Sắc quê và Ký họa – Cuộc “Đổ bộ” về Kinh đô của họa sĩ Quỳnh Thơm

Mấy năm trở lại đây, cư dân Facebook (FB) thường xuyên bắt gặp tranh của họa sĩ Quỳnh Thơm, bởi dù muốn hay không khi lướt FB, các tác phẩm đủ loại từ tranh đề tài lãnh tụ đến phong cảnh quê hương, đất nước, ký họa với nhiều chất liệu khác nhau của cái tên Quỳnh Thơm vẫn cứ nổi lên buộc người ta phải chú ý, rồi từ chú ý đến quý nể. Các họa sĩ tên tuổi, uy tín trong giới nghệ thuật tạo hình cả nước cũng dần thán phục tác giả, trước hết về sức làm việc qua các bình luận. Quả thực Quỳnh Thơm vẽ rất nhiều, vẽ nhanh. Với tôi, tôi có cảm giác họa sĩ này vẽ như “lên đồng” bằng chứng là nhiều hôm thấy họa sĩ đưa lên trang FB giới thiệu 4-5 tác phẩm cùng sáng tác trong 1 ngày. Một lần gặp tôi, Thơm chia sẻ: “Được trời phú cho sức khỏe, một gia đình yên ấm và thanh thản tâm hồn. Thế nên em yên tâm tranh thủ những lúc rảnh để vẽ, nhiều khi dậy sớm thường từ 4h sáng để vẽ”. Kết quả chỉ trong có mấy năm, nhất là thời gian trong và sau đại dịch Covid 19. Quỳnh Thơm đã có một gia tài tác phẩm khá đồ sộ lên đến cả vài trăm bức, khiến đồng nghiệp và công chúng phải quý nể, truyền thông chú ý với nhiều tin bài quảng bá trang trọng. Phần lớn các tranh của Quỳnh Thơm đạt chất lượng khá, trong số ấy có những tác phẩm đẹp, nhất là những tranh thể hiện cảnh làng quê, cánh đồng, rặng tre, đường làng, góc ao, bụi chuối, vườn nhà… Có lẽ ở cái tuổi sung mãn, cái độ đủ trải đời, hiểu nghề, Quỳnh Thơm tự tin đến hồn nhiên say xưa sáng tác. Thơm vẽ như sự dồn nén lâu ngày đến mức nó phải bung ra, phải tuôn chảy theo cảm xúc để thành tác phẩm. Rồi anh muốn chia sẻ cảm xúc ấy, thành quả ấy với các đồng nghiệp, các đàn anh đi trước, cùng công chúng yêu nghệ thuật, mong muốn nhận được từ họ những đóng góp chân thành khách quan có khen, có chê… Với tinh thần cầu thị lan tỏa ấy, không chỉ chia sẻ lên trang FB cá nhân của đồng nghiệp mà anh yêu quý nể trọng. Quỳnh Thơm còn giới thiệu tác phẩm trên các trang hội họa uy tín, rồi trở thành “Ngôi sao đang lên”, “Người đóng góp nhiều nhất”… Nhiều tác phẩm của anh còn được Ban quản trị trang chọn làm hình ảnh đại diện của trang.

Họa sĩ Quỳnh Thơm

Họa sĩ Quỳnh Thơm sinh ra và lớn lên tại Quảng Cư, Tuân Chính, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc – miền đất có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời. Sau khi tốt nghiệp Khoa Mỹ thuật Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, học tiếp Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Nhưng ra trường anh không muốn làm giáo viên dạy mỹ thuật trong trường phổ thông mà thành lập Công ty Quảng cáo Trẻ. Với phương châm vừa làm kinh tế, vừa làm nghệ thuật. Lo tìm kiếm các comang, hợp đồng mỹ thuật cho công ty, vừa đầu tư họa phẩm và tranh thủ thời gian có thể để vẽ. Có lẽ Quỳnh Thơm đã rất thấm thía câu nói của danh họa Tây Ban Nha- Salvador Dalí: “Là họa sĩ thì giàu sẽ hay hơn nghèo rất nhiều ”. Bởi chúng ta đều biết cái nghề này, ngoài trí tuệ cùng với sự lao động nghiêm túc, còn cần phải có tiền để đầu tư họa phẩm… càng họa phẩm tốt thì lại càng phải nhiều tiền, chỉ một tuýp sơn dầu nhỏ như tuýp thuốc đánh răng cũng có giá hơn cả triệu bạc, cái khung tranh cũng tiền triệu đến nhiều triệu đồng. Tôi từng thấy Quỳnh Thơm có những lúc mua đến cả trăm triệu tiền họa phẩm, chở cả ô tô khung toan về nhà…

