DÒNG CHẢY HỘI HỌA CẬN – HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC

 

Hội họa phương Tây du nhập vào Hàn Quốc chủ yếu thông qua Nhật Bản với với nhiều trường phái và phong cách nghệ thuật khác nhau. Trong dòng chảy đầy biến động của lịch sử, giới họa sỹ bán đảo Triều Tiên đã nỗ lực tạo ra những phong cách riêng biệt để vừa giữ được những sắc thái đặc trưng hội họa nước nhà, vừa thể hiện được tính tiếp biến của thời đại. Dòng chảy ấy được tóm lược bằng các thời kỳ như sau:

Thời kỳ tái hiện những biểu hiện mang tính cận đại (1910-1945)

Năm 1910, Hàn Quốc chính thức nằm dưới chế độ thực dân của đế quốc Nhật Bản. Từ đó, bán đảo Hàn Quốc chịu ảnh hưởng từ chế độ thực dân trên rất nhiều phương diện như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và hội họa Hàn Quốc cũng nằm trong tầm ảnh hưởng ấy. Thời kỳ này, bán đảo Hàn Quốc không có trường đào tạo mỹ thuật chính thống thống nên phần lớn chuyên môn hội họa đều thông qua con đường du học Nhật Bản (chủ yếu trường Mỹ thuật Tokyo) hoặc phương tây (Mỹ, Pháp hay Đức). Chính vì thế, mỹ thuật gia đương thời chịu ảnh hưởng rất lớn từ mỹ thuật Nhật Bản, từ kỹ thuật tới phong cách với hai trào lưu chính là chủ nghĩa ấn tượng và chủ nghĩa hiện thực. Sau khi Go Hee-dong (1886-1965) tốt nghiệp khoa hội họa phương tây trường Đại học Mỹ thuật Tokyo và trở về hoạt động trong nước, ông đã làm thay đổi rất nhiều hội họa Hàn Quốc ở các phương diện, từ phương pháp tạo hình, cách xử lý và cảm thụ bức tranh, hoạt động đối ngoại cho việc triển lãm hay theo dõi hoạt động của người xem tranh, khác với chất liệu sơn dầu và màu nước, kỹ thuật và cách thức của Seo hwa kwan (Thư họa quán) truyền thống của Joseon. Năm 1916, tác phẩm “Hoàng hôn” (Sunset) của họa sỹ Kim Gwan-ho (1890-1959) đoạt giải trong Triển lãm văn bộ tỉnh, một triển lãm mỹ thuật chính thức của Nhật Bản, được đăng trên tờ Daehan Maeil Sinbo (The Korea Daily News) một lần nữa làm thay đổi phong cách hội họa truyền thống trong nước. Tuy nhiên, vì trong tranh có vẽ hai phụ nữ khỏa thân nên không được đăng ảnh trên tờ báo. Sự xuất hiện của tranh khỏa thân thời kỳ này bị coi như một cú sốc với xã hội mang nặng tư tưởng Nho giáo. Nhưng cũng từ đó, chân dung con người hay cuộc sống thường nhật xuất hiện như một chủ đề chính của những tác phẩm thời kỳ này.

Kim gwan-ho (1890-1959) – Hoàng hôn. 1916. Sơn dầu trên toan. 127,5×127,5cm. Đại học Mỹ thuật Tokyo

 

GU BON-UNG (1904-1953) – Chân dung một người bạn. 1935 Sơn dầu trên toan. 62x50cm. Bảo tàng Mỹ thuật hiện đại Quốc gia

 

O ji-ho (1905-1982) – Nhà hướng nam. 1939 Sơn dầu trên toan. 80x65cm. Bảo tàng Mỹ thuật hiện đại Quốc gia Di sản văn hóa quốc gia số 536 (năm 2013)

Từ sau những năm 1920, hội họa Hàn Quốc bắt đầu trải nghiệm các xu hướng mới như mỹ thuật trừu tượng, mỹ thuật tiên phong và chủ nghĩa biểu hiện của phương Tây với sự dẫn dắt của Hội triển lãm Mỹ thuật Joseon (thành lập năm 1922). Thế hệ họa sỹ này sau khi du học trở về vừa đào tạo các thế hệ tiếp theo, vừa tiếp tục tham gia các hoạt động mỹ thuật trong nước. Tuy nhiên, hạn chế của thời kỳ này là nhận thức của đại chúng về mỹ thuật trong bối cảnh cả nước đang gồng mình chống lại đế quốc thực dân bóc lột tàn nhẫn. Một số họa sỹ và tác phẩm nổi tiếng thời kỳ này như “Nhà hướng nam” của O Ji-ho, “Chân dung một người bạn” của Gu Bon-ung.

