Tin mỹ thuật Việt Nam tháng 7-8 năm 2020

Triển lãm “Trung du +”
Triển lãm diễn ra từ ngày 30/7 đến ngày 9/8/2020 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội, với sự tham gia của năm họa sĩ, nhà điêu khắc: Dương Hà, Lê Phạm Hiền, Lương Văn Tiến, Nguyễn Quang Hưng và Triệu Ngọc Thạch. “Trung du” là triển lãm định kỳ hàng năm của một nhóm nghệ sĩ miền trung du phía Bắc, năm nay có thêm họa sĩ Lương Văn Tiến đến từ Hải Dương, nên nhóm đã quyết định đặt là “Trung du +”. Triển lãm trưng bày 50 tác phẩm hội họa và điêu khắc. Nếu như nhà điêu khắc Triệu Ngọc Thạch gửi tới triển lãm những tác phẩm điêu khắc thấm đượm tình mẫu tử thiêng liêng và cuộc sống của con người vùng cao, thì họa sĩ Nguyễn Quang Hưng kể cho mọi người những câu chuyện tuổi thơ ở mọi miền tổ quốc mà anh đã được trải nghiệm thông qua những nét vẽ của mình. Họa sĩ Dương Hà với với những tranh nhỏ xinh, cô đọng, sống động và chân thực, ẩn trong đó là triết lý nhân sinh, những suy tưởng về cuộc sống được tác giả khắc họa sâu lắng, xen cài những suy tư, rung động cá nhân.…

 

 

     P.V.

 

 

FESTIVAL MỸ THUẬT TRẺ 2020

Từ ngày 28/7 đến 5/8/2020 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (2 Hoa Lư, Hà Nội) Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức Festival Mỹ thuật Trẻ 2020. Đây là sự kiện tổ chức định kỳ dành cho các nghệ sĩ trẻ là công dân Việt Nam từ 18 đến 35 tuổi. Năm nay, Hội đồng nghệ thuật đã tuyển chọn được 91 tác phẩm của 74 tác giả để trưng bày, trong đó 21 tác phẩm đã được trao giải thưởng gồm: 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba và 9 giải Khuyến khích. Đề tài của Festival Mỹ thuật Trẻ 2020 là tự do, khuyến khích sáng tác các vấn đề về tuổi trẻ, về đời sống đương đại bằng các hình thức, ý tưởng, phong cách, bút pháp độc đáo; kỹ thuật thể hiện, chất liệu với những tìm tòi mới; tác phẩm có tính thẩm mỹ cao, tinh thần nhân văn, hướng thiện, phản ánh tích cực đời sống, xã hội. Festival Mỹ thuật Trẻ nhằm tổng kết và đánh giá một chặng đường sáng tác của các nghệ sĩ, góp phần thúc đẩy các hoạt động sáng tạo nghệ thuật của thế hệ trẻ nói riêng và mỹ thuật Việt Nam nói chung.

P.V.

 

TRIỂN LÃM “TÔI LÀ MAI ĐẠI LƯU”

Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, từ 26/7 đến 29/7/2020, họa sĩ Mai Đại Lưu đã có triển lãm cá nhân mang tên “Tôi là Mai Đại Lưu – I am Mai Dai Luu”. Mai Đại Lưu sinh năm 1983 tại Nam Định, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2011, tốt nghiệp cao học ngành mỹ thuật tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2015. Các bức tranh trong triển lãm thể hiện nhiều đề tài khác nhau, phần lớn đề cập đến những vấn đề của con người, như chủng tộc, tôn giáo, hòa bình, trẻ em… Họa sĩ không vẽ cụ thể như những gì chúng ta nhìn thấy, mà vẽ theo lối biểu hiện, đôi khi có tính giễu nhại, hài hước. Mai Đại Lưu quan niệm tác phẩm nghệ thuật phải chạm đến cảm xúc của người xem. Vậy nên anh đã vẽ bằng tất cả cảm xúc của mình, để mong những cảm xúc đó thông qua màu sắc đến được với trái tim công chúng.

P.V.

 

Triển lãm “ÂM DƯƠNG” CỦA LẬP PHƯƠNG

Từ ngày 23/7 đến 31/8/2020, tại Hive Lounge & Stellar Steakhouse (tầng 62, InterContinental Hanoi Landmark72, Hà Nội) đã diễn ra triển lãm “Âm Dương” của nghệ sĩ Lập Phương. “Âm Dương” là triển lãm cá nhân đầu tiên và cũng là cột mốc đánh dấu chặng đường bảy năm sáng tác nghệ thuật của Lập Phương. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm nổi bật nhất được làm từ chất liệu thủy tinh, bao gồm nhiều chặng ở các không gian khác nhau, ứng với sự phát triển nội tại trong cảm xúc và suy niệm của nghệ sĩ. Lập Phương nhấn mạnh: “Chủ đề này là những tiếng ‘động’ của nội tâm ẩn sau trạng thái cân bằng nghiêm cẩn. Đó là câu chuyện của Bóng với Hình, Rỗng với Đầy nhằm soi chiếu vào mối quan hệ giữa những sự đối lập, sự đồng nhất và chuyển hóa. Tất cả là quá trình tái tạo, tìm về bản thể và giấc mộng khai phá những điều mới.” Lập Phương là gương mặt trẻ nổi bật của điêu khắc Việt Nam hiện nay, một nữ nghệ sĩ nữ hiếm hoi theo đuổi một hình thái nghệ thuật điêu khắc vô cùng độc đáo, đòi hỏi lý trí trong cấu trúc và uyển chuyển trong sự tinh giản.