Quả đúng là lấy cái nọ nuôi cái kia, làm kinh tế vừa để mưu sinh, vừa để nuôi nghiệp vẽ, vả lại khi ông chủ của Công ty càng thành danh trong nghề bao nhiêu, giỏi nghề bao nhiêu thì chắc chắn uy tín chuyên môn của công ty lại ngày càng được nâng lên, và rồi ắt có thêm những hợp đồng mới. Quy luật kinh tế thị trường vốn khắc nghiệt, khi thuận lợi, lúc khó khăn, rồi đại dịch bùng nổ đã có lúc khiến Công ty phải trải qua những sóng gió, tưởng như bên bờ vực. Nhưng bằng sự quyết tâm, sự nghiêm túc trong làm ăn, tư duy nhạy bén, nắm bắt tình hình, phong cách quảng giao của Giám đốc Quỳnh Thơm, anh đã làm cho Công ty của anh luôn là địa chỉ tin cậy của những hợp đồng lên đến hàng chục tỷ đồng. Làm ăn phát đạt có thương hiệu, mang lại nhiều công việc và thu nhập, ổn định đời sống cho nhân viên. Nhưng cái điều đáng quý nhất ở anh, như đã nói ở trên ông chủ của Công ty – Họa sĩ Quỳnh Thơm không quá mải mê chỉ kiếm tiền mà quên vẽ. Trái lại Thơm còn vẽ nhiều hơn, nhanh hơn anh tranh thủ mọi thời gian có thể để được vẽ. Bên cạnh đó tiếp tục đầu tư nhiều hơn cho nghiệp vẽ. Chỉ trong vài năm qua, Quỳnh Thơm đã cho ra mắt công chúng Vĩnh Phúc và huyện nhà đến 6 cuộc triển lãm tranh cá nhân, phục vụ kịp thời các sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh, được lãnh đạo tỉnh và công chúng đáng ghi nhận, đánh giá cao. Trong đó, có những triển lãm chuyên đề về Bác Hồ với quê hương Vĩnh Phúc. Triển lãm này còn được nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao ở Trung ương và tỉnh ghé thăm và đánh giá cao. Minh chứng là tỉnh đã quyết định trích ngân sách mua cả phòng tranh của anh để phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lâu dài đối với thế hệ trẻ tỉnh nhà.

 

 

 

Là người quan tâm đến sáng tác của Quỳnh Thơm từ khá lâu, từng tham dự một số cuộc triển lãm gần đây của Thơm. Tôi thấy toát lên ở con người Thơm cái nhiệt tình, hăm hở cho các cuộc chơi nghệ thuật mà không một chút đắn đo về tiền bạc.

