HƯỞNG ỨNG CUỘC VẬN ĐỘNG SÁNG TÁC MỸ THUẬT ĐỀ TÀI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG 2021-2025

 

Những năm gần đây, nhiều hoạt động về văn hóa, văn nghệ, mỹ thuật và báo chí trong quân đội, trở thành quen thuộc trong đời sống nhân dân. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Bảo tàng Quân đội nay là Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (LSQSVN), đã thực hiện nhiệm vụ: chú trọng tổ chức các cuộc vận động sáng tác mỹ thuật về đề tài: Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng (LLVT-CTCM) thu hút được đông đảo nhiều thế hệ nghệ sĩ tạo hình là họa sĩ, nhà điêu khắc (trong và ngoài quân đội) trên toàn quốc tham gia. Những năm gần đây, vẫn duy trì theo thông lệ, cứ 5 năm một lần (nhân kỷ niệm ngày thành lập QĐNDVN (22/12/1944) Tổng cục Chính trị, phối hợp với Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức các cuộc vận động sáng tác mỹ thuật với quy mô toàn quốc về đề tài LLVT-CTCM. Được nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc trong cả nước hưởng ứng. Bảo tàng LSQSVN là cơ quan tổ chức thực hiện, đã mở nhiều trại sáng tác, các đoàn đi thực tế, để các thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc tiếp cận lấy tài liệu sáng tác mỹ thuật. Họ đã không ngừng say mê, nhiệt tình sáng tác. Mỗi cuộc vận động thu được hàng trăm tác phẩm, của hàng trăm tác giả tham gia. Có nhiều tác phẩm mang nội dung sâu sắc, phong phú về hình thức, đa dạng thể loại, chất liệu.

Thượng tá Lê Vũ Huy-Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phát biểu tại Lễ phát động. Nguồn: BTLSQSVN

Đã tổ chức được các triển lãm, giới thiệu tới công chúng, và chọn tác phẩm trao các giải thưởng của Bộ Quốc phòng, hoặc chọn lưu Bảo tàng LSQSVN. Như gần đây là cuộc vận động (2016-2020), BTC đã nhận gần 500 tác phẩm của 400 họa sĩ, nhà điêu khắc tham gia. Cho thấy sự phong phú về số lượng tác phẩm với nhiều chất liệu, phản ánh nhiều nội dung về LLVT-CTCM với nghệ thuật đa dạng loại hình và phong cách thể hiện. Hội đồng nghệ thuật đã chọn 101 tác phẩm hội họa, 32 tác phẩm điêu khắc, 17 tác phẩm đồ họa của 142 tác giả, để tổ chức “Triển lãm: Mỹ thuật toàn quốc về đề tài LLVT-CTCM” tại TP. Hồ Chí Minh năm 2019. Đã chọn 21 tác phẩm đề nghị trao giải thưởng 5 năm Bộ Quốc phòng. Hoạt động sáng tác về đề tài LLVT-CTCM đã hòa cùng với mỹ thuật Việt Nam, có vị trí và vai trò trong đời sống thẩm mỹ của quân đội và công chúng. Góp phần cổ vũ, động viên các thế hệ quân và dân ta hăng hái thi đua chiến đấu, lao động sản xuất, lập thành tích, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, ngày 21/10/2021, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tổ chức “Lễ phát động sáng tác mỹ thuật đề tài Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng (giai đoạn 2021-2025). Cuộc vận động nêu rõ hướng sáng tác vào các chủ đề của đề tài, để nghệ sĩ tạo hình lựa chọn sáng tác. Về đề tài lịch sử truyền thống dân tộc: Phản ánh về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; ca ngợi tinh thần yêu nước. Phản ánh các sự kiện lịch sử, các chiến dịch nổi tiếng, các trận đánh lớn, trong lịch sử Việt Nam. Phản ánh các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của quân và dân ta qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Về đề tài đấu tranh cách mạng: Phản ánh từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Về truyền thống vẻ vang, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ Tổ quốc của lực lượng vũ trang nhân dân. Phản ánh về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, quả cảm của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đề tài: Xây dựng và Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, về biên giới, vùng biển và hải đảo của tổ quốc. Phản ánh đời sống Bộ đội, xây dựng hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ”. Khẳng định vai trò và làm nổi bật hình tượng quân và dân trong kháng chiến, cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các đại biểu tham dự Lễ phát động. Nguồn: BTLSQSVN

