KỶ NIỆM 130 NĂM SINH HỌA SĨ NAM SƠN (1890-1973): ĐẶT LẠI VẤN ĐỀ VAI TRÒ CỦA HỌA SĨ NAM SƠN TRONG VIỆC THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG

 

Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh của họa sĩ Nam Sơn, cũng nhân dịp cô Thụy Khuê, trước đây phụ trách phê bình văn học cho đài RFI tại Pháp, trong quyển “Lê Thị Lựu, ấn tượng hoàng hôn” (Nxb Tổng Hợp và Bảo Tàng T.p Hồ Chí Minh, 11/2018), đã dành ra mấy trang để nhận định về vai trò của họa sĩ Nam Sơn trong việc thành lập trường Mỹ Thuật Đông Dương (trang 109-113), chúng tôi xin đặt lại vấn đề về vai trò của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn trong việc thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Cô Thụy Khuê tỏ ý nghi ngờ tính xác thực của câu “…ông Nam Sơn, là một trong hai người sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương…” (M. Nam Son, qui est un des deux fondateurs de l’École…) ghi trong sách “Những trường Mỹ thuật Đông Dương” (Les Écoles d’art de l’Indochine), do Nha Học Chính Toàn quyền Đông Dương xuất bản năm 1937, nhân dịp Triển lãm Quốc tế Mỹ thuật và Kỹ thuật Paris, trang 16.

Từ phải sang trái: Victor Tardieu, Nam Sơn, Lê Thị Lựu. Ảnh chụp tại trường Mỹ thuật Đông Dương, khoảng 1927, tư liệu Ngô Kim-Khôi

Ba lần trong bài viết, trang 111, 112, 113, cô Thụy Khuê cho rằng tác giả những quyển sách do Nha Học Chính xuất bản 1931 và 1937 : không do ông Toàn quyền nào viết như người ta tưởng, mà tác giả không biết là ai.

“Những trường Mỹ thuật Đông Dương” (Les Écoles d’art de l’Indochine)

Nếu cô biết tính cẩn trọng trong phong cách làm việc của Nha Học Chính, thí dụ ngay cả việc trường Mỹ thuật kiến nghị xin Nha Học chính mấy đồng mua hai con gà tây dindon về để cho Georges Khánh và các sinh viên khác làm tượng, và khi thực hành xong bài học đã không trả con dindon lại cho Nha Học chính, mà Tardieu làm thịt một con, còn một con đem tặng, đã tạo ra scandale rùm beng trên báo chí như thế nào, thì cô đã không tuyên bố hời hợt như thế.

Chắc chắn cô Thụy Khuê không biết, và chúng tôi xin nhấn mạnh với các nhà chuyên môn, là những sách viết về các trường Mỹ thuật tại Đông Dương do Toàn quyền Đông Dương phát hành, chính là tổng hợp những báo cáo (rapports) của Victor Tardieu viết hàng năm, chứ không phải người vô danh “không biết là ai” như cô đã lặp lại 3 lần.

“Những trường Mỹ thuật Đông Dương” (Les Écoles d’art de L’Indochine)

Lớp dự bị này không chính thức có mặt theo nguyên tắc, nhưng nó đã được quyết định ngay từ năm học đầu tiên, dành cho những thí sinh có khả năng nhưng không đủ điểm đậu…”

Cô Thụy Khuê có nói đến trường hợp Hoàng Xuân Hãn, dù đã tốt nghiệp trường Bách Khoa và trường Cầu Cống ở Pháp, vẫn không được bổ nhiệm chức Kỹ sư năm 1934 tại Đông Dương, chỉ vì ông là người bản xứ, và cô không quên nhắc nhở chúng ta: Ở thời điểm ấy, không dễ gì một sinh viên hội họa người bản xứ (indigène) lại có thể “góp ý” về việc mở trường Mỹ thuật ở thuộc địa, nói chi đến việc sáng lập (trang 113).

Cô Thụy Khuê có hay không nên đặt câu hỏi, phải chăng chính vì ông Nam Sơn là indigène, nên trường hợp của ông không được nói đến vào năm 1931 trong sách “Ba trường Mỹ thuật Đông Dương : Hà Nội, Nam Vang, Biên Hoà” (Trois écoles d’Art de l’Indochine : Hanoi, Phnom Penh, Bien Hoa), mà chỉ có thể nói đến một cách nhỏ nhẹ và khéo léo trong “Những trường Mỹ thuật Đông Dương” (Les Écoles d’art de l’Indochine) vào năm 1937 ?

Báo cáo (rapports) của Victor Tardieu năm 1929, về lớp dự bị do Nam Sơn phụ trách. Chi tiết, đánh máy và thủ bút của Victor Tardieu. (Ngô Kim-Khôi, lưu trữ INHA, Paris)
Báo cáo (rapports) của Victor Tardieu năm 1932. Chi tiết, thủ bút của Victor Tardieu. (Ngô Kim-Khôi, lưu trữ INHA, Paris)

Cô cũng đừng quên, từ năm 1921 khi Victor Tardieu lần đầu tiên gặp Nguyễn Nam Sơn, đến năm 1924 nghị định thành lập trường Mỹ Thuật được đăng trên Công Báo (Journal Officiel), giữa Tardieu và Nam Sơn không biết đã bao lần gặp mặt, có thể hàng ngày, và trong muôn ngàn trao đổi, Nam Sơn hoàn toàn có thể “góp ý” với Tardieu về việc thành lập trường, vì nó không có tính chính thức (officiel).