Luôn khiêm tốn, cầu thị hướng đến cái giá trị đích thực của nghệ thuật, trong con người Quỳnh Thơm, chúng ta dễ nhận thấy sự tuôn chảy mạnh mẽ những cảm xúc mà anh bắt gặp nơi thị giác để rồi ghi nhớ nó, phản ánh nó trong hiện thực hội họa của mình. Tranh của Quỳnh Thơm nhìn chung được thể hiện với bút pháp hiện thực truyền thống, có sự kết hợp của phong cách ấn tượng, biểu đạt. Quỳnh Thơm có bút pháp khá khoáng đạt, làm chủ được chất liệu, biết khai thác thế mạnh của chất liệu để diễn tả và anh khá thành công trong nhiều tác phẩm, đặc biệt ở những tranh phong cảnh núi non, mây nước. Một góc vườn chuối, hay đồi cọ, góc ao làng, hay ngõ quê…. Dù tĩnh lặng hay sao động, Quỳnh Thơm đều tái hiện khá thành công. Chúng ta hãy nhìn kĩ cái bóng đổ trong veo của những vạt đồi, lũy tre, hay bụi chuối xuống mặt nước trong tranh, hay những vệt bút phóng túng, buông thả, nhấn nhá gợi những tia nắng của ban mai, của hoàng hôn, rồi cả độ  nhuyễn, nhòe chuyển tiếp của các sắc màu luôn tạo được sự dung động, mà sâu lắng  hút hồn người xem, khiến người ta phải thán phục, dẫn dụ người ta dù đi xa quê từ lâu, đều phải nhớ về ký ức tuổi thơ mình, nơi mình từng gắn bó như một tình cảm khó tả bằng lời. Đúng như một nhà văn đã từng viết: “Mỗi bức tranh là cuộc trò chuyện không lời giữa nghệ sĩ và người xem, một thông điệp không lời mà mọi người có thể hiểu được bằng trái tim”. Đó chính là thành công trong nhiều tác phẩm của Quỳnh Thơm, đó cũng có thể được xem như  thế mạnh, sở trường của anh, cái thế mạnh sở trường này không phải ngẫu nhiên có được. Mà nó nói lên nhiều điều, phải là người tâm huyết, người làm việc nhiều và nghiêm túc đến thế nào mới có được ? Mảng tranh kí họa mực nho, màu nước hàng trăm bức cũng khá thành công, có những bức như  thần bút chỉ bảo rất sống động, nhất là ở một số bức vẽ loài vật. Tuy vậy, bên cạnh những thành công bước đầu rất đáng tự hào này, bên cạnh những cái được trong vài trăm tác phẩm. Quỳnh Thơm cũng còn  những  tranh mới  dừng ở tầm mức sơ lược, ghi chép… Nó cần được đẩy sâu hơn, đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Rất mừng là anh đã tự nhận biết được điều này để khắc phục trong thời gian tới. Cũng dễ thông cảm bởi tốc độ vẽ nhanh như vậy, nhiều như vậy, thì đó cũng là điều dễ hiểu. Vả lại nghệ thuật không phải bao giờ và lúc nào cũng thành công. Thành công của mỗi nghệ sĩ bao giờ cũng phải xây dựng trên cả sự thất bại dù ít hay nhiều. Quỳnh Thơm có lẽ cũng như vậy. Nhưng điều đáng nói là anh đã nhận biết được tất cả, có lần nghe anh từng bộc bạch: “Đây là thời kỳ em luyện nghề, thể nghiệm làm quen với mọi chất liệu. Sau này em sẽ dành thời gian nhiều hơn cho công việc hoàn thiện, đẩy sâu tác phẩm, làm những tác phẩm dài hơi…”.

 

 

Với mạch guồn cảm xúc mãnh liệt, tâm hồn luôn nhiệt huyết cho nghệ thuật, cho các cuộc chơi nghệ thuật sang trọng đích thực. Điều đó được anh xem như cái đích phải đến trong hành trình sáng tạo của mỗi nghệ sĩ trong đó có anh. Vậy nên, một trong các cuộc chơi nghệ thuật đích thực này sẽ được bắt đầu bằng cuộc triển lãm quy mô từ ngày 26/5 đến ngày 4/6 này tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Họa sĩ Quỳnh Thơm sẽ cho ra mắt công chúng Thủ đô và giới mỹ thuật Việt Nam phòng tranh gồm hơn 100 tác phẩm với chủ đề “Sắc quê và kí họa” được trưng bày tại 2 tầng (tầng 2 và 3) của Nhà triển lãm. (Xin nói ngay thường thì triển lãm cá nhân mọi người chỉ bày tác phẩm trong 1 tầng.)  Sự kiện này được xem như một cuộc “Đổ bộ” ồ ạt những sáng tác của Quỳnh Thơm về kinh thành. Các tác phẩm trong triển lãm sẽ như một bữa tiệc của sắc màu thấm đẫm hồn quê được anh trưng cất, lắng đọng. Nó cũng sẽ là một cuộc tập dượt cần thiết từ “ao làng” ra “biển cả”, đánh dấu bước tiến mới trên chặng đường sáng tác của một họa sĩ với khát vọng vươn lên trong sáng tạo nghệ thuật. Tôi chợt nhớ đã lâu từng nghe một họa sĩ nổi tiếng, khuyên một đồng nghiệp trẻ đại loại như: “Muốn đi xa trên con đường nghệ thuật, để biết mình ở đâu? Không thể không trình làng những sáng tác của mình nơi kinh thành.”  Và Quỳnh Thơm đã làm điều này.Với tất cả những yếu tố trên, có sự quan tâm ủng hộ của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Phúc, sự động viên khích lệ của bạn bè đồng  nghiệp, cùng với sự tuyển chọn tác phẩm cẩn trọng, đầu tư  xứng đáng, chuẩn bị chu đáo. Chúng ta có thể hy vọng cuộc “ Đổ bộ” các sáng tác của Quỳnh Thơm tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền-Hà Nội lần đầu này sẽ thành công tốt đẹp.

