Ngắm 500 cổ vật quý hiếm tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam

Lưu giữ, trưng bày 500 cổ vật quý hiếm có niên đại từ thế kỷ VII-VIII, Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam là điểm đến tham quan của nhiều du khách.
Nằm trên tầng 2 khu chánh điện của chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam là nơi lưu giữ kho cổ vật giá trị của văn hóa Phật giáo, phục vụ nhu cầu tìm hiểu văn hóa Phật giáo của tăng ni, đạo hữu và các nhà nghiên cứu. Đây cũng là điểm đến tâm linh, nơi tham quan ý nghĩa cho du khách trong hành trình khám phá Khu Danh thắng đặc biệt Ngũ Hành Sơn.

 

Chính thức mở cửa đón khách tham quan từ năm 2016, Bảo tàng Văn hóa Phật giáo hiện trưng bày hơn 500 cổ vật về Phật giáo. Các cổ vật phản ánh nghệ thuật Phật giáo Việt Nam và một số quốc gia Châu Á được các trụ trì chùa Quán Thế Âm dày công sưu tầm trong hơn 20 năm qua. Nhiều hiện vật có niên đại trong vài ba thập kỷ gần đây, nhưng cũng có hiện vật có niên đại từ thế kỷ VII, VIII.

 

Các cổ vật như tượng Phật, mộc bản kinh Phật, đồ thờ cúng, nhạc khí… có niên đại từ thế kỷ VII-VIII cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX được trưng bày tại bảo tàng.

 

Bảo tàng còn lưu giữ nhiều bộ tượng Phật quý hiếm với rất nhiều chất liệu như gỗ, ngọc, đồng, sắt, đá… Trong đó, nhiều tượng được các chuyên gia giám định đánh giá là ngang tầm bảo vật quốc gia, có giá trị đặc biệt về mặt nghệ thuật lẫn giá trị tạo hình. Nổi bật như tượng bạch ngọc “Quan Thế Âm tống tử” tạc hình Phật Bà đang bế một trẻ nhỏ trên tay mà theo tương truyền được tìm thấy trong hoàng cung nhà Nguyễn. Cạnh đó là nhóm 8 tượng “Phật Mật Tông”, tượng “Quan Âm tứ thủ”, tượng “Phật Di Lặc”.

 

Hòa thượng Thích Huệ Vinh, Trụ trì chùa Quán Thế Âm cho biết, các hiện vật, cổ vật trưng bày, giới thiệu tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đều trải qua quá trình thẩm định khoa học, chọn lọc công phu của các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành. Tất cả hiện vật, cổ vật đều mang giá trị tinh thần và vật chất to lớn.

 

Theo các nhà nghiên cứu, ngoài giá trị nghệ thuật, cổ vật, hiện vật ở Bảo tàng Văn hóa Phật giáo ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa, lịch sử cần được bảo tồn, phát huy cũng như tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu.

 

Ngoài giá trị là những tác phẩm nghệ thuật cổ, các hiện vật được trưng bày tại bảo tàng còn là sự kết tinh những nét tinh hoa của di sản văn hóa Phật giáo.

 

Cạnh đó, bảo tàng cũng đang lưu giữ nhiều hiện vật là lư đồng thời xa xưa, đồ thờ cúng… có niên đại từ thế kỷ VII, đến cuối thế kỷ XIX, XX.

 

Đến với Bảo tàng văn hóa Phật giáo là đến với không gian văn hóa tâm linh độc đáo, để cảm nhận rõ nét sự đồng hành của Phật giáo xuyên suốt lịch sử dân tộc. Chiêm ngưỡng, thưởng lãm và tìm hiểu về những cổ vật cũng gợi nhắc mỗi người về những đạo lý sống tốt đẹp và cùng chung tay bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc.

 

Châu Thư
Nguồn: VTCNews

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

Ngày 17 tháng 5 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp...

Triển lãm tranh màu nước tại TPHCM – Sắc màu dọc miền đất nước

Triển lãm tranh màu nước diễn ra từ nay đến ngày 19-5, do CLB Màu nước Sài Gòn (thuộc Hội Mỹ thuật TPHCM) tổ chức. Khách tham quan triển lãm Triển lãm trưng bày 184 tranh của 80 tác giả với nhiều...

Lễ vinh danh Hanoi Grapevine’s Finest 2023 – 2024

18:00 – 21:00, thứ Sáu 17/05/2024 Villa số 49 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ** Sự kiện chỉ dành cho khách mời Thông tin từ ban tổ chức: Hanoi Grapevine’s Finest là sự kiện thường niên vinh...

Hội chợ nghệ thuật ANNAM ART FAIR 2024

Annam Gallery hân hoan mang đến cho cộng đồng nghệ thuật tại Sài Gòn sự kiện mang tên ANNAM ART FAIR. Với mô hình là một hội chợ nghệ thuật trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đa phương tiện và đa...

Phát động Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024

(ĐCSVN) – Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024 được tổ chức nhằm tôn vinh, ghi nhận thành tựu sáng tạo của các nghệ sỹ trẻ trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền mỹ thuật Việt Nam...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Phát huy giá trị di sản tại Biệt thự Pháp cổ 49 Trần Hưng Đạo    

Tiếp nối chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Ký kết Hiệp định Geneva và Tiếp quản Thủ đô (1954 – 2024), chiều 10/5, Ban vận động Mỹ thuật và Ngoại giao văn...

Lịch sử nghệ thuật thị giác Việt, một chân trời diễn giải mới

  Lịch sử nghệ thuật luôn chào gọi những khả thể mới, cho dù là đến từ cách tiếp cận, phân kỳ, một đối tượng hay phạm vi nghiên cứu mới/khác. Bởi đối với một lĩnh vực liên hệ...

NHỚ HỌA SĨ BÙI ĐÌNH LAN

  Họa sĩ Bùi Đình Lan trưởng thành từ lớp vẽ của công nhân do các họa sĩ Trung ương về trực tiếp giảng dạy, khi các họa sĩ về công tác tại vùng mỏ năm 1959. Lớp vẽ được mở để giúp...

Hơn 400 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm Tranh thiếu nhi Toàn quốc 2023

Diễn ra từ ngày 31/5 – 10/6, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Cuộc thi và triển lãm Tranh thiếu nhi toàn quốc năm 2023 có 401 bức tranh được...

NĂNG HIỂN – CHÂN DUNG HẠNH

  Người thiếu nữ trong bức tranh này tên là có tên là Hạnh. Cô là một trong số rất nhiều người mẫu của họa sĩ Năng Hiển. Hạnh thường ngồi mẫu cho họa sĩ những năm thập niên 1980. Cô...