DẤU ẤN HỘI HỌA VIỆT NAM Ở THƯỢNG HẢI

 

Từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 11, Hiệp hội Hữu nghị Đối ngoại Trung Quốc và các tổ chức liên quan phối hợp tổ chức triển lãm nghệ thuật quốc tế “Mang thế giới đến với nhau – Cùng chia sẻ tinh hoa” tại Thượng Hải.

Triển lãm lần này lựa chọn trưng bày 46 tác phẩm tiêu biểu của 18 nghệ sĩ đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ dọc theo dự án “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc như Việt Nam, Myanmar, Đức, Pháp, Italia, Hà Lan, Nam Phi. Trong số đó, có tác phẩm của các bậc thầy mỹ thuật Việt Nam như Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Nguyễn Trung. Tác phẩm “Cắm hoa” của họa sĩ Lê Phổ, được ban tổ chức lựa chọn để tham gia làm tiêu điểm trong triển lãm. Triển lãm được tổ chức tại tầng 1 trung tâm thương mại của Magnolia Plaza, tòa nhà văn phòng cao nhất ở Phố Tây, Thượng Hải. Đây là lần đầu tiên việc thử nghiệm đem các tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mà chúng ta thường thấy chỉ được trưng bày trong “tháp ngà nghệ thuật”, nay tích hợp vào không gian sống rộng lớn của người dân bình thường, giúp loại hình nghệ thuật tao nhã sang trọng này dễ dàng tiếp cận cuộc sống bình dân. Điều này đã mang đến tác động xã hội rất tốt. Trong số hàng chục tác phẩm từ khắp nơi trên thế giới được trưng bày, tác phẩm của ba bậc thầy nghệ thuật Việt Nam đã nhận được nhiều lời khen ngợi và ưu ái từ khán giả.
Tại Diễn đàn Nghệ thuật Quốc tế diễn ra vào ngày đầu tiên khai mạc triển lãm, ban tổ chức đã mời ông Zhang Zhi Yong, Chủ tịch Trung tâm giao lưu văn hóa nghệ thuật Đông Nam Á Phổ Giang Thượng Hải, giới thiệu về nghệ thuật Đông Nam Á với hình ảnh Việt Nam và Myanmar làm đại diện, cho hơn 50 vị lãnh đạo chính phủ, đại diện các nghệ sĩ Trung Quốc và hải ngoại cùng với những người yêu nghệ thuật. Trong đó, tập trung giới thiệu phong cách và đặc điểm các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Nguyễn Trung, cũng như những thành tựu và vị thế cao quý của họ trong giới nghệ thuật Việt Nam và quốc tế, điều này được những người tham dự đánh giá rất cao.

Nhờ các phương tiện truyền thông như đài phát thanh, truyền hình, báo chí địa phương đưa tin rộng rãi, triển lãm đã thu hút sự chú ý của công chúng Trung Quốc và nhận được sự hoan nghênh từ mọi tầng lớp xã hội! Nhiều người dân Thượng Hải cho biết, trước đây họ không có nhiều cơ hội được xem tác phẩm của các nghệ sĩ Việt Nam tại Trung Quốc. Qua cuộc triển lãm này họ được thưởng thức tác phẩm của một số bậc thầy mỹ thuật Việt Nam. Họ không ngờ rằng tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam lại tinh tế và trang nhã đến vậy. Hy vọng thời gian tới sẽ có nhiều cơ hội thưởng thức thêm nhiều tác phẩm khác đến từ Việt Nam! Nhiều nghệ sĩ và nhà sưu tầm đến từ các nước khác sau khi xem triển lãm cho biết, trước đây họ chưa biết nhiều về nền mỹ thuật Việt Nam và rất yêu thích các tác phẩm của ba họa sĩ Việt Nam trong triển lãm lần này. Trong tương lai nếu có cơ hội, họ hy vọng sẽ sưu tầm thêm nhiều các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam.

Một vài hình ảnh trong triển lãm:

LÊ PHỔ – Cắm hoa. Sơn dầu

 

MAI TRUNG THỨ – Bài thơ mùa xuân. Lụa

 

NGUYỄN TRUNG – Dáng ngồi thiếu nữ. 1990. Sơn dầu

 

 

 

 

JOHNSON ZHANG

 

 

Tin cùng chuyên mục

Vấn đề đương đại và nghệ thuật đương đại

Vấn đề đương đại (contemporary issues) và nghệ thuật đương đại (contemporary art) là một trong những mấu chốt quan trọng trong công việc thực hành nghệ thuật (art practice) của mỗi nghệ sĩ. Khái...

“Femme à la montre” của Picasso trở thành tác phẩm đấu giá đắt giá nhất trong năm nay

NDO – Kiệt tác “Femme à la montre” (tạm dịch: Người phụ nữ đeo đồng hồ) sáng tác năm 1932 của danh họa Pablo Picasso đã được bán với giá hơn 139 triệu USD tại cuộc đấu giá của...

Abanindranath Tagore – Người đặt nền móng cho nghệ thuật hiện đại Ấn Độ

Vào giữa thế kỷ 19, lợi dụng sự xung đột nội bộ giữa các tôn giáo, các tiểu vương quốc trên lãnh thổ Ấn Độ, người Anh, thông qua công ty Đông Ấn, đã dần dần kiểm soát gần hết tiểu...

Những bức tranh đắt giá nhất thế giới

Trong số hàng triệu bức tranh đang tồn tại trên thế giới, có những bức đắt và hiếm đến mức đa số người yêu nghệ thuật không có cơ hội chạm đến. Theo The Collector, định giá tác phẩm nghệ...

Cú lừa đảo tranh giả lớn nhất trong lịch sử

  Một trong các bức tranh giả của hắn được treo trong một cuộc triển lãm ở Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. Steve Martin từng mua một bức tranh giả khác của hắn. Và nhiều bức khác đã được...

Có thể bạn quan tâm

BỨC TRANH LỤA “SƠN NỮ” CỦA LÊ THỊ LỰU Ở BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM

  Cuối năm ngoái (2018), khi có thông tin gia đình họa sĩ Lê Thị Lựu sẽ tặng một số tranh của bà cho Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đã có người hỏi tôi: “Tại sao họ lại tặng...

TRIỂN LÃM PHÁC THẢO TRANH NGUYỄN GIA TRÍ

    Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh danh họa Nguyễn Gia Trí, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm Những phác thảo tranh của...

BA LẦN GỌI CHO HỌA SĨ TRẦN HỮU CHẤT

  Cuốn sách đã được xuất bản đầu năm 2008.ăm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục...

TÔI VẼ 12 CON GIÁP

  Đã thành lệ, mỗi khi Tết đến xuân về tôi cùng các hoạ sĩ lại ngả giấy ngả màu ra vẽ 12 con Giáp. 12 con vật thiêng ấy mỗi con một vẻ mang nhiều màu sắc tâm linh ngàn xưa trong truyền...

KHỔNG ĐỖ TUYỀN – LIỆU CÓ NGẪU NHIÊN DỪNG LẠI Ở BIÊN, ĐÍCH NÀO ?

  Những năm sau năm 2000, tôi mới tốt nghiệp trường Mỹ thuật 42 Yết Kiêu, thường quay lại cổng trường ngồi uống trà tán dóc, thích thú quan sát những người ở khoa Điêu khắc vì bản thân...