Triển lãm tranh “Dạo bước qua vùng đất của sơn mài”

Ngày 2/8/2023, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đã diễn ra khai mạc triển lãm tranh sơn mài với chủ đề “Dạo bước qua vùng đất của sơn mài”.
Đến với triển lãm tranh sơn mài, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam số 66 Nguyễn Thái Học, thành phố Hà Nội, công chúng có thể tìm hiểu tranh sơn mài một cách nhẹ nhàng. Như một cuộc đi bộ thư thái, chúng ta thưởng thức và vừa đủ thời gian để nhận thấy nhiều cách tiếp cận nghệ thuật sơn mài trên con đường phát triển với phong cách khác nhau của các tác giả.
Triển lãm tranh sơn mài “Dạo bước qua vùng đất của sơn mài”

 

Công chúng có thể tìm hiểu tranh sơn mài một cách nhẹ nhàng

Triển lãm tranh sơn mài “Dạo bước qua vùng đất của sơn mài” trưng bày gần 30 tác phẩm sơn mài tiêu biểu từ sự đóng góp của 10 họa sĩ. Đây là những cái tên không còn xa lạ trong giới mỹ thuật như: Lý Trực Sơn, Nguyễn Quang Trung, Phan Cẩm Thượng, Triệu Khắc Tiến, Vũ Văn Tịch, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Quế, Đỗ Thị Kim Đoan, Nguyễn Xuân Lục, Phạm Trà My.

Xuân núi rừng – tranh sơn mài của Triệu Khắc Tiến

Họ là những nghệ sĩ đang khai phá sơn mài theo những cách riêng của bản thân mình. Họ tiếp cận sơn mài theo những quan điểm nghệ thuật riêng, thậm chí hoàn toàn trái ngược, kế thừa cổ truyền hay bác bỏ, để chất liệu dẫn dắt, làm chủ hay hội thoại, phải quy chuẩn hóa về mặt kỹ thuật rồi mới khai phá, hay là cứ khai phá rồi sẽ tìm tiếp.

Khách nước ngoài cũng rất quan tâm đến triển lãm tranh sơn mài

Tại triển lãm tranh sơn mài, có thể thấy sự từng trải với sơn mài của họa sĩ Lý Trực Sơn hay Triệu Khắc Tiến. Những tác phẩm của họ cho thấy kỹ thuật sơn mài linh hoạt bậc thầy. Trong đó Triệu Khắc Tiến – Tiến sĩ chuyên ngành nghệ thuật sơn mài duy nhất tại Việt Nam tại thời điểm hiện tại, ông mong muốn chuẩn hóa các kỹ thuật sơn ta nhằm tăng độ bền và mở rộng biên độ chất liệu. Tranh sơn mài của ông sẽ nhìn thấy những thực hành kỹ thuật điển hình cho trường phái trừu tượng biểu hiện theo kiểu của Jackson Pollock, hay xu hướng trừu tượng của Joan Miro. Ông Triệu Khắc Tiến bước vào giai đoạn sáng tác triệt tiêu về hình thể mà thử thách các kỹ thuật tự do, nhiều lớp để tạo ra một sự độc đoán cá nhân về sáng tác; không sử dụng các ý đồ của nghệ thuật tạo hình mà đưa bản thân thả mình vào các nhịp điệu tự nhiên của sơn ta xuất hiện theo trạng thái năng lượng trong lúc sáng tác. Ông sử dụng sơn ta trên nhiều vóc nhỏ để đạt được hiệu quả nội hàm của sơn mài mà vẫn đảm bảo kỹ thuật nghệ thuật.

Những tác phẩm tranh sơn mài trừu tượng tại Triển lãm

Trong khi đó họa sĩ Nguyễn Quang Trung là họa sĩ nghiên cứu sâu về nghệ thuật trừu tượng. Ông cũng đưa chất liệu sơn mài vào như một phương tiện dành cho các sáng tác của mình. Với ông sơn mài cũng như các chất liệu khác cốt yếu là để biểu đạt hiệu quả nghệ thuật. Ông bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với cách làm sơn mài của danh họa Nguyễn Sáng và kế thừa một số kỹ thuật này. Như thường lệ, ông mang tới triển lãm những tác phẩm trừu tượng, điều ông đã theo đuổi nhiều năm trên cả chất liệu sơn mài lẫn sơn dầu.