Sẽ là thiếu sót khi nhắc đến những thành công bức đầu này của Quỳnh Thơm trong đam mê sáng tạo hội họa, cũng như trong cuộc sống mưu sinh. Mà không nhắc đến hình bóng của một gia đình hạnh phúc, ở đó có người vợ hiền và những đúa con trưởng thành. Cái hình bóng ấy luôn được kiến tạo bằng tình thương và trách nhiệm của từng thành viên, đặc biệt vai trò của người vợ xinh đẹp, đoan trang tên Ngọc Quỳnh-cô giáo dạy nhạc luôn biết chia sẻ và giữ lửa tình yêu cho những đam mê của chàng họa sĩ có bút danh mang một nửa tên nàng.

Chúng ta cùng chúc cho Quỳnh Thơm sau triển lãm này, họa sĩ sẽ có thêm những bước tiến mới, thành công mới hơn nữa trên con đường thiên lý của nghệ thuật vốn đầy gian truân nhưng cũng rất đỗi vinh quang này./.

                                                        Viết trong ngày sinh nhật Bác lần thứ 134

                                                                                                Đỗ Ngọc Dũng

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Đỗ Đức: Triển lãm và bán đấu giá tranh góp tiền xây trường cho trẻ em vùng cao

NDO – 50 năm lăn lộn với các tỉnh miền núi phía bắc trong vô vàn các chuyến công tác đã để lại trong họa sĩ Đỗ Đức những ký ức và cảm hứng để đến khi về hưu, ông đã dành toàn bộ...

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu – Những vệt màu cảm xúc!

Triển lãm tranh sơn mài Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đang diễn ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 15/9, bày khoảng 65 tranh sơn mài, đa số khổ lớn. Trên địa...

Shireen Narizee và nghệ thuật đương đại ở Việt Nam

Shireen Narizee (1947 – 2018) là một trong những nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật người Malaysia, bà đồng thời là một giám tuyển có tầm cỡ quốc tế. Trong suốt cuộc đời sự nghiệp của mình,...

Điềm Phùng Thị và những dấu ấn trên bản đồ nghệ thuật điêu khắc quốc tế

Điềm Phùng Thị (1920 – 2002), tên thật Phùng Thị Cúc, là một người con của Thừa Thiên Huế. Khi đã là một tiến sĩ, bác sĩ, bà tìm đến điêu khắc và được biết đến là một trong những nữ...

“Cẩm nang sử dụng cuộc đời”- triển lãm mang tiếng nói cá nhân đầy sáng tạo của các nghệ sĩ trẻ

Cuối tháng 6 vừa qua, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) đã cho ra mắt triển lãm “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời” (Life: A User’s Manual), mang đến công chúng góc nhìn sống động, độc...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

CẢNH SÀI SƠN CỦA CÔNG VĂN TRUNG

  Tranh “sơn” (laque) Việt Nam có nhiều thể, và tương lai chắc chắn sẽ còn biến hóa khôn cùng, biểu hiện sức sáng tạo dường như vô tận của các họa sĩ Việt Nam xưa nay. Riêng về sơn mài...

Phát hành bộ tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(ĐCSVN) – Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Phát hành bộ tranh cổ...

Họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh trưng bày triển lãm “Giang” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Chiều ngày 02 tháng 4 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Giang” của họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh. Đến dự buổi khai mạc triển lãm có họa sĩ...

DÒNG CHẢY HỘI HỌA CẬN – HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC

  Hội họa phương Tây du nhập vào Hàn Quốc chủ yếu thông qua Nhật Bản với với nhiều trường phái và phong cách nghệ thuật khác nhau. Trong dòng chảy đầy biến động của lịch sử, giới họa...

CỬA THOÁT HIỂM

  Trong lần khai mạc cuộc triển lãm tranh minh họa sách báo và tranh cỡ nhỏ của Bùi Xuân Phái, ông Kim Sang Ug – Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội đã trò chuyện với tôi qua cô...