Thời kỳ tìm tòi phong cách mới (1945-1960)

Với làn sóng đấu tranh nổi dậy chống đế quốc Nhật những đầu những năm 1940, giới họa sỹ cũng bị động viên vào truyền thông chống giặc, nếu phản đối thì im lặng hoặc từ bỏ việc vẽ tranh và kéo dài cho tới giải phóng. Sau năm 1945, sau khi thoát khỏi ách thực dân Nhật, Hàn Quốc lại rơi vào thời kỳ phản đối, tẩy chay văn hóa và ảnh hưởng khác của Nhật. Hội họa Hàn Quốc chuyển trọng tâm sang Mỹ hoặc châu Âu và dần thoát khỏi chủ nghĩa hiện thực, vốn là trải nghiệm của những thời kỳ lịch sử biến động. Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng (Abstract Expressionism) của Mỹ hay trào lưu Nghệ thuật phi hình thức (Art Informel) của châu Âu được truyền bá vào Hàn Quốc một cách nhanh chóng. Chủ nghĩa Biểu hiện trừu tượng cũng bước đầu ảnh hưởng tới các họa sỹ truyền thống vẽ bằng bút lông và mực nước và trong tự tiếp biến giao lưu hội họa thế giới, họ chọn trường phái lập thể (cubism) để vẽ tranh ở nhiều góc độ khác nhau. Du học sinh trở về từ Nhật Bản, Mỹ hay châu Âu giảng dạy tại các trường Đại học như Seoul (thành lập năm 1946), Hongik (thành lập năm ) và từng bước truyền bá nghệ thuật mới của phương Tây với quyết tâm “vẽ tranh phương Tây khác với người phương Tây”. Lee Ung-no đã thể nghiệm hội họa trường phái Trừu tượng phi hình thức bằng cách xé và dán hanji (giấy truyền thống của Hàn Quốc) lên toan, còn họa sỹ Kim Wan-ki thì tập trung thể hiện đề tài và tình cảm mang phong thái đặc trưng của Hàn Quốc.

KIM HWAN-GI (1913-1974) – Sơn nguyệt. 1958 Sơn dầu trên toan. 130x105cm. Bảo tàng Mỹ thuật hiện đại Hàn Quốc

 

Han Muk (1914-2016) – Đướng xoáy ốc xanh. 1975 Sơn dầu trên toan. 153x198cm. Sở hữu cá nhân

 

LEE JUNG-SEOP (1916-1956) – Bò vàng. 1953 Sơn dầu trên giấy. 35,3x52cm. Bảo tàng Mỹ thuật Seoul

Sau nội chiến (1950-1953), các mỹ thuật gia đã nỗ lực để tiếp tục hoạt động sự nghiệp. Hội triển lãm mỹ thuật Đại Hàn dân quốc (thành lập năm 1949) sau chiến tranh Nam – Bắc vẫn tiếp tục tập hợp lực lượng nòng cốt và quy nạp thêm thành viên mới để hoạt động và tổ chức các cuộc triển lãm. Tuy nhiên, tiền thân là Hội triển lãm mỹ thuật Joseon nên vẫn mang trong mình những tư tưởng bảo thủ. Vì thế, thời kỳ này cũng xuất hiện thêm nhiều hội – đoàn khác chống hội này và theo đuổi ý niệm tạo hình của mỹ thuật phương Tây như Tân trào hình phái (1956), Hiệp hội Morden Art (1957), Hiệp hội mỹ thuật gia hiện đại (1957), Hiệp hội mỹ thuật gia sáng tác (1957), Bạch dương hội (1957). Cũng từ những năm 1950, sau khi ý niệm mỹ thuật đã thành thục, hội họa Hàn Quốc bắt đầu luận bàn tới khái niệm cụ tượng và trừu tượng. Các họa sỹ bắt đầu chuyển hướng từ tranh cụ tượng (tranh mang hình tượng cụ thể) sang tranh trừu trượng, thoát khỏi sự tạo hình đơn giản và hình thái bó buộc trước đây. Một số lại theo đuổi điểm mạnh của cả hai trường phái và vẽ tranh theo phong cách của mình.
Những họa sỹ và tác phẩm tiêu biểu thời kỳ này là “Bò vàng” của Lee Jung-seop, “Bến giặt” của Park Geun-su, “Đình Hyangwon” của Lee Eung-no, “Sơn nguyệt” của Kim Hwan-gi, “Giấc mơ” của Kwon Ok-yeon.

