NGƯỜI THIẾU NỮ THỔI SÁO

 

Năm 1979, sau hai mươi năm không về Việt Nam, tôi đến Hà Nội vào mùa thu. Sau năm ngày ngồi ở nhà với gia đình, tôi dè dặt bước chân ra phố. Mấy ngày đầu được em út, các chú đèo xe đạp đi chơi, những ngày sau dù gia đình không ưng ý, tôi xin được phép ngồi một mình. Vốn là người quen và thích được tự do, thoải mái, nhưng cũng sợ cái thói quen trong giao thiệp, ăn nói của mình, tôi tự hứa là sẽ không trò chuyện với ai về một số đề mục để khỏi vô tình làm mất lòng ai đó và tránh những phức tạp khi mình ra khỏi nước về Oslo, về nhà.

Tôi có một ý định mang cùng theo chuyến về này, đó là tìm hiểu thêm về những món đồ cổ, đồ sứ của châu Á. Ảnh hưởng nghệ thuật của châu Âu đối với tôi rất nặng, chồng tôi là người thầy đầu tiên của tôi, ngoài ra tôi được thấy rất nhiều về những mục đề này, nhưng nghệ thuật của châu Á thì biết rất ít hay chỉ qua sách vở. Tôi không có một chương trình nên tìm hiểu từ đầu, như thế nào, qua ai? Nhưng khi được chú ruột tôi cho biết ông Đinh Mã (Nhà sưu tập Đức Minh) là người sưu tập, người am hiểu về môn này. Tôi tìm cách gặp và ghé vào một hàng bán đồ cổ gần hồ Hoàn Kiếm, nơi có thể liên lạc được với ông.

NGUYỄN ĐỨC TOÀN – Người thiếu nữ thổi sáo. Lụa. Sưu tập tư nhân nước ngoài

Vừa bước vào cửa hàng, chưa kịp hỏi người bán thì thấy một anh mặc dân phục đến sau tôi. Không tự giới thiệu, không thanh minh, đưa đón, anh này hỏi thẳng tôi vào đây để làm gì ? “Người trinh sát, công an” – tôi nghĩ. Ngạc nhiên vì sự có mặt của anh này một cách đột ngột, lại càng ngạc nhiên hơn khi tôi chưa kịp trả lời thì thấy chú tôi đứng trước cửa. Chú đỡ lời tôi:

“Cháu nó đi cùng tôi, chỉ muốn xem có cái đồ sứ nào mua làm kỷ niệm”.

Tôi nhìn chú, bảo:

“Con không định mua gì đâu, chỉ muốn hỏi xem ông Đinh Mã có nhã ý dạy cho con một bài học về đồ cổ”.

Nhìn nét mặt chú, tôi đoán ra mình đã nói cái gì mà đáng ra không nên nói. Tôi nhìn anh công an hỏi:

“Tôi từ nước ngoài về, muốn tìm hiểu về nghệ thuật, đồ sứ, đồ sành của Việt Nam, vậy tôi có quyền vào hàng nào mà không bị anh cấm ?”.

Anh công an chắc thấy cái vô tư của tôi, hay vì tôi cũng hỏi thẳng như anh hỏi tôi, nên giọng anh dịu lại:

“Chị vào hàng nào cũng được. Đây, trên phố này có nhiều phòng tranh, phòng triển lãm, đồ sơn mài, đồ sứ, đồ sành… đủ cả”.

Sau vụ này, tôi không ghé vào bất cứ một phòng nào có đồ cổ. Riêng ông Đinh Mã, tôi cũng không tìm gặp ông lần đó nữa.

Vì lý do trên, vô tình không định trước, hai chú cháu tôi ghé vào một Gallery bên cạnh, đúng cuộc triển lãm tranh lụa với nhiều tác phẩm. Tranh lụa nhẹ, nên tôi có ý định mua được một ít. Đề nghị Gallery tìm thêm một số nữa của những họa sĩ tôi được nghe tên để tôi chọn lọc. Vài ngày sau, giữa hơn tám mươi bản, tôi lấy gần ba mươi, trong đó có mấy bức của Nguyễn Đức Toàn – một nhạc sĩ tôi thường hát bài của ông, bây giờ là họa sĩ. Những bức tranh này mang máng Art Nouveau, tôi thích nhất bức Người thiếu nữ thổi sáo. Những bức này đưa về Oslo, tôi tổ chức triển lãm ở sáu tỉnh, giới thiệu lần đầu tiên về nghệ thuật của Việt Nam – một nước mà ngoài chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, họ chẳng biết gì hơn về nước này. Riêng bức Người thiếu nữ thổi sáo, chồng tôi mang về Ba Lan, đặt một bức thảm dệt bằng len màu, cỡ 1,85m x 1,35m do một nghệ sĩ nổi tiếng dệt thảm của Ba Lan hoàn thành – chị Teresa Putowska. Bức thảm đó khi mang về Oslo, được một người giữ quyền trang trí nhà hát mới xây xong muốn mua với một giá rất cao, nhưng chúng tôi từ chối.

