Nhà điêu khắc Cao Thanh Thà – nữ nghệ sĩ bảo vệ môi trường

Một ngày cuối xuân 2023, họa sĩ Ngô Xuân Khôi, nhà điêu khắc Phạm Sinh trở lại Việt Trì, mục đích là để tu chỉnh lại pho tượng Quốc Tổ Hùng Vương của Phạm Sinh, là một trong ba tác phẩm lọt vào chung kết, đang trưng bày lấy ý kiến nhân dân tại Khu di tích Đền Hùng trước mùa lễ hội sắp diễn ra. Vừa để ghé thăm tôi như cũng muốn biết, sau gần một năm trải qua cuộc đại phẫu sinh tử, tôi có ổn không so với khi nằm viện mà các bạn đã ghé thăm. Cùng đi với hai ông bạn nghệ sĩ và cũng chính là lái xe của chuyến đi này. Tôi ấn tượng với cô gái mảnh dẻ có nước da trắng, đôi mắt sáng dịu hiền và mái tóc màu hung đỏ rất nghệ sĩ. Sau lời giới thiệu có phần tự hào của nhà điêu khắc Phạm Sinh, được biết cô tên Cao Thanh Thà, một nhà điêu khắc trẻ, từng là học trò của Phạm Sinh ở Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, cô đang là giám đốc một công ty mỹ thuật, từng thực hiện nhiều công trình, dụ án lớn, đặc biệt các dự án về bảo vệ môi trường…Thú vị hơn cô lại là người con Phú Thọ.

Các nghệ sĩ: Phạm Sinh, Cao Thanh Thà, Đỗ Ngọc Dũng, Ngô Xuân Khôi tại phòng tranh Đỗ Ngọc Dũng.

Hôm ấy, sau khi trò chuyện, thăm phòng tranh của tôi, chúng tôi cùng nhau lên dâng hương Đền Hùng, thăm Bảo tàng Hùng Vương, rồi cùng nhau chỉnh trang lại pho tượng Hùng Vương của Phạm Sinh. Buổi chiều chúng tôi ghé thăm, tìm hiểu tại ngôi Đình cổ Hùng Lô, nghe các nghệ nhân hát Xoan. Thật may cho chúng tôi, hôm ấy Đài Truyền hình Việt Nam, lên làm chương trình giới thiệu về di sản văn hóa Phi vật thể Hát Xoan, nên rất đông du khách, cả khách nước ngoài. Đặc biệt có các đoàn học sinh từ Hải Phòng lên nghe các nghệ nhân hát Xoan…Tôi quan sát thấy Thà cùng các bạn chăm chú lắng nghe, rồi xem kĩ và chụp nhiều ảnh tư liệu những hoa văn trang trí, hình ảnh chạm trổ  ở ngôi đình cổ hơn 300 năm tuổi này… Cuối chiều chúng tôi còn ghé chiêm ngưỡng công trình  nhà sàn mới dựng của họa sĩ Nguyễn Đình Ánh, thăm tư gia và trò chuyện văn nghệ cùng thi sĩ  Ngô Kim Đỉnh…

Nhà điêu khắc Cao Thanh Thà đang hoàn thiện tác phẩm.
Các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng trong xưởng điêu khắc của Cao Thanh Thà.

Thế rồi, cuộc sống cuốn hút ai có công việc của người ấy, Thà cũng có đến thăm tôi một lần khi tôi nằm viện tại Hà Nội. Rồi một ngày giữa tháng 6 vừa qua, tôi nhận được giấy mời dụ triển lãm cá nhân của Cao Thanh Thà với cái tiêu đề thật ấn tượng “PHIÊU”. Thực tình tôi rất muốn về dự cuộc triển lãm này của Thà. Thế nhưng lại trùng vào lịch chúng tôi có chuyến đi thực tế tại Mộc Châu –Sơn La. Tuy vậy, tôi vẫn nhớ gửi lãng hoa đến chúc mừng triển lãm của Thà. Rồi để tâm theo dõi triển lãm qua báo chí truyền thông, cũng như bắt đầu tìm hiểu kĩ hơn về hoạt động nghệ thuật của cô gái ấn tượng này.

