NHỚ HỌA SĨ BÙI ĐÌNH LAN

 

Họa sĩ Bùi Đình Lan trưởng thành từ lớp vẽ của công nhân do các họa sĩ Trung ương về trực tiếp giảng dạy, khi các họa sĩ về công tác tại vùng mỏ năm 1959. Lớp vẽ được mở để giúp cho các xí nghiệp có người làm công tác mỹ thuật phục vụ sản xuất, có gần 50 học viên. Để tạo điều kiện cho các học viên, lãnh đạo xí nghiệp bố trí cho công nhân được chuyển về ca một, tan ca thì về thẳng lớp học, nhiều người vào lớp còn lấm bụi than và dầu mỏ. Thời gian khóa học là năm tháng.
Sau lớp học vẽ đó, họa sĩ Bùi Đình Lan được phân công vẽ áp-phích, cổ động tại các đơn vị trong xí nghiệp. Với công việc vẽ tuyên truyền này ông được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều môi trường sản xuất của mỏ, được tiếp xúc với nhiều loại máy móc và người công nhân sản xuất, ông hầu như thuộc lòng các loại máy móc, thiết bị của mỏ, nên các tác phẩm của ông rất sinh động và có hồn. Đề tài trong các tác phẩm của ông cũng rất rộng, ngoài các bức tranh về hoạt động sản xuất, ông còn vẽ những chị cấp dưỡng, các cô gái sàng than, người công nhân chuẩn bị vào ca.

Họ đều là những con người chất phác, nhiệt tình trong sản xuất, cùng nhau chia sẻ trong các thời điểm khó khăn của đời sống. Họ là đối tượng được miêu tả trong tác phẩm cùng các công việc mà họ đang làm, qua đó người họa sĩ thể hiện tình cảm đầy trân trọng đối với họ. Đó là các bức tranh vẽ về những buổi giao ca, cảnh công nhân đang khoan ở tại các bãi mìn, những buổi nghỉ giữa ca tại thực địa, những ca đêm ở công trường sàng than, khai trường sản xuất cùng các loại máy xúc, máy gạt với những đoàn xe tấp nập trong các kỳ thi đua của mỏ, đều đã được Bùi Đình Lan đưa vào tranh rất sinh động.

Họa sĩ Bùi Đình Lan (1936-2021)

 

BÙI ĐÌNH LAN – Cuộc đình công 1936. 1985. Sơn dầu

Trong các bức tranh về mỏ, đặc biệt khi vẽ các thiết bị máy móc, ông vẽ rất kỹ vì ông như thuộc từng chi tiết. Vẽ kỹ như vậy nhưng các bức vẽ lại có hồn và tình cảm, không bị khô khan như nhiều người khác vẽ về công nghiệp, nên các bức tranh của ông rất cuốn hút người xem. Nhiều tác phẩm thuộc đề tài này đã được nhiều giải thưởng như “Công trường khoan nổ mìn”-giải triển lãm của tỉnh hoặc “Ca đêm”-giải Tặng thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật Khu vực năm 2006. Ngoài mảng đề tài về sản xuất và người công nhân mỏ, ông còn thành công với đề tài truyền thống của vùng mỏ như tác phẩm “Lập Công hội đỏ” vẽ năm 1984. Bức tranh tái hiện một buổi tuyên truyền trên tầng than để chuẩn bị thành lập Công hội đỏ.

Với sự hiểu biết cùng sự kì công khi lấy tư liệu, ông đã miêu tả rất đúng không gian của những năm thuộc Pháp qua trang phục cùng các thiết bị mỏ cổ xưa. Trong tác phẩm “Sửa chữa cầu hai mươi” vẽ năm 1985, ông đã tái hiện được không khí khẩn trương của các đồng chí tự vệ mỏ đang sửa chữa chiếc cầu trên trục đường giao thông chính vừa bị bom đạn của máy bay Mỹ làm hư hại. Tác phẩm vẽ bằng chất liệu lụa nhưng vẫn cho ta cảm giác được cái ngổn ngang của sự tàn phá và không khí khẩn trương của những người sửa cầu, được người xem đánh giá cao tại triển lãm của tỉnh.