Người thiếu nữ thổi sáo là một trong những tài sản mà những thế hệ sau phải giữ lại ở trong gia đình.

Lệ Tân 

Oslo, 1998

(*) Bài viết này của Kiến trúc sư- Nhà sưu tập Lệ Tân khi bà đến thăm Hà Nội, mùa thu năm 1979. Bài đã được in trong cuốn “Sưu và Tầm” của bà (tái bản năm 2015). TCMT đăng giới thiệu với bạn đọc hiểu thêm về một NST rất có tâm với mỹ thuật quê hương.

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Trần Văn Cẩn – Một thời Hà Nội

Trần Văn Cẩn tìm cái thú thầm lặng trong hội hoạ như người đãi cát tìm vàng, mò trai dưới biển. Và ngọc trai của ông là màu sắc, là hiệu quả ánh sáng của hai màu đặt bên nhau. Một xe ngựa...

Bùi Trang Chước – Một bậc thầy của nghệ thuật tranh sơn khắc và đồ họa ứng dụng

Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước đã vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Giải thưởng dành cho các mẫu thiết kế: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh,...

Họa sĩ Hoàng Công Luận sự nghiệp sáng tác và đào tạo

Năm 1958, đặc khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) mở đợt chỉnh đốn vùng than, được gọi là cải tiến quản lý xí nghiệp nhằm tăng nhanh sản lượng than đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất...

Tháng ba của Trần Thị Trường và Lê Thiếu Ngân

Khi những ngày đông tháng giá đã lùi vào phía sau nhường những tia nắng chan hòa khắp phố phường Hà Nội thì 16 Ngô Quyền có lịch triển lãm của hai nữ tác giả mang tên “Tháng Ba”. Trần Thị...

MARK ROTHKO – Hiện thực của họa sĩ

  Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên cuốn sách được viết ra bởi một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông đã thiết lập nên hình thái hội họa trừu tượng màu (hay chính xác...

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Trần Tuấn đạt Giải Nhất cuộc thi Nghệ thuật Quốc tế ITSLIQUID lần thứ 12

Trần Tuấn là một họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam với nhiều tác phẩm được trưng bày rộng rãi trong nước và quốc tế. Lấy cảm hứng từ Tâm linh phương Đông, các tác phẩm trừu tượng của ông...

Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện “Cuộc thi và Triển lãm Mỹ...

Phát động cuộc thi vẽ tranh ‘Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa’

(Chinhphu.vn) – Được sự nhất trí của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh Việt Nam (Bộ VHTT&DL), Hội Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Trịnh Gia tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Di...

Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Ban Chấp hành khoá IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024)

Sáng ngày 30/05/2024, tại tầng 3 Nhà triển lãm Mỹ Thuật 16 Ngô Quyền, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Ban Chấp hành khoá IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024) kỳ thứ 7...

Khai mạc triển lãm tranh sơn mài của hoạ sĩ Đinh Quân

Ngày 27 tháng 5, triển lãm tranh sơn mài chủ đề Thiên Khải (Genesis) của hoạ sĩ Đinh Quân do Bến Thành Art tổ chức đã chính thức được khai mạc tại An Gallery, 159 Đồng Khởi, TP. HCM. Trong triển lãm...

Có thể bạn quan tâm

TRANH LỤA TRẦN DUY

    Vào khoảng giữa những năm 1960, Trần Duy, nhờ những điều kiện khách quan, thực sự bắt đầu chuyên tâm hẳn vào hội họa. Ông vẽ sơn dầu, bột màu, thuốc nước, sơn mài, và chú trọng...

SỰ KHÔN LƯỜNG CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

  Đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành và diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Cũng như các đại dịch khác xảy ra trước đây, COVID-19 đã tạo ra xáo trộn lớn trong thị trường nghệ...

MARCELINO TRƯƠNG LỰC VÀ ÁM ẢNH QUÊ CHA

  Marcelino có dáng dấp một diễn viên điện ảnh người Pháp, với mái tóc nghệ sĩ và vóc dáng cân đối. Anh có phân nửa dòng máu Việt trong người, mẹ anh là một phụ nữ...

CÂU CHUYỆN SƯU TẬP

  Tỷ phú châu Á mua tranh danh họa châu Âu Cách đây không lâu, trong triển lãm tranh ký họa “Nét thời gian” của họa sĩ Ngô Mạnh Lân, đầu tháng 11.2019, một nhà sưu tập khủng nhưng rất...

TÌM VỀ MỘT LÀNG TRANH XƯA

LTS: Tên của dòng tranh Kim Hoàng được công bố trên báo Văn nghệ (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam) số Tết Bính Thìn 1976 và trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1975 đến nay, đã...