NGÔ HUY QUỲNH – NGƯỜI NGHỆ SĨ ĐA TÀI

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh (1920-2020)

 

Lịch sử có cách lựa chọn và đối đãi con người rất lạ. Giữa một vườn hoa khoe sắc, nó thuận tay chọn lấy một bông hoa để đại diện cho cả vườn hoa. Nhưng cái vinh dự bất ngờ ấy nhiều khi lại cũng là thiệt thòi cho chính bông hoa, bởi người ta thường chỉ thấy “vẻ đẹp đại diện”mà không thấy “vẻ đẹp tự thân”của nó. Khi nhắc đến kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh, chúng ta nghĩ ngay đến người thiết kế và chỉ đạo thi công Lễ đài Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Thời điểm đó, không ít các kiến trúc sư, họa sĩ tên tuổi đã dấn thân theo cách mạng cùng nhân dân, nhưng vinh dự được tham gia tổ chức, thiết kế Lễ đài Độc lập thì lịch sử chỉ gọi tên Ngô Huy Quỳnh. Người ngoài nghề, có lẽ nhớ đến ông như vậy. Chỉ người trong nghề lâu năm mới biết ông là người đa tài bậc nhất trong giới văn nghệ nước ta.
Ngô Huy Quỳnh đã thiết kế một số biệt thự tiêu biểu cho phong cách Đông Dương trước Cách mạng tháng Tám, ví dụ Ngôi nhà số 84 phố Nguyễn Du, Hà Nội (1943).

Hà Nội, ngày 2-9-1945, tại Lễ đài trên Quảng trường Ba Đình do kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh thiết kế và chỉ đạo thi công, Bác Hồ đang đi xuống sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản

 

Kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh đang trình bày một phương án quy hoạch đô thị. Hà Nội, 1967.

 

Kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh trong xưởng họa.

Ông là một trong những nhà quy hoạch đô thị hiện đại người Việt đầu tiên (trước 1954, việc quy hoạch đô thị ở Việt Nam hoàn toàn do người Pháp chủ trì). Cùng Hoàng Như Tiếp và sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, ông là đồng tác giả của bản Quy hoạch Thủ đô Hà Nội (1960) trong đó đã sớm đặt ra vấn đề bảo tồn khu phố cổ. Sau đó, ông được giao nhiệm vụ làm chủ trì đồ án Quy hoạch thành phố Khang Khay của Lào (1963).
Ngô Huy Quỳnh cũng là một nhà sư phạm, nghiên cứu, lý luận kiến trúc, đã soạn thảo chương trình đào tạo kiến trúc sư khóa đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, là tác giả của hàng chục đầu sách nghiên cứu lịch sử kiến trúc trong nước, cũng như đồng tác giả của bộ sách “Đại tổng tập lịch sử kiến trúc thế giới” nổi tiếng của Liên Xô (phụ trách phần kiến trúc Việt Nam).

Ngoài kiến trúc, Ngô Huy Quỳnh còn là một nhà điêu khắc. Ông đã cùng Trần Văn Lắm là tác giả công trình «Đài trận vong chiến sĩ» đặt tại Lạng Sơn (1942), đạt giải nhất trong cuộc thi thiết kế do chính quyền thuộc địa khi ấy tổ chức.

Ngô Huy Quỳnh – Biển chiều. 1965. Sơn dầu. 13x18cm

 

Ngô Huy Quỳnh – Chân dung vợ tôi. 1965. Sơn dầu. 57x45cm

 

Ngô Huy Quỳnh – Dưới tán cây. 1960. Sơn dầu. 18x13cm

Ở tư cách một họa sĩ, ông đã cùng Phạm Văn Đôn và Trần Đình Thọ tổ chức triển lãm tranh tại Hà Nội năm 1942. Số tiền bán tranh từ triển lãm này lên tới 300 đồng bạc Đông Dương, cho phép ông thực hiện ước mơ lang thang hàng tháng trời khắp các nẻo đường đất nước để vẽ cảnh vật, con người. Những năm 1943-1945, người ta còn biết đến ông như một nhạc công ghi-ta, thường hòa tấu cùng Bùi Công Kỳ và Đỗ Nhuận. Khi tham gia kháng chiến ở Việt Bắc, ông luôn mang theo mình bút chì và giấy để ký họa mỗi khi rảnh rỗi. Nguyễn Trực Luyện có lần kể rằng, thật may mắn khi tận mắt nhìn thấy những bản vẽ ghi kiến trúc bằng chì của Ngô Huy Quỳnh ở Liên khu X, chúng như thể là những phác thảo hội họa tầm cỡ.