BÙI ĐÌNH LAN – Lập Công hội đỏ. 1984. Sơn dầu

 

BÙI ĐÌNH LAN – Ca đêm. 2006. Sơn dầu

Đặc biệt tác phẩm “Cuộc đình công năm 1936”, chất liệu sơn dầu, được trao Huy chương đồng tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc năm 1985. Tác phẩm đã tái hiện được khí thế của công nhân đang đòi chủ mỏ nhượng bộ về phân biệt đối xử cùng sự bất công đối với người thợ.

Bùi Đình Lan còn có nhiều tác phẩm được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và nhiều sưu tập nước ngoài. Ông là một trong những họa sĩ tiêu biểu của vùng mỏ thời kỳ những năm 70-80 của thế kỷ trước. Phong trào mỹ thuật Quảng Ninh khi ấy đã được trao giải chính thức của Bộ Văn hóa và Hội Mỹ thuật Việt Nam, đặc biệt được Giáo sư-Viện sĩ Trần Văn Cẩn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, tặng giải thưởng riêng của họa sĩ.

BÙI ĐÌNH LAN – Đường vào mỏ. 1985. Sơn dầu

 

BÙI ĐÌNH LAN – Thuyền trong vịnh. 1980. Lụa

Là người nhiệt huyết, năng động, có tài năng trong phong trào mỹ thuật của Quảng Ninh, Bùi Đình Lan đã được bầu vào ban chấp hành văn nghệ nhiều khóa và nhiều lần được giải thưởng văn nghệ Hạ Long. Ông thuộc thế hệ đáng tự hào của phong trào mỹ thuật vùng mỏ mà thế hệ tiếp theo rất cần phải trau dồi nhiều hơn nữa để nối tiếp truyền thống ấy. Sự ra đi của họa sĩ lão thành Bùi Đình Lan là mất mát lớn đối với phong trào mỹ thuật Quảng Ninh, nơi ông đã ghi lại một dấu ấn nghệ thuật sâu đậm.

Vũ Quý

 

 

Tin cùng chuyên mục

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Sưu tập tranh kháng chiến nhân xem bộ sưu tập của Nguyễn Phi Hùng

Người chơi tranh, sưu tập tranh ở nước ta xưa nay thường có một trình tự sưu tập, cho dù chỉ là một trình tự mang tính tương đối, nhưng ít khi bị đảo ngược-như sau: Đầu tiên: Tranh hoa, tranh...

Có thể bạn quan tâm

GIÁO SƯ PHẠM CÔNG THÀNH – MỘT NGƯỜI THẦY, MỘT HỌA SĨ HIỆN THỰC

  Hà Nội đẹp nhất từ khoảng giữa tháng 11 đến giữa tháng 12… Khi nắng vàng rót mật trên hàng cây, trên các con đường; lá chuyển vàng rơi đầy ngõ nhỏ; gió heo may xao xác thổi về; không...

NHỚ HỌA SĨ BÙI ĐÌNH LAN

  Họa sĩ Bùi Đình Lan trưởng thành từ lớp vẽ của công nhân do các họa sĩ Trung ương về trực tiếp giảng dạy, khi các họa sĩ về công tác tại vùng mỏ năm 1959. Lớp vẽ được mở để giúp...

CHIẾC ĐỒNG HỒ CỦA BÙI XUÂN PHÁI

  Nhiều người đã bất ngờ và thú vị khi xem mặt sau của một bức họa vẽ trên giấy của họa sĩ Bùi Xuân Phái có dòng chữ do chính ông viết: “Tiến tới cần một xe đạp riêng và một đồng...

TRIỂN LÃM ĐỒ HỌA, ĐIÊU KHẮC, MỸ THUẬT ỨNG DỤNG KHU VỰC I HÀ NỘI LẦN THỨ 25 NĂM 2020

Triển lãm không khai mạc chỉ trưng bày và chấm giải thưởng tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô quyền, Hà Nội. Triển lãm bao gồm 103 tác phẩm của 93 tác giả của cả ba ngành Đồ họa, Điêu khắc,...

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC VII (ĐÔNG NAM BỘ) LẦN THỨ 25 NĂM 2020

  Triển lãm tổ chức tại tỉnh Đắk Nông và không khai mạc. Triển lãm trưng bày 315 tác phẩm của 218 tác giả. Trong đó 114 tác phẩm của 61 tác giả là hội viên Trung ương và 201 tác phẩm của 157...