P.V.

 

NHÀ ĐẤU GIÁ CHỌN GIỚI THIỆU TÁC PHẨM CỦA LÊ NGUYÊN MẠNH

Tại Nhà đấu giá Chọn (63 Hàm Long, Hà Nội) từ 4/7 đến 11/7/2020, đã diễn ra tuần lễ trưng bày các tác phẩm của Lê Nguyên Mạnh. Lê Nguyên Mạnh sinh năm 1979, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Ở Lê Nguyên Mạnh ta sẽ nhìn thấy sự khảng khái của kẻ “điên hết mình” với nghệ thuật và hướng về phía trước. Bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ đầu những năm 2000, Lê Nguyên Mạnh đã để lại những dấu ấn cá nhân không chỉ trong lĩnh vực hội họa mà còn nổi lên như một nghệ sĩ Performance Art táo bạo. Tranh của Mạnh đi theo phong cách siêu thực đồng hiện – tức là một thế giới đan xen được tạo ra khi lược bỏ dần không gian thực, đưa vào thêm những không gian ảo và được hoàn thành chỉnh chu nhất khi phối hợp cùng ngôn ngữ nghệ thuật trình diễn. Triển lãm với gần 40 tác phẩm hội họa được chọn lọc kèm theo màn trình diễn nghệ thuật của chính Lê Nguyên Mạnh tại hôm khai mạc đã để lại nhiều ấn tượng cho người xem yêu nghệ thuật Thủ đô.

P.V.

 

Triển lãm “KHÚC ĐỒNG DAO”

Từ 12/7 đến 20/7/2020, tại Art Space, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (42 Yết Kiêu, Hà Nội) đã diễn ra triển lãm “Khúc Đồng Dao” của Đỗ Minh Tâm. Đây là triển lãm cá nhân trưng bày hơn 50 tác phẩm hội họa được sáng tác trong những năm gần đây của người được coi là một trong những họa sĩ trừu tượng quan trọng nhất của hội họa Việt Nam đương thời. Triển lãm cũng là dịp để Đỗ Minh Tâm hoàn thành và ra mắt cuốn sách đầu tiên về nghệ thuật của anh, bao quát hoạt động sáng tác liên tục của họa sĩ trong hơn 4 thập kỉ từ những năm 1980 tới nay. Nhận định về Đỗ Minh Tâm, nhà phê bình nghệ thuật Nguyễn Quân viết: “…Khác với đa số trừu tượng biểu hiện ào ạt gay cấn, tượng trưng hào nhoáng hay tối giản ‘trí tuệ cao siêu’, hội họa trừu tượng của Đỗ Minh Tâm cân đối chừng mực: Bảng màu phong phú cam-lục, tím-nâu, lam-hồng… thường êm nhẹ, các phương chéo xô lệch luôn lấy lại thăng bằng nhờ nét ngang và thẳng đứng, tối sáng ở bậc trung gian và trung cảnh thường chủ đạo về chiều sâu không gian…” Trong một phỏng vấn, Đỗ Minh Tâm cũng tự bạch về nghệ thuật của mình: “Hội họa phải là điều cảm thấy chứ không phải điều nhìn thấy”.

P.V.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Triển lãm “Tái hình lập ảnh” tại VCCA

Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) sẽ mở cửa triển lãm kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm kinh điển của trường phái...

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Triển lãm “Đường lên Điện Biên” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Chinhphu.vn) – Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chủ đề “Đường lên Điện Biên” từ ngày 26/4...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

NHẠC SĨ – HỌA SĨ NGUYỄN ĐÌNH PHÚC

  Nguyễn Đình Phúc, tên thật là Tô Thắng, sinh năm 1919, mất năm 2001. Quê cha ông ở đảo Mác-ti-níc, miền Nam châu Phi, với hàng dừa xanh trên nền trời biển xanh biếc. Cha ông mất sớm. Còn mẹ...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 321&322 tháng 9-10/2019

...

TÚ DUYÊN – HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN

  Thế hệ của Tú Duyên, và đặc biệt các họa sĩ sống trong bối cảnh lịch sử đặc biệt như Tú Duyên, thường hay lấy cảm hứng từ lịch sử, các nhân vật lịch sử và những đề tài lịch...

Kỷ niệm về triển lãm cá nhân đầu tiên của Bùi Xuân Phái

  Khi được Viện Mỹ thuật phân công viết một bài về triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Bùi Xuân Phái (cuối 1984 đầu 1985), tôi đã đến gặp họa sĩ xem tranh và sưu tầm tài liệu. Hồi...

LỄ TRAO GIẢI THƯỞNG HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM, TRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ SỰ NGHIỆP MỸ THUẬT VIỆT NAM NĂM 2019

Sáng ngày 13/9, Nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam, trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam năm 2019. Triển lãm Mỹ thuật Khu...