Những đề tài đó gắn liền với vận mệnh tổ quốc, xuyên suốt lịch sử. Bởi lịch sử Việt Nam luôn gắn liền lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập và giữ nước, bảo vệ và xây dựng phát triển. Không thời nào là không có kẻ thù xâm lược, hoặc lăm le xâm lấn. Từ đó cũng nổi lên tinh thần yêu nước, cùng với những giá trị truyền thống tốt đẹp của quân đội và nhân dân. Đề tài người chiến sĩ hôm nay, với phát huy truyền thống quân đội, phản ánh chiến sĩ trên các hoạt động như: huấn luyện chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, nghiên cứu khoa học, cứu hộ cứu nạn, lao động sản xuất. Các gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trong phong trào thi đua toàn quân, trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, trong thời kỳ đổi mới; gìn giữ hòa bình; xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Đề tài xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong giai đoạn mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hòa bình. Đề tài cấp thiết: quân đội cùng với toàn Đảng, toàn dân trong nhiệm vụ chống đại dịch COVID-19… Những đề tài nêu trên, để các tác giả chọn lựa cho sáng tác. Vận động sáng tác mỹ thuật toàn quốc đề tài LLVT-CTCM (2021-2025) cũng nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng sáng tác mỹ thuật, tạo bước phát triển vững chắc, đổi mới trong lĩnh vực hoạt động mỹ thuật quân đội.

Với những đợt vận động sáng tác mỹ thuật trong nhiều năm qua, đã có được những kết quả và thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên cũng nhận thấy rằng: Sáng tác tranh, tượng về đề tài LLVT-CTCM không được như những thời kỳ trước, đã và đang dần thưa vắng trong các cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc, triển lãm mỹ thuật khu vực hàng năm của Hội Mỹ thuật Việt Nam và những triển lãm chuyên đề, triển lãm cá nhân. Có nhiều nguyên nhân có thể chỉ ra. Một mặt, đây là đề tài khó, đòi hỏi trách nhiệm rất cao của người nghệ sĩ về đề tài này. Một yếu tố khác là “đầu ra” cho các tác phẩm trong cơ chế thị trường hiện nay. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng và chất lượng sáng tác. Những đòi hỏi cao về sáng tác đề tài LLV-CTCM là mục đích cuộc vận động và nhu cầu của xã hội. Điều đó rất cần sự chú ý đầu tư của nhà nước, quân đội, tạo điều kiện cho nghệ sĩ sáng tác. Cũng như vấn đề sử dụng tác phẩm, để có “đầu ra” với nghệ sĩ. Cần thường xuyên tổ chức các chuyến đi thực tế cho nghệ sĩ đến với các đơn vị trong quân đội, các khu di tích lịch sử và cách mạng, để họ thâm nhập trải nghiệm cuộc sống, tạo cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Tổ chức các trại sáng tác theo hình thức tập trung và không tập trung ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và các cơ quan đơn vị, địa phương tổ chức các cuộc triển lãm mỹ thuật về đề tài này hàng năm. Trên cơ sở đó, chọn lọc để đầu tư có trọng điểm cho triển lãm mỹ thuật toàn quốc về đề tài LLVT-CTCM cuối năm 2024.