Cô nên xem thêm bài viết của A-N. Beun (Tongas), với tựa đề “Cách tân mỹ thuật Việt Nam” (Rénovation de l’art vietnamien), đăng trên tạp chí Orient-Occident, số 05, tháng 11/1952, trang 74-88, trình bày rất rõ ràng vai trò của họa sĩ Nam Sơn trong việc thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương.

Ngày 23/04/1992, Jean Tardieu, con trai Victor Tardieu, trong một bức thư gửi cho Nguyễn thị Nguyệt Minh, con gái của Nam Sơn, chúng ta đọc được :

“Biết bao nhiêu kỷ niệm trỗi dậy một cách bàng hoàng trong tâm tưởng khi ký ức của chúng ta hiện ra hình ảnh cha của bà và cha của tôi, đồng hợp tác với nhau, trong thời gian mà hội họa và văn hóa (việt nam) là mối bận tâm trường kỳ dai dẳng của họ, và cũng là niềm vui của hai gia đình…” .

(Que de souvenirs bouleversants se lèvent dans notre pensée quand notre mémoire nous montre l’image de votre père et celle de mon père, associés, au temps où la peinture et la culture étaient leur constante préoccupation et pour la joie de leurs familles…)

Bức thư này, cũng như câu viết trong sách do Nha Học Chính xuất bản, về vai trò đồng sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương của Nguyễn Nam Sơn, không có tính cách chính thức. Chỉ là nhắc nhở, chỉ là kỷ niệm.

Thư của Jean Tardieu viết cho Nguyệt-Minh

Nhưng đó là sự thật !

Làm sao nó có thể có tính chính thức cho được, vì một khi Nguyễn Nam Sơn chỉ là indigène, ngay cả một học giả như Hoàng Xuân Hãn còn bị chối từ !?

Trường hợp Hoàng Xuân Hãn và Nguyễn Nam Sơn, hoàn toàn giống như nhau !!!

Những sự kiện lịch sử, dù muốn hay không, vẫn là những sự kiện không thể chối cãi. Là con dân đất Việt, chúng ta nên tự hào đã có một người Việt góp công lao vào việc xây dựng và phát triển văn hóa nước nhà. Nên nhớ rằng dưới chế độ thực dân Pháp, việc đóng góp quan trọng của người An-Nam trong công cuộc xây dựng nền văn hóa mới không phải là điều dễ dàng được công nhận một cách chính thức. Họa sĩ Lương Xuân Nhị đã từng viết thư cho chúng tôi “…ta hiểu rằng dưới chế độ thuộc địa của thực dân, người Việt Nam chúng ta chẳng có quyền hành gì !” (Thư Lương Xuân Nhị viết ngày 23/11/1999).

Cô Thụy Khuê căn cứ vào câu nói của họa sĩ Lê Phổ, 86 tuổi, xa quê 56 năm đằng đẵng với ký ức quê nhà hơn nửa thế kỷ chập chùng thấp thoáng, trong buổi phỏng vấn ngày 03/3/1993, “cùng lớp tôi (Lê Phổ) hồi đó có Nam Sơn”, để phủ nhận vai trò của Nam Sơn đã được công nhận bằng báo cáo của Victor Tardieu, ấn hành bởi Nha Học chính Toàn quyền Đông Dương !!!

Có nên hay không khi chúng ta chỉ qua một người, một câu nói, và chỉ nói một lần, để mong thay đổi “danh vị”, “danh phận” của một con người, đặc biệt là một con người của văn hóa và lịch sử như Nam Sơn ???

Cô Thuỵ Khuê chụp hình kỷ niệm cùng với tác giả, tại Bảo tàng Tp. Hồ Chí Minh, 23/11/2018

Nhà phê bình văn học viết về lịch sử hội họa cũng không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng vấn đề là viết như thế nào ? Và với kiến thức nào ?

“Nếu không có câu viết : Nam Sơn một trong hai người sáng lập ra Trường (Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương), thì Nam Sơn vẫn ở vị trí ấy trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam bởi nhiều lý do khác nhau.

Trường mỹ thuật Đông Dương, cho dù là ngôi trường “công lập”, “chính thức”, nhưng vẫn duy trì truyền thống giáo dục “xưởng họa”, đã có từ lâu đời ở châu Âu, lấy vẽ làm nhu cầu, bất phân thành phần. Lấy lý do vì Nam Sơn có thể tham dự các giờ học cùng với Lê Phổ, Mai Thứ, Lê Văn Đệ (các sinh viên khóa I)…, hoặc sử dụng cùng xưởng họa với các sinh viên ấy, mà gây hoài nghi về vai trò “người sáng lập” của Nam Sơn là khá hồ đồ và có tác hại về mặt lịch sử, đòi hỏi phải có sự tranh luận rộng rãi của của báo chí và công luận”. (Quang Việt, phê bình mỹ thuật, thư 26/12/2018).