Bức Chuếnh choáng của nữ họa sĩ Nguyễn Thị Thúy Nguyệt

Tại triển lãm tranh sơn mài, hai họa sĩ Vũ Văn Tịch và Nguyễn Thị Thúy Nguyệt là các học trò được họa sĩ Triệu Khắc Tiến truyền nghề. Cùng với thầy của mình, họ mở rộng thêm sự linh hoạt của sơn ta, thử nghiệm liên tục các kỹ thuật tạo chất mới. Bức Chuếnh choáng của nữ họa sĩ cho thấy một không gian hiện đại. Tác phẩm có sự kết hợp của sơn mài và trang trí, từ đó cả phục trang và không gian của những người phụ nữ hiện đại hiện ra một cách yểu điệu, nhiều chi tiết đến say mê.

Tác phẩm tranh sơn mài trên vóc: Quan Âm Thị Kính của Phan Cẩm Phượng

Một họa sĩ trẻ khác, Nguyễn Xuân Lục, người rất thạo kỹ thuật khảm trai, luôn tìm cách kể một câu chuyện tranh sơn mài mới hơn về cả chất liệu và đề tài. Trong tác phẩm Trầm tích, công chúng có thể thấy con đường trừu tượng của anh được trải qua những mảng sáng tối uyển chuyển. Ở đó, mỗi mảng màu đều như đang tiếp tục chuyển động để hòa tiếp vào vùng màu lân cận.

Tác phẩm Vườn mộng mơ của Phạm Trà My

Còn với Phạm Trà My, một họa sĩ thường ít xuất hiện trước công chúng. Chị thường vẽ bao gồm muôn vàn chi tiết, hình dấu dưới lớp lớp được thể hiện tỷ mỉ kỹ lưỡng; cũng là một lối vẽ mà sơn mài sẽ cộng hưởng sức mạnh cho nó. Nhìn vào tranh của Phạm Trà My ta thấy một thế giới tinh thần đầy mơ mộng của tác giả.

Triển lãm tranh sơn mài “Dạo bước qua vùng đất của sơn mài” diễn ra từ ngày 2-8/8 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

Phạm Tiệp
Nguồn: kinhte.congthuong.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Hội chợ nghệ thuật ANNAM ART FAIR 2024

Annam Gallery hân hoan mang đến cho cộng đồng nghệ thuật tại Sài Gòn sự kiện mang tên ANNAM ART FAIR. Với mô hình là một hội chợ nghệ thuật trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đa phương tiện và đa...

Phát động Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024

(ĐCSVN) – Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024 được tổ chức nhằm tôn vinh, ghi nhận thành tựu sáng tạo của các nghệ sỹ trẻ trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền mỹ thuật Việt Nam...

Chia sẻ kỷ niệm về danh họa hàng đầu Việt Nam, Liệt sỹ Tô Ngọc Vân

Art talk “Những kỷ niệm về họa sỹ, Liệt sỹ Tô Ngọc Vân” đưa công chúng đến với những ký ức về ông thông qua những tác phẩm, những câu chuyện xúc động của các khách mời, gia đình, học...

Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(ĐCSVN) – Với cách thể hiện đặc sắc, độc đáo của dòng tranh cổ động, Ban Tổ chức mong muốn các họa sĩ đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ mang đến một góc nhìn mới mẻ, không...

Họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái và Lê Công Thành với “Nguồn cội” tại Đà Lạt

NDO – Lần đầu tiên, tác phẩm hội họa, điêu khắc của Lê Công Thành và Nguyễn Thị Kim Thái đến với công chúng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, qua triển lãm chủ đề “Nguồn cội”...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

VỀ MẤY BỨC CHÂN DUNG CỦA TRỌNG KIỆM

  Trọng Kiệm sáng tác không nhiều bằng chất liệu lụa và sơn mài, nhưng cũng đủ  để lại ấn tượng sâu đậm qua bức lụa “Ghé thăm nhà” (1958) hay bức sơn mài “Quán bên đường” (1962)....

Dấu ấn hội họa trong di sản của Văn Cao

NDO – “Đơn giản nhưng uyên sâu”, “lối phối màu độc đáo” và “ sáng tạo mang tính khai phá”… là đánh giá chung của các nhà chuyên môn khi thưởng thức bộ sưu tập 200 tác phẩm minh họa...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 289&290 tháng 1-2/2017

...

Ngắm “Xuân Hà Nội” qua tranh của các danh họa

Nhân dịp chào đón Xuân Giáp Thìn 2024, kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2024) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam...

Tia- Thủy Nguyễn – Nghệ sĩ độc lập và tự chủ về tài chính dễ sáng tác và tự do hơn

  Tia-Thủy Nguyễn: sinh năm 1981, lớn lên ở Hà Nội, hiện ở TP. Hồ Chí minh. Tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 2006. học bổng du học tại Học viện Nghệ thuật và Kiến trúc...