Để cuộc vận động sáng tác về đề tài LLVT-CTCM (2021-2024) của Bảo tàng LSQSVN đạt được mục đích, yêu cầu, với chất lượng, hiệu quả thì rất cần có sự hưởng ứng của các họa sĩ, nhà điêu khắc hoặc nhóm tác giả, cho ra đời những tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, đa dạng phong cách, phong phú về thể loại, đổi mới về nghệ thuật, đem lại hiệu quả thiết thực, tạo sức lan tỏa, sâu rộng, thúc đẩy nền nghệ thuật nước nhà phát triển. Để triển lãm 5 năm (2021-2025) thu được kết quả tốt, nhằm nâng cao đời sống tinh thần của bộ đội và nhân dân. Góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, yêu nước, tự lực, tự cường, vượt mọi khó khăn, thử thách, xây dựng quân đội vững mạnh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Nguyễn Văn Chiến

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người đặt nền móng cho đề cương văn hóa mới

(Chinhphu.vn) – Văn hóa là căn cốt của một dân tộc văn hiến, văn minh, là sức mạnh mềm tạo nên tầm vóc mỗi dân tộc. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều trí tuệ, tâm huyết và kỳ...

Thương tiếc tiễn biệt nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng ta, nhân dân ta!

Hà Nội sau mấy ngày mưa, bầu trời trong xanh đến kỳ lạ. Hai ngày nay, khu vực vườn hoa Yersin, các phố: Lò Đúc, Nguyễn Công Trứ, Lê Quý Đôn… chung quanh Nhà Tang lễ quốc gia đã trải qua một đêm...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn, hết lòng vì sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam

Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Truyền thống Ngành Văn hóa (28/8/1945- 28/8/2023), toàn Ngành VHTTDL đã đón nhận một...

Triển lãm “Celebrating The Curator Shireen Narizee”

Triển lãm “Celebrating The Curator Shireen Narizee” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 23 tháng 7 năm 2024 đến ngày 29 tháng 7 năm 2024. Shireen Naziree là một giám tuyển độc lập và...

Phiên đấu giá “Nghệ thuật Việt Nam Thế kỷ 20”: Từ Đông Dương đến Đương đại

Nửa đầu năm 2024 các sáng tác của danh họa Việt Nam thế kỷ 20 ở khắp các sự kiện đấu giá trong và ngoài nước đã để lại nhiều dấu ấn tích cực. Trên đà này, LE AUCTION HOUSE tổ chức phiên...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

THỊ TRƯỜNG NGHỆ THUẬT TOÀN CẦU NĂM 2021 SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO ?

  Bối cảnh thị trường nghệ thuật thế giới được cho là đã trải qua thăng trầm với những đổi mới và phát triển của 10 năm chỉ trong 10 tháng qua. Với các sự kiện của năm 2020, từ sự...

NGUYỄN SÁNG, MỘT NGƯỜI CON CÓ HIẾU

  Trong một lần gặp gỡ tình cờ tôi quen biết bác Nguyễn Đình Tân (sinh 1936) là anh em cọc chèo với Nguyễn Sáng. Khi biết tôi làm ở báo Mỹ thuật, bác quý mến lắm. Thi thoảng, hai bác cháu gặp...

KỶ NIỆM 102 NĂM NGÀY SINH HỌA SĨ VĂN GIÁO (6/10/1916 – 6/10/2018): VĂN GIÁO TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

  Nói về gia tài nghệ thuật của họa sĩ Văn Giáo, người ta luôn kính trọng bởi sự đa dạng trong các tác phẩm của Ông. Ở đó người xem thấy được những khoảnh khắc lịch sử hào hùng dân...

Triển lãm trực tuyến gây quỹ xây nhà cho bà con khó khăn ở Quảng Nam và Thừa Thiên Huế

Triển lãm trực tuyến với chủ đề “Xuôi dòng sông Thu” năm 2023, diễn ra từ nay đến ngày 9-11, các tác phẩm trưng bày tại website www.xuoidongsongthu.com, và nền tảng mạng xã hội Facebook của nhóm...

MIỀN TRỪU TƯỢNG CỦA HOẠ SĨ HỒNG ĐỨC

Nghệ thuật, thế giới hội hoạ đều rộng lớn tựa như vũ trụ ngoài kia. Tại đó mỗi nghệ sĩ mỗi tác phẩm đều là những tiểu vũ trụ bao la. Để gặp, hiểu hay sở hữu được các tác phẩm...