Cheon Gyeong-ja (1924-2015) – Chị Gilye. 1973 Màu trên giấy. 33,4x29cm. Sở hữu cá nhân

 

PARK SU-GEUN (1914-1956) – Bến giặt. 1954 Sơn dầu trên toan. 14x31cm. Bảo tàng Mỹ thuật Samsung (Seoul)

 

KIM GI-CHANG (1913-2001) – Nhịp điệu của nhã nhạc. 1967 Màu thủy mặc trên lụa. 86x98cm. Bảo tàng Mỹ thuật hiện đại Hàn Quốc

 

Yu Yeong-guk (1916-2002) – Núi. 1967 Sơn dầu trên toan. 130x130cm. Bảo tàng Mỹ thuật hiện đại Hàn Quốc

 

Thời kỳ của mỹ thuật trừu tượng giao lưu hội họa toàn cầu (1960 – 1970)

Hàn Quốc những năm 60 tập trung khắc phục vết thương chiến tranh và ổn định xã hội. Thời kỳ này, những mỹ thuật gia đã mở rộng hoạt động một cách đa dạng. Những nhân vật đại thụ đã mở những cuộc triển lãm cá nhân, thế hệ trẻ được đào tạo chính quy ở các trường đại học mỹ thuật cũng bắt đầu hoạt động và tiếp thêm hỏa lực cho các hội đoàn. Nhờ sự xuất hiện của mỹ thuật tiên phong, Hội tranh màu thủy mặc đã tiếp nhận một cách tích cực hơn mỹ thuật trừu tượng để dung hợp nội dung truyền thống Hàn Quốc và cách thức hiện đại phương Tây. Những năm 70 một số hình thức hội họa khác cũng xuất hiện như Hội họa monochrome và tranh đơn sắc. Nhiều cuộc triển lãm đã được tổ chức như “Triển lãm khách mời tác giả hiện đại” năm 1967, 1968 do tạp chí nhật báo Triều Tiên tổ chức, “Triển lãm giải thưởng mỹ thuật Hàn Quốc” năm 1970, 1971 do tạp chí nhật báo Triều Tiên tổ chức, triển lãm của Indépendants (Hiệp hội mỹ thuật gia độc lập của Pháp) tổ chức năm 1972. Số lượng họa sỹ tham gia các cuộc triển lãm quốc tế cũng bắt đầu tăng lên, góp phần mở rộng giao lưu với mỹ thuật nước ngoài.

 

LEE EUNG-NO (1904-1989) – Đình Hyangwon. 1959. Thủy mặc trên giấy. 124x172cm. Bảo tàng Mỹ thuật Cernuschi

 

KWON OK-YEON (1923-2011) – Giấc mơ. 1960. Sơn dầu trên toan. 73x190cm. Bảo tàng Mỹ thuật hiện đại Quốc gia

    

Choe Yeong-rim (1916-1985) – Ngày hỉ sự. 1975. Sơn dầu trên giấy. 75x170cm. Sở hữu cá nhân

Mặt khác, từ những năm 1970, nhờ các cuộc cải cách toàn diện, kinh tế trong nước ngày càng phát triển. Điều này tạo tiền đề hình thành thị trường mỹ thuật: nhiều phòng tranh được lập ra, nhiều họa sỹ mở cuộc triển lãm cá nhân, nhiều tác phẩm được mua – bán và người chơi tranh cũng dần tăng lên. Vào giữa những năm 1970, tài liệu in ấn liên quan đến mỹ thuật được xuất bản, tài liệu chuyên môn mỹ thuật nước ngoài được dịch nhiều hơn, những tạp chí như “Ấn phẩm mỹ thuật theo mùa” “Không gian” được phát hành làm gia tăng sự quan tâm và hiểu biết của giới chuyên môn và quần chúng về mỹ thuật.