Cao Thanh Thà sinh năm 1983, tại Xóm Đạo Nỗ Lực, xã Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, ngôi nhà của bố mẹ Thà nằm ngay ven sông Hồng. Là người yêu thích và có năng khiếu nghệ thuật tạo hình từ nhỏ. Học xong trung học phổ thông, Cao Thanh Thà thi đỗ vào trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, học chuyên ngành Điêu khắc và nhận bằng thạc sĩ năm 2007. Ra trường Thà có may mắn làm việc tại Hà Nội và được làm đúng công việc, đúng lĩnh vực đào tạo. Đó là điêu khắc trang trí cảnh quan cho các khu trung tâm thương mại, các khu vui chơi giải trí…Điều thú vị mà tôi được biết là các công trình mà Cao Thanh Thà thực, đều gắn với biển đảo, vì thế tình yêu với biển đảo đã ngấm vào Thà lúc nào không hay. Cao Thanh Thà từng tâm sự: “Khi ngắm những tuyệt tác thiên nhiên ban tặng cho con người, tôi từng băn khoan tự hỏi, tại sao chúng ta không biết gìn giũ bảo vệ nó. Mà để ngày càng nhiều rác thải nhựa, phao xốp, túi ni lon …làm mất cảnh quan thiên nhiên, huỷ hoại môi trường sống của các loài thủy sản.” ?

Môi trường sống hiện nay đang bị tàn phá ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác nhân chủ yếu gây nên sự biến đổi tiêu cực này, không phải sinh vật sống nào khác, mà chính là con người. Các hoạt động của con người không chỉ ảnh hưởng tới giới hạn nơi con người đặt chân đến. Mà còn cả những nơi tưởng chừng cách biệt với chúng ta như đại dương và các điểm cực địa cầu xa xôi.

     Trải nghiệm với chất liệu xốp.

Được biết, từ năm 2014 tình cờ Thà gặp một người bạn giới thiệu, điêu khắc trên vật liệu xốp đang thịnh hành ở nước ngoài. Máu nghề nghiệp khiến Cao Thanh Thà tìm hiểu ngay về các loại xốp và cách thể hiện chất liệu này. Cơ duyên ấy đã làm cho Thà làm chủ và gắn bó với vật liệu này từ đó cho đến nay. Thà cho biết: “Trong điêu khắc xốp là chất liệu hiện đại, có ưu điểm về thời gian thi công nhanh, nhẹ, bền, giá thành rẻ hơn các vật liệu khác, nguồn cung vật liệu và vận chuyển dễ dàng. Do đó, những sản phẩm được làm từ xốp là một xu hướng mới của thế giới, nó được sử dụng nhiều trong các sự kiện, trang trí tạo điểm nhấn trong các trung tâm thương mại…Xốp còn được dùng cho những công trình nghệ thuật lớn lên đến hàng chục nghìn mét khối”.

Được biết, Thà và các đồng nghiệp từng thực hiện một số công trình, sử dụng chất liệu xốp thành công. Trong đó phải kể đến công trình điêu khắc tạo hình vỏ ngoài của thủy cung hình rùa lớn nhất thế giới tại đảo Phú Quốc. Chính công trình này, thời điểm đó là một cơ hội để các nghệ sĩ trong công ty của Thà được thử sức khám phá chất liệu. Từ thiết kế được phê duyệt, mô hình ở tỷ lệ 1/50, công đoạn phun Foam (bọt xốp) lên bề mặt phác thảo hình rùa tỉ lệ 1/1. Chờ thời gian giãn nở của vật liệu đạt tiêu chuẩn và đủ độ dầy theo quy định, các nhà điêu khắc bắt đầu phác các chi tiết trên diện rộng và sử dụng các máy cầm tay để khắc, mài các họa tiết theo thiết kế, khi bề mặt đạt yêu cầu, sẽ phun một lớp phủ để bảo vệ. Cuối cùng là công đoạn sơn các lớp màu mỹ thuật.  Với chất liệu này tuổi thọ của chúng cũng tới hàng chục năm, thậm chí hơn rất nhiều có những công trình sử dụng lâu dài. Với những công trình, tác phẩm chỉ để sử dụng một vài ngày, hoặc vài tháng…lại có cách xử lý đơn giản hơn để giảm giá thành. Những phần thừa bỏ đi trong quá trình tạo tác phẩm, hay tác phẩm chỉ sử dụng ngắn ngày cho sự kiện nào đó, sẽ được thu hồi và tái chế nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Cùng với đó, Cao Thanh Thà còn có nhiều hoạt động cộng đồng biến những rác thải từ nhựa, phao xốp, túi nilong… thành các tác phẩm nghệ thuật. Nhiều tác phẩm trong số này được trưng bày ở đảo Minh Châu (huyện Vân Đồn ), khu bảo tồn Hòn Cau ( Bình Thuận), Hòn Bảy Cạnh ( Côn Đảo)…

       “Phiêu” cùng  Cao Thanh Thà và 1001 con rùa biển

Trở về sau 12 ngày đêm trực tiếp tham gia công tác cứu hộ, bảo tồn rùa biển tại Côn Đảo, Nhà điêu khắc Cao Thanh Thà đã ấp ủ một dự án nghệ thuật, với sự bảo trợ chuyên môn của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Nhằm chung tay truyền thông bảo tồn rùa biển và môi trường biển.