Khi sang Liên Xô học tập (1951-1955), ngoài công việc nghiên cứu quy hoạch đô thị, Ngô Huy Quỳnh đã được trở lại với niềm say mê hội họa của mình. Ông đi khắp nơi ở Liên Xô để vẽ tranh sơn dầu, bằng một phong cách hội họa hòa trộn giữa Pháp-Đông Dương-Nga, hàn lâm mà không kém biểu cảm, qua những vệt bút rung rinh, những mảng màu giản dị mượt mà cảm xúc. Với số tiền trợ cấp dư dả từ nhà nước Liên Xô, khi chuẩn bị về nước ông đã mua số lượng sơn dầu nhiều đến mức mà nhiều năm sau ở Việt Nam ông dùng vẫn không hết.
Kiến trúc và hội họa từ xưa vốn đã là hai môn nghệ thuật anh em, nhưng những nghệ sĩ có thể cùng lúc đưvợc coi vừa là kiến trúc sư vừa là họa sĩ thực thụ thì lịch sử nghệ thuật thế giới cũng không có nhiều, và ở Việt Nam thì càng hiếm. Ngô Huy Quỳnh, có thể nói, là một nghệ sĩ hiếm có như vậy. Tên ông đã được đặt cho một phố ở quận Long Biên, Hà Nội.

Huệ Viên

 

Tin cùng chuyên mục

Hai kiệt tác vẽ về trẻ em của Mai Trung Thứ

Họa sĩ Mai Trung Thứ hay còn được gọi là Mai Thứ sinh ngày 10.11.1906 tại tỉnh Kiến An, nay là Hải Phòng, miền Bắc Việt Nam. Cha ông là Mai Trung Cát, Tổng đốc Bắc Ninh. Năm 19 tuổi, Mai Trung Thứ đỗ...

Triển lãm tranh “Dấu ấn đại ngàn” 40 tác phẩm hội họa của họa sĩ Mai Quý Ngọc

Dấu ấn đại ngàn. Dấu ấn của một miền đất lạ. Họa sĩ Mai Quý Ngọc, may mắn được sinh ra và trưởng thành từ miền đất thân thương ấy. Những bước chân âm thầm, lặng lẽ, không mệt mỏi...

Triển lãm Huy&An – Uyên ương khó tìm

Sống trong đời, mỗi người sinh ra vô tình lại ứng với mỗi nghề, sinh ra làm hoạ sĩ càng ít, và hoạ sĩ lấy hoạ sĩ thành vợ thành chồng càng ít. Lấy thành vợ chồng song lại thành công trong con...

Hoạ sĩ Ngô Xuân Bính – Cầu nối các linh vật với nghệ thuật điêu khắc Gốm

...

Họa sĩ Công Quốc Thắng bền bỉ và bứt phá với sơn mài

NDO – Bền bỉ với chất liệu sơn mài và đề tài văn hóa dân gian, họa sĩ Công Quốc Thắng đã ghi dấu ấn với những tác phẩm hội họa tinh tế, dụng công, táo bạo và bứt phá. Các tác phẩm...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

SƯU TẬP LÀ MỘT HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO, NHỮNG CHIA SẺ CỦA NHÀ SƯU TẬP MARIA BRITO

  Tháng 1 năm 2009, Maria Brito bỏ nghề luật sư để phát triển công việc cố vấn nghệ thuật. Hiện tại, cô là cố vấn được săn đón của những khách hàng nổi tiếng Gwyneth Paltrow, Sean Comb,...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC VII (ĐÔNG NAM BỘ) LẦN THỨ 26 NĂM 2021

                           ...

“Femme à la montre” của Picasso trở thành tác phẩm đấu giá đắt giá nhất trong năm nay

NDO – Kiệt tác “Femme à la montre” (tạm dịch: Người phụ nữ đeo đồng hồ) sáng tác năm 1932 của danh họa Pablo Picasso đã được bán với giá hơn 139 triệu USD tại cuộc đấu giá của...

Nhìn lại nỗ lực chuyển ngữ Curator sang tiếng Việt

Năm 1942 Giáo sư Hoàng Xuân Hãn trong Lời dẫn sách Danh từ khoa học đã có những bàn luận sâu sắc, định hướng cho hoạt động chuyển ngữ các danh từ khoa học phương Tây sang tiếng Việt (1). Trong...

Thương tiếc tiễn biệt nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng ta, nhân dân ta!

Hà Nội sau mấy ngày mưa, bầu trời trong xanh đến kỳ lạ. Hai ngày nay, khu vực vườn hoa Yersin, các phố: Lò Đúc, Nguyễn Công Trứ, Lê Quý Đôn… chung quanh Nhà Tang lễ quốc gia đã trải qua một đêm...