Khắc phục bất cập trong hoạt động mỹ thuật

Từ nay đến hết ngày 30/1/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công khai lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/NĐ-CP (ngày 2/10/2013) của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật. Theo lộ trình dự kiến, trong quý I/2024, nghị định sửa đổi, bổ sung này sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ để ký ban hành.
                                      Tác phẩm "Mùa xuân chín"của họa sĩ Vũ Thùy Mai tại triển lãm mỹ thuật “Ngộ”, tháng 9/2023. (Ảnh: Ban tổ chức)
                                                  Tác phẩm “Mùa xuân chín”của họa sĩ Vũ Thùy Mai tại triển lãm mỹ thuật “Ngộ”, tháng 9/2023. (Ảnh: Ban tổ chức)

Theo đánh giá của cơ quan soạn thảo, sau 10 năm thực hiện Nghị định số 113/NĐ-CP, công tác quản lý nhà nước về hoạt động mỹ thuật đã đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển xã hội, nhiều loại hình mỹ thuật xuất hiện và chưa được định nghĩa, dẫn tới khó xác định và quản lý.

Bên cạnh đó, cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra các loại hình trực tuyến trong hoạt động mỹ thuật và ngày càng phổ biến, nhưng lại chưa có quy định cụ thể.

Thực tế ở nhiều địa phương, các công trình mỹ thuật ngoài trời (điêu khắc, hội họa, trang trí mỹ thuật, tranh tường, bích họa 3D…) đặt tại địa điểm công cộng do tư nhân quản lý được xây dựng tự phát, không có sự kiểm soát nội dung của cơ quan quản lý văn hóa.

Thời gian qua, cùng với hội nhập, phát triển, nhu cầu thưởng thức văn hóa của công chúng, các công trình văn hóa đặc thù mang đặc trưng mỹ thuật đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, như: Trưng bày tượng, biểu tượng, điêu khắc hoành tráng, công trình mỹ thuật ngoài trời, tranh tường (bích họa) 3D tại các địa điểm công cộng, khu dân cư, khu du lịch, kinh doanh dịch vụ của tư nhân cần có sự kiểm duyệt, thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Thế nhưng, các quy định về việc xây dựng công trình mỹ thuật (điêu khắc, hội họa, trang trí mỹ thuật…) đặt ngoài trời tại các địa điểm công cộng lại đang bất cập.

Thực tế ở nhiều địa phương, các công trình mỹ thuật ngoài trời (điêu khắc, hội họa, trang trí mỹ thuật, tranh tường, bích họa 3D…) đặt tại địa điểm công cộng do tư nhân quản lý được xây dựng tự phát, không có sự kiểm soát nội dung của cơ quan quản lý văn hóa.

Chắc hẳn nhiều người chưa quên những “sự kiện” kiểu trưng bày tượng 12 con giáp tại Khu du lịch Hòn Dáu (Hải Phòng), làm phiên bản tượng Nữ thần Tự do, tượng các nhân vật hoạt hình Elsa tại Khu du lịch Sa Pa (Lào Cai)… từng gây bức xúc dư luận xã hội.

Vì vậy, bổ sung quy định trong văn bản quản lý nhà nước về hoạt động mỹ thuật để đáp ứng nhu cầu thực tế và giúp các địa phương có hành lang pháp lý để quản lý, kiểm soát nội dung các công trình mỹ thuật đặc thù trước khi công bố là việc cần thiết.

Song song với đó, sự phát triển của công nghệ số đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý nội dung công bố tác phẩm mỹ thuật trên các trang mạng xã hội.

Hiện nay, việc quản lý cấp phép triển lãm trên không gian mạng đã được quy định tại Nghị định số 72/NĐ-CP (ban hành năm 2016) về hoạt động nhiếp ảnh và Nghị định số 23/NĐ-CP (năm 2019) về hoạt động triển lãm, vì vậy cần thiết phải bổ sung nội dung quản lý, tổ chức triển lãm mỹ thuật trực tuyến trên không gian mạng vào quy định tại Nghị định số 113/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, quy định hiện hành về tác phẩm mỹ thuật có giải thích khái niệm các loại hình nghệ thuật, nhưng chưa bao quát nội dung “mỹ thuật ứng dụng”. Vì thế, quy định khái niệm thuật ngữ “mỹ thuật ứng dụng” mới giúp cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa ở các địa phương có căn cứ cụ thể để kiểm soát nội dung đối với các hoạt động của loại hình nghệ thuật này. Các quy định về thủ tục hành chính cũng phải bảo đảm thống nhất với quy định về cách thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả trực tuyến hiện hành.

Mục đích sửa đổi, bổ sung lần này là nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất các quy định quản lý nhà nước, bảo đảm tính minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận; khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực mỹ thuật, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Triển lãm “Tái hình lập ảnh” tại VCCA

Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) sẽ mở cửa triển lãm kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm kinh điển của trường phái...

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Có thể bạn quan tâm

Phiên đấu giá lần thứ 32 & Các họa sĩ châu Á – Tác phẩm nghệ thuật lớn

Trong phiên đấu giá lần thứ 32 “Họa sĩ châu Á – Những tác phẩm quan trọng” được tổ chức vào ngày 14 tháng 03 tới đây, Aguttes, với cương vị là nhà đấu giá hàng đầu trên thị...

Hành trình của họa sĩ Pháp đầu tiên ở Đông Dương Gaston Roullet HÀNH TRÌNH CỦA HỌA SĨ PHÁP ĐẦU TIÊN Ở ĐÔNG DƯƠNG GASTON ROULLET

    Cuối thế kỉ 19, những chuyến du hành và viễn chinh của Pháp ngày càng mở rộng địa lí về phía Đông, đồng thời đã mở rộng khái niệm “phương Đông” mà trước đó thường...

GIỚI THIỆU SÁCH CÁC CẤU TRÚC TINH THẦN CỦA NGHỆ THUẬT CỦA VŨ HIỆP

    Lời nhà xuất bản Đây là cuốn sách của một tác giả 36 tuổi, còn quá trẻ để viết một cuốn sách lý thuyết như thế này. Một nhà nghiên cứu có thể không cần có quá nhiều thời gian...

Triển lãm “Câu chuyện đầu năm”: Thổi hồn vào nghệ thuật màu nước, tranh lụa

NDO – Chiều tối 29/3, Triển lãm tranh “Câu chuyện đầu năm” đã khai mạc tại Nhà triển lãm số 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu 67 tác phẩm của 5 hoạ sĩ Phạm Thanh Sơn,...

TÌM VỀ MỘT LÀNG TRANH XƯA

LTS: Tên của dòng tranh Kim Hoàng được công bố trên báo Văn nghệ (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam) số Tết Bính Thìn 1976 và trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1975 đến nay, đã...