Nhà điêu khắc Cao Thanh Thà và các đại biểu tại Triên lãm “Phiêu”.

Đúng dịp hưởng ứng Ngày rùa biển thế giới (16/6) và truyền thông kêu gọi hành động bảo vệ các loài rùa biển, môi trường biển…Ngày 15/6/2024 tại Trung tâm triển lãm (93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội). Cao Thanh Thà đã khai mạc triển lãm sắp đặt với tiêu đề: “Phiêu” trưng bày 1001 rùa biển bằng gốm. Đây là con số kỷ lục mà trước đó ở Việt Nam chưa từng có ai thực hiện. Tuy nhiên, con số này không phải để tạo ra kỷ lục, mà sâu xa hơn nó bắt nguồn từ tỷ lệ sống rất thấp 1/1000 của rùa biển, cũng như nguy cơ tuyệt chủng đáng báo động của loài động vật nằm trong Sách đỏ IUCN.

Các tác phẩm đều được nặn bằng tay.
Mỗi chú rùa một hình dáng, màu sắc, biểu cảm hoàn toàn khác biệt.
Đông đảo công chúng có mặt tại triển lãm sắp đặt có một không hai về rùa biển.

“Phiêu” nhằm gửi đến công chúng câu chuyện phiêu lưu của những chú rùa biển từ khi sinh ra đến lúc được hòa mình vào đại dương, bắt đầu cuộc sống lênh đênh trên biển cả. Cao Thanh Thà cho biết: “Trong 1000 trứng, con non rùa biển, thường chỉ có 1 con trưởng thành trở về nơi được sinh ra để đẻ trứng, sau khi vượt qua bao mối nguy hiểm nơi đại dương mênh mông và tiếp tục một sự sống mới”.

Với 6 cụm nghệ thuật sắp đặt gồm: “Đại dương tươi đẹp – Không gian thực tại – Tương lai”, “Dòng hải lưu”, “Xoáy ngầm”, “Bình minh – Hoàng hôn – Bóng đêm”, “Trở về” và những hoạt động trải nghiệm, tương tác, triển lãm không chỉ là sự kiện nghệ thuật mà còn là lời kêu gọi hành động, khuyến khích mỗi cá nhân chung tay, góp sức việc bảo vệ môi trường biển. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một lời nhắc nhở về trách nhiệm của chúng ta đối với hành tinh và những loài sinh vật sống.

“Phiêu” với rùa biển là hành trình dài dặc những hiểm họa, rủi ro đến từ các loài thiên địch, những biến đổi môi trường và cả sự đe dọa của chính con người. “ Phiêu” với cao Thanh Thà chính là cuộc dấn thân vào điêu khắc nghệ thuật gốm sứ. Bởi từ trước đến nay Thà chủ yếu làm điêu khắc ứng dụng và thi công các công trình trang trí công viên, mà chưa từng thử sức với gốm sứ – loại chất liệu không phải dễ chiều. Khó đấy nhưng Cao Thanh Thà vẫn quyết tâm làm, muốn theo đuổi những đam mê của mình và muốn sống cho chính .

Nhà điêu khắc Cao Thanh Thà đang thi công tác phẩm ở đảo Hòn Tre.
Cao Thanh Thà đang trang trí những chú cá làm bằng nắp chai tại Bến thuyền Ana Marina (Nha Trang)1.

Được biết, Cao Thanh Thà là người rất có duyên với các dự án nghệ thuật cộng đồng, hướng tới bảo vệ môi trường biển. Thà đã tham gia nhiều dự án nghệ thuật trên khắp các vùng biển của Việt Nam như: Dự án trại sáng tác nghệ thuật từ rác thải và phao xốp tại Vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh năm 2018; Dự án “Đại dương nổi trên cạn” từ các loại rác thải trên đảo cho khu bảo tồn đảo Hòn Cau, Bình Thuận năm 2019; Dự án trang trí phố đi bộ tại bến du thuyền Ana Marina Nha Trang với chủ đề “Đại dương” sử dụng các vật liệu được tái chế từ rác thải nhựa và thân thiện với môi trường năm 2020; Dự án bảo tồn rùa biển và sáng tác nghệ thuật tại Côn Đảo năm 2021; Dự án bảo tồn rùa biển và sáng tạo nghệ thuật từ rác thải tại đảo Hòn Cau năm 2022; Và  Dự án nghệ thuật 1001 rùa biển bằng gốm với triển lãm “Phiêu” năm 2024.