Bước sang thập niên 80, những du học sinh mỹ thuật Hàn Quốc có bước chuyển hướng sang các nước khác như Đức, Anh, … và thay đổi thái độ tiếp nhận. Họ không chỉ tiếp nhận hội họa phương Tây một cách đơn thuần mà có sự giao lưu, chọn lọc hai chiều. Mỹ hay châu Âu không còn là nơi chỉ để học tập mà còn để trao đổi kinh nghiệm và mở rộng lĩnh vực hoạt động trong thời đại toàn cầu hóa.

Từ sau thập niên 90, Hàn Quốc tổ chức nhiều cuộc triển lãm Quốc tế như “Gwangju Bieale”, “Triển lãm Mỹ thuật Quốc tế Gwangju” thường niên giúp mỹ thuật nói chung và hội họa nói riêng của Hàn Quốc mở rộng giao lưu với rất nhiều nước trên nhiều khía cạnh.
Một số tác phẩm tiêu biểu thời kỳ này là “Nhịp điệu của nhã nhạc” của Kim Gi-chang, “Núi” của Yu Yeong-guk, “Chị Gilye” (1973) của Cheon Gyeong-ja, “Đường xoáy ốc xanh” (1975) của Han Muk, “Ngày hỉ sự” (1975) của Choe Yeong-rim.

Nguyễn Thị Trang 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Louvre – Bảo tàng Nghệ thuật danh giá nhất thế giới

Nằm bên hữu ngạn sông Seine ở Thủ đô Paris của nước Pháp, Louvre là  một bảo tàng lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới, với khối kiến trúc tráng lệ và là nơi lưu trữ những kiệt tác,...

Champs-Elysées – Đại lộ danh tiếng nhất của nước Pháp

Nếu nước Mỹ nổi tiếng với đại lộ Danh vọng Hollywood, nơi những ngôi sao nổi tiếng nhất trong làng điện ảnh, sân khấu thế giới được vinh danh  gắn sao và tên trên đại lộ. Thì người Pháp...

Montmartre – Ngọn đồi thơ mộng của các nghệ sĩ 

Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng nước Pháp quyến rũ hơn những quốc gia khác. Đặc biệt là Paris được mệnh danh là thành phố của kiến trúc, nghệ thuật, thủ đô hoa lệ, kinh đô của...

Edinburgh – Thành phố của văn chương, nghệ thuật

Sau nhiều giờ bay và Transit tại Dubai chúng tôi đã đặt chân đến Edinburgh xứ sở Vương quốc Scotland. Lúc này là cuối chiều, thời tiết tháng 6 ở đây rất lạnh. Tuy vậy, chúng tôi vẫn tranh thủ...

Odilon Redon người tự minh họa giấc mơ

Odilon Redon (1840 – 1916) là một nghịch lý khuất lấp. Ông sống giữa thời đại Ấn tượng và hậu-Ấn tượng trăm hoa đua nở của những Renoir, Gauguin và Van Gogh. Song, ngoại trừ được công nhận trong...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

BỨC TƯỢNG ĐỨC MẸ BAN ƠN Ở NHÀ THỜ DOMAINE DE MARIE ĐÀ LẠT

  Nhà thờ Domaine de Marie – Đà Lạt Nhà thờ Domaine de Marie còn được gọi là nhà thờ Vinh Sơn (vì là nguyện đường của các soeurs Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn), nhà thờ Mai Anh (vì trước đây khu...

XU HƯỚNG CHIẾT TRUNG TRONG NGHỆ THUẬT

  Chiết trung là một thuật ngữ có nguồn gốc Hy Lạp, nghĩa là được lựa chọn. Thuật ngữ này đầu tiên được sử dụng trong triết học bởi một dòng các triết gia Hy Lạp và La Mã cổ đại...

MỘT SỐ HỌA SĨ VỚI HẢI PHÒNG XƯA

  Những thành phố ven biển có hải cảng thường lôi cuốn các họa sĩ. Và mỗi thành phố biển như thế đều có một sức hút rất riêng. Hải Phòng cách Hà Nội 100 cây số có lẻ, không quá gần...

Thế giới ấm áp trong tranh của trẻ tự kỷ

Bộ bài “Bí kíp hồn nhiên” bao gồm 50 thẻ bài in tranh vẽ nguyên bản của trẻ tự kỷ của doanh nghiệp xã hội Tòhe, cùng những thông điệp ngộ nghĩnh, chân thật, hồn nhiên về những quan sát thú...