Nguyễn Trường Tộ trong Tế cấp bát điều, Tám điều cứu vớt), viết năm 1867,(bản dịch của Trần Lê Hữu trong “Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỉ XIX”, Đặng Huy Vận & Chương Thâu, nxb Giáo dục 1961), đã nhấn mạnh :

[…] Nước ta trên cũng có trời che, dưới cũng có đất chở […]. Nước ta cũng có tổ tiên mà sự tích còn lưu truyền lại […], cũng có việc đáng nêu lên, sao không truyền tụng những gương tốt đó cho người ta phấn khởi bắt chước […] ?

Tiền Giang, Tiểu Tuyết, 22/12/2019

Ngô Kim Khôi 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ phải thấy chính mình chứ không đi tìm

Lần đầu tiên, Lê Huy Tiếp – hoạ sĩ, nhà giáo, người từng nhiều năm giữ vai trò quan trọng trong hội đồng nghệ thuật quốc gia, chia sẻ về quan điểm trong sáng tạo nghệ thuật và kiểm...

Văn hóa và phản văn hóa trong đồ họa quảng cáo hiện nay

  Quảng cáo là một trong những chiến lược xúc tiến hỗn hợp marketing quan trọng, một phương tiện giao tiếp với người dùng sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm mọi hình thức truyền thông tin trực...

Di sản văn hóa nào sẽ là biểu tượng Thanh Hóa

  Thanh Hóa là miền đất rộng, người đông, có bề dày lịch sử cách mạng lâu đời trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đất xứ Thanh linh thiêng đã sinh ra nhiều...

Mạn đàm nghệ thuật bìa sách Việt Nam 2022

  Theo báo vietnamnet công bố thì năm 2020 đã có 410 triệu bản sách được phát hành với 33.000 đầu sách, và doanh thu đạt 2.700 tỷ đồng. Nếu tính nhiều năm qua cộng lại, thì số lượng phải...

THẾ MỚI LÀ DÂN TỘC, TRÒ CHUYỆN ĐẦU XUÂN CÙNG HỌA SĨ HỒNG HẢI

  Họa sĩ Đặng Thị Hồng Hải sinh năm 1933 tại Hải Dương. Mẹ ruột cô là em gái của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung. Theo lời cô Hồng Hải kể, họa sĩ Nguyễn Tiến Chung vừa là bác, vừa là thầy,...

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm trại sáng tác Gốm ‘Sắc hạ 2023’

Lễ khai mạc Triển lãm trại sáng tác Gốm với chủ đề “Sắc hạ 2023” diễn ra chiều 01/6/2023 tai bảo tàng Gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Hơn 70 tác phẩm của hơn 30 nghệ sĩ đến từ Câu lạc...

Họa sĩ Trần Tuấn đạt Giải Nhất cuộc thi Nghệ thuật Quốc tế ITSLIQUID lần thứ 12

Trần Tuấn là một họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam với nhiều tác phẩm được trưng bày rộng rãi trong nước và quốc tế. Lấy cảm hứng từ Tâm linh phương Đông, các tác phẩm trừu tượng của ông...

Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện “Cuộc thi và Triển lãm Mỹ...

Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Ban Chấp hành khoá IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024)

Sáng ngày 30/05/2024, tại tầng 3 Nhà triển lãm Mỹ Thuật 16 Ngô Quyền, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Ban Chấp hành khoá IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024) kỳ thứ 7...

Khai mạc triển lãm tranh sơn mài của hoạ sĩ Đinh Quân

Ngày 27 tháng 5, triển lãm tranh sơn mài chủ đề Thiên Khải (Genesis) của hoạ sĩ Đinh Quân do Bến Thành Art tổ chức đã chính thức được khai mạc tại An Gallery, 159 Đồng Khởi, TP. HCM. Trong triển lãm...

Có thể bạn quan tâm

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC IV – BẮC MIỀN TRUNG LẦN THỨ 23 NĂM 2018

  Từ ngày 14/08 đến 21/08/2018, tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh Tỉnh Hà Tĩnh, đã diễn ra triển lãm Mỹ thuật khu vực IV – Bắc miền Trung lần thứ 23 năm 2018. Triển lãm trưng bày thực tế 129...

Quyết định phân bổ số lượng Đại biểu chính thức, Đại biểu dự khuyết và Đại biểu đương nhiên dự Đại hội Đại biểu Toàn quốc, Hội Mỹ thuật Việt Nam lần thứ IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024)

      HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                                                          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM            Số: 314/19/BCH               ...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 307&308 tháng 7-8/2018

...

Thông báo về triển lãm mỹ thuật khu vực I Hà Nội lần thứ 26 năm 2021

 ...

Thông báo về triển lãm mỹ thuật khu vực II Đồng bằng Sông Hồng lần thứ 26 năm 2021

 ...