Cao Thanh Thà chia sẻ: “ Tôi muốn các tác phẩm nghệ thuật của mình như một thông điệp sinh động, gửi đến mỗi cá nhân rằng: Xung quanh chúng ta đang bị “bao vây” bởi rác và rác. Tuy có thể cải tạo và nghệ thuật hóa thành một số tác phẩm, nhưng đây chỉ là những giải pháp tình thế và mang tính tuyên truyền. Tôi muốn ở mọi người một sự thay đổi lớn trong thông điệp về bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển. Góp phần nâng cao nhận thức của người dân và du khách trong việc sử dụng rác thải nhựa. Có trách nhiệm hơn, giữ gìn môi trường sống trong . Mỗi chúng ta hãy trân trọng hơn nữa môi trường sống, để những thế hệ mai sau không phải “gánh nặng” hệ quả, từ sự vô tâm và thiếu trách nhiệm của thế hệ trước”.

Hy vọng thông qua những tác phẩm nghệ thuật tâm huyết, những thông điệp truyền tải về bảo vệ môi trường từ nhà điêu khắc trẻ Cao Thanh Thà, sẽ giúp mỗi chúng ta luôn nêu cao ý thức, trách nhiệm hơn về một môi trường sống thật sự an lành – Xanh Sạch Đẹp. Xin chúc cho Cao Thanh Thà có thêm những thành công mới, ở những chủ đề mang ý nghĩa xã hội lớn lao này.

Đỗ Ngọc Dũng.

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Như Bình-Người đàn bà đẹp tìm lại chính mình qua tranh

“Có hẹn với mùa thu” là cuộc triển lãm tranh, thi ca của nhà văn Như Bình được diễn ra vào ngày 19/10 tại Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam – 65 Nguyễn Du, thủ đô Hà Nội. Cuộc triển lãm...

LỘC – DUYÊN – ĐẤT – TRỜI.

Thuần khiết tinh giản, tinh giản đồng nhất, hồn hậu tự nhiên dưỡng như không có gì là gì gắng gượng… là cảm giác mênh mông vô định… khi một mình trầm ngâm – tha thẩn trong phòng tranh...

Hồ Hữu Thủ: Trọn một đời với nghệ thuật

Ở phương xa khi hay tin hoạ sĩ Hồ Hữu Thủ đã ra đi, lòng tôi trĩu nặng nỗi thương tiếc. Ông không chỉ là một hoạ sĩ tài ba mà còn là nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ. Tôi xin gửi lời chia...

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Họa sĩ Đỗ Đức: Triển lãm và bán đấu giá tranh góp tiền xây trường cho trẻ em vùng cao

NDO – 50 năm lăn lộn với các tỉnh miền núi phía bắc trong vô vàn các chuyến công tác đã để lại trong họa sĩ Đỗ Đức những ký ức và cảm hứng để đến khi về hưu, ông đã dành toàn bộ...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

“Art Talk” – Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm

Tiếp nối giá trị nghệ thuật truyền thống là những câu chuyện kể rất đời và chân thực về các hoạ sĩ qua chuỗi sự kiện ý nghĩa tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam, những thành tựu nghệ thuật...

Hơn 600 học sinh vùng Đồng Tháp Mười thi vẽ tranh chủ đề “Em yêu thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen”

Trong 3 ngày (từ 26 đến 28-9), tại các Trường THCS Vĩnh Châu A, Trường THCS Vĩnh Lợi và Trường THCS Vĩnh Đại (huyện Tân Hưng, Long An), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp với Khu...

Nghệ thuật Bùi Trang Chước – Khi sự kỳ khu đã trở thành cái riêng biệt

  Có một số họa sĩ mà sức nhìn và kỹ năng của họ có thể đạt đến những độ thấu đáo đáng kinh ngạc. Vậy cũng có nghĩa, ta dường như đang nói đến một chủ đề liên quan đến tính chi...

ĐỜI SỐNG VĂN NGHỆ HÀ NỘI "THỜI XA VẮNG"

    Mối sầu như tóc bạc Cứ cắt lại dài ra Đấy là hai câu trong một bài thơ bốn câu của ông Phan Khôi. Bài thơ được ông viết vào năm 1952, khi ông 65 tuổi, với tâm trạng của một người...

PHẠM HẬU VÀ NGHỆ THUẬT TRANH VẼ BÚT NHIỆT

Lịch sử hội họa, trên phương diện kỹ thuật vật chất, về cơ bản là sự trả lời cho câu hỏi: “sur quoi et avec quoi? / vẽ trên cái gì và vẽ bằng cái gì?” Nếu con người có thể vẽ ở khắp...