai sát cánh trong bom đạn. Những tranh sơn dầu khổ lớn như: “Đỉnh đèo Tha Mé”, “Cụm trọng điểm ATP mùa khô 1968”, “Trọng điểm Vang Mu”, “Trạm giao liên Trường Sơn”… là những tác phẩm đã được ghi nhận và có mặt trong các bảo tàng nhà nước.

Ngoài những tác phẩm về đường Trường Sơn, họa sĩ Đức Dụ còn sáng tác nhiều tác phẩm về đất nước và con người, về nền công nghiệp dầu khí trên đà phát triển, những miền quê mà anh yêu quý.

Trong thời kỳ đổi mới, họa sĩ Đức Dụ đã có hơn 10 triển lãm cá nhân vào những năm 1993 – 2006 tại Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tháng 4 này, nhân dịp 60 năm ngày thành lập tuyến đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh (1959 – 2019), xin trân trọng giới thiệu triển lãm của họa sĩ Nguyễn Đức Dụ về đường Trường Sơn trong chiến tranh chống Mỹ tại Trung tâm Nghệ thuật Đương Đại Vincom  (VCCA), Royal City, 72 Nguyễn Trãi, Hà Nội.

ĐỨC DỤ – Nhận chuyến hàng đầu tiên tại Tà Riệp, tại khu V (1959). 2006. Sơn dầu

 

ĐỨC DỤ – Rèn dụng cụ tăng gia. 1970. Màu nước

 

ĐỨC DỤ – Dân công hỏa tuyến. 1972. Màu nước
ĐỨC DỤ – Nguyễn Thị Hải Lý, Tiểu đội trưởng dân công hỏa tuyến luôn có mặt ở những nơi khó khăn nhất trên tuyến đường. 1972. Màu nước

 

Trần Khánh Chương

 

Tin cùng chuyên mục

Vũ Đình Lương và hành trình bứt phá trong nghệ thuật

Đã có hơn 23 năm trong nghề báo, hiện công tác tại Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, Vũ Đình Lương có cơ hội được tham gia, tiếp cận nhiều chương trình văn hoá nghệ thuật cũng như hội...

Tiễn biệt họa sĩ Mai Long: Họa sĩ vẽ lụa tài năng của khóa kháng chiến

Họa sĩ Mai Long, người nghệ sĩ đa tài của khoá Kháng chiến vừa từ giã cõi trần ngày 21/07/2024. Ông để lại cho cuộc đời một di sản nghệ thuật quý giá, từ tranh lụa đầy chất thơ tới những...

Shireen Narizee và nghệ thuật đương đại ở Việt Nam

Shireen Narizee (1947 – 2018) là một trong những nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật người Malaysia, bà đồng thời là một giám tuyển có tầm cỡ quốc tế. Trong suốt cuộc đời sự nghiệp của mình,...

Trao tặng 32 tượng chân dung chiến sĩ cách mạng cho Bảo tàng Côn Đảo

NDO – Tối 16/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ trao tặng 32 tượng chân dung các chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước tại nhà tù Côn Đảo,...

Điềm Phùng Thị và những dấu ấn trên bản đồ nghệ thuật điêu khắc quốc tế

Điềm Phùng Thị (1920 – 2002), tên thật Phùng Thị Cúc, là một người con của Thừa Thiên Huế. Khi đã là một tiến sĩ, bác sĩ, bà tìm đến điêu khắc và được biết đến là một trong những nữ...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Trần Ngọc Hưng và chất liệu bột màu, giấy dó

Sáng tạo nghệ thuật, trong chừng mực nào đó dường như là sự chiến thắng chính mình của ngày hôm qua, thoát khỏi cái khung ràng buộc do chính mình tạo ra để tiến tới cái mới. Do đó, nghệ thuật...

PHONG CẢNH SÀI GÒN TRÊN BÌNH PHA LÊ STEUBEN

  Đầu năm 1954, Công ty Steuben Glass, một công ty danh tiếng của Mỹ, thành lập từ năm 1903, chuyên sản xuất các sản phẩm thủy tinh và pha lê nghệ thuật, đã quan tâm đến việc thu thập bản vẽ...

GIẢI THƯỞNG HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM NĂM 2021

– GIẢI NHẤT: Tác giả: NGUYỄN XUÂN LỤC (Hà Nội). Tác phẩm: Ma trận. Chất liệu: Sơn mài. Kích thước: 100 x 100 cm – GIẢI NHÌ: Tác giả: HỒ VĂN HƯNG (TP.HCM). Tác phẩm: Miền quê lao xao. Chất...

NHỚ XUÂN QUÝ DẬU

    Người ta bảo “giàu nghèo có số”. Người ta cũng bảo “Nghèo muôn đời, giàu bất thình lình”. Tôi chả tin mà rồi cũng phải tin. Số tôi nghèo, có lẽ vì thế mà nhiều...

DẤU ẤN HỘI HỌA VIỆT NAM Ở THƯỢNG HẢI

  Từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 11, Hiệp hội Hữu nghị Đối ngoại Trung Quốc và các tổ chức liên quan phối hợp tổ chức triển lãm nghệ thuật quốc tế “Mang thế giới đến với nhau – Cùng...