Hoàn thiện Nghị định quy định xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

(ĐCSVN) – Hoàn thiện Nghị định quy định xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật nhằm kịp thời khích lệ, động viên các văn nghệ sĩ có những tác phẩm xuất sắc; đồng thời cũng là một trong những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực văn học nghệ thuật trong thời gian tới.

Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (VHNT).

Theo báo cáo về công tác triển khai xây dựng Nghị định quy định xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT của Bộ VHTTDL, mục đích ban hành Nghị định quy định xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT thay thế Nghị định số 90/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 và Nghị định số 133/2018/NĐ-CP ngày 1/10/2018 nhằm hoàn thiện, khắc phục những vấn đề còn bất cập, mang lại cơ sở pháp lý đầy đủ hơn trong việc xét tặng và truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT cho tác giả sáng tạo tác phẩm VHNT, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi đua, khen thưởng nói chung và pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với lĩnh vực VHNT nói riêng.

Dự thảo Nghị định quy định xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT được Bộ VHTTDL thực hiện đúng quy trình theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể: Bộ đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị định 90 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT và Nghị định 133 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 90 tại 02 khu vực phía Bắc tổ chức tại Hà Nội tháng 11/2022 và phía Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2022.

Hội nghị Lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Bộ cũng đã thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng dự thảo Nghị định gồm đại diện các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan.

Dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 20 điều, quy định đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng hoặc truy tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật.

Ngày 26/5/2023, Bộ VHTTDL đã có Công văn đề nghị đăng hồ sơ dự thảo Nghị định trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Bộ VHTTDL, để xin ý kiến rộng rãi các đối tượng chịu sự điều chỉnh của Nghị định trong thời gian 60 ngày. Ngày 30/5/2023, Bộ VHTTDL đã có Công văn gửi kèm hồ sơ dự thảo Nghị định đến các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương, Hội VHNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở VHTTDL, Sở VHTT, các chuyên gia và các đối tượng liên quan khác để xin ý kiến.

Hội nghị lấy ý kiến góp ý về hồ sơ dự thảo Nghị định được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Bộ VHTTDL sẽ tổng hợp, rà soát, nghiên cứu tiếp thu hoặc giải trình các ý kiến góp ý, chỉnh sửa dự thảo Nghị định và hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định theo quy định.

Tại Hội nghị, các đại biểu đóng góp ý kiến đều xác định, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT là giải thưởng dành cho các tác phẩm; vì vậy, còn nhiều vấn đề đặt ra đối với các tác phẩm phái sinh, tác phẩm có nhiều thành phần sáng tạo.

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy cho biết, quá trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT vừa qua còn những bất cập. Việc triển khai xây dựng Nghị định lần này đã cụ thể hóa các quy định của Luật Thi đua khen thưởng và kế thừa các quy định hiện hành của Nghị định về hướng dẫn thực hiện xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT.

Theo Thứ trưởng, quá trình soạn thảo Nghị định, Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập đã hết sức cầu thị, lắng nghe những ý kiến trong quá trình xây dựng Nghị định nhằm hoàn thiện Nghị định, đảm bảo các cấp thực hiện thuận lợi hơn, phù hợp với thực tiễn hơn nữa.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cũng lưu ý, nhiều vấn đề hiện nay chưa thống nhất, cần trao đổi thảo luận thêm như: Trong việc xét tác phẩm điện ảnh, sân khấu thì xét tác giả, đồng tác giả, đạo diễn hay tác giả kịch bản… Theo Thứ trưởng, khi xây dựng Nghị định, ưu tiên cao nhất là theo các quy định của pháp luật, pháp luật chuyên ngành và tham khảo thông lệ quốc tế…

Tin, ảnh: HA
Nguồn: Dangcongsan.vn

 

Tin cùng chuyên mục

Hội chợ nghệ thuật ANNAM ART FAIR 2024

Annam Gallery hân hoan mang đến cho cộng đồng nghệ thuật tại Sài Gòn sự kiện mang tên ANNAM ART FAIR. Với mô hình là một hội chợ nghệ thuật trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đa phương tiện và đa...

Phát động Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024

(ĐCSVN) – Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024 được tổ chức nhằm tôn vinh, ghi nhận thành tựu sáng tạo của các nghệ sỹ trẻ trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền mỹ thuật Việt Nam...

Chia sẻ kỷ niệm về danh họa hàng đầu Việt Nam, Liệt sỹ Tô Ngọc Vân

Art talk “Những kỷ niệm về họa sỹ, Liệt sỹ Tô Ngọc Vân” đưa công chúng đến với những ký ức về ông thông qua những tác phẩm, những câu chuyện xúc động của các khách mời, gia đình, học...

Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(ĐCSVN) – Với cách thể hiện đặc sắc, độc đáo của dòng tranh cổ động, Ban Tổ chức mong muốn các họa sĩ đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ mang đến một góc nhìn mới mẻ, không...

Họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái và Lê Công Thành với “Nguồn cội” tại Đà Lạt

NDO – Lần đầu tiên, tác phẩm hội họa, điêu khắc của Lê Công Thành và Nguyễn Thị Kim Thái đến với công chúng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, qua triển lãm chủ đề “Nguồn cội”...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 329&330 tháng 5-6/2020

...

Triển lãm sắp đặt “Thủy triều cảm xúc” của Chiharu: Nét đương đại đan xen vào truyền thống Việt Nam

NDO – Từ ngày 4/10/2023 đến ngày 30/3/2024, tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) diễn ra triển lãm sắp đặt quy mô lớn mang tên “Thủy triều cảm xúc”, lần đầu tiên giới thiệu...

NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM VẪN LÀ MỘT DẤU HỎI

“Nghệ thuật Đương đại Việt Nam” (Vietnamese Contemporary Art) đã thực sự là khái niệm hiện hữu trên hệ thống truyền thông quốc gia và quốc tế. Nhưng thực tế ở Việt Nam, nghệ thuật đương...

Art Exhibition “TOAO” – Hoạ sĩ Hiền Nguyễn

...