NGƯỜI ĐÀN BÀ HÁI RAU MUỐNG ĐÃ SỐNG LẠI

 

Quán cafe của ông Lâm cũng đặc biệt, là một căn nhà nhỏ một tầng lợp ngói (sau này có tiền dư ông xây hai tầng ở khu sân trong) có mặt tiền vẫn giản dị với cái mành treo lơ lửng từ chỗ giọt gianh của mái nhà, không treo sát cửa ra vào như những nhà bình thường khác. Cái mành đó làm nên mọi kỷ niệm trong ký ức những ai đã đến quán này. Bên cạnh cửa ra vào là một cửa số nhỏ có chấn song gỗ. Chỗ ấy bà Lâm ngồi pha cafe, không chỉ mùi cafe thơm ngát mà nhìn thấy bà Lâm sau khuôn cửa sổ ấy là khách yên tâm vào quán và thưởng thức cafe vừa uống vừa ngắm tranh, tán gẫu với chủ quán…

Có một lần tôi đến quán ông Lâm, đang ngồi nhâm nhi cafe và nói chuyện với chủ quán, bỗng mắt tôi dừng lại trước một bức tranh lồng trong khung kính đặt dưới chân tường. Chủ nhân cho biết bức tranh này hỏng rồi không treo mà để tạm ở đây. Cầm lên xem tôi nói rành mạch cho chủ quán biết tên tác giả là Nguyễn Phan Chánh, vẽ năm 1938, tên tranh là “Người đàn bà hái rau muống”, một tác phẩm rất đẹp của Nguyễn Phan Chánh thời cận đại. Cũng cần nói rõ rằng những tranh lụa cận đại bác Chánh vẽ trên lụa Vân Nam này rất giòn, để lâu vụn như cám, nên số phận bức tranh này cũng vậy. Toàn bộ phần trên đầu từ đôi mắt trở lên đã bị bong tróc trơ phần giấy bồi. Tôi đề nghị đưa về bảo tàng nhờ bác Chánh sửa giúp.

NGUYỄN PHAN CHÁNH – Người đàn bà hái rau muống. 1938. Lụa. Đây là bản phiên do chính Nguyễn Phan Chánh chép theo bản gốc. Hiện bản phiên này đang lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Tôi mời bác Nguyễn Xuân Kế, họa sĩ nghệ nhân vẽ đạc họa rất giỏi của Bảo tàng phối hợp cùng bác Chánh phục nguyên phần trên của bức tranh. Cái khó là dessin về hình chiếc khăn vấn trên đầu người đàn bà Hà Nội bấy giờ không còn nhiều người vấn khăn lối cổ. May sao, trong một lần ngồi ăn cùng gia đình tôi chăm chú nhìn nếp khăn vấn của mẹ tôi, đẹp quá, nền nã, tròn trịa quá, người mẫu đây rồi. Tôi mời bác Chánh, bác Kế đến quan sát lối vấn khăn  của bà. Mẹ tôi từ tốn chải tóc, độn tóc và vấn tóc trong chiếc khăn nhung đen mềm mại. Hai họa sĩ hý hoáy ký họa, ngắm nghía. Cuối cùng họ cũng được một bản vẽ ưng ý. Bức “Người đàn bà hái rau muống” đã được phục nguyên; mang trả ông Lâm. Được sự đồng ý của ông Lâm, bác Chánh vẽ lại toàn bộ bức tranh này cho bảo tàng. Như vậy, ông Lâm giữ bản chính, bảo tàng giữ bản phiên do bác Chánh và bác Kế vẽ theo nguyên mẫu. Để phục nguyên bức tranh này tôi biết bác Chánh đã nhiều lần hồ lụa, làm cũ lụa bằng nước chè, khi vẽ rửa lụa nhiều lần để phần phục nguyên hòa hợp với màu nền tranh cũ. Đường nối tại mi rất khó, phải tinh tế khéo léo để người xem không biết là tranh bị vá một mảng lớn như vậy với một đường cắt ngang dài như vậy.

Và như vậy “Người đàn bà hái rau muống” đã sống lại, tụ hội cùng những người phụ nữ băm bèo, thái khoai, cấy lúa, bế con… Những nhân vật một thời Nguyễn Phan Chánh yêu mến, trân trọng.

Nguyễn Hải Yến 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn tranh Hàng Trống: Kết nối nghệ thuật truyền thống và đương đại

(Chinhphu.vn) – Tranh dân gian Hàng Trống còn là dòng tranh tiêu biểu của Việt Nam và là dòng tranh dân gian của Thăng Long – Hà Nội xưa. Để bảo tồn, góp phần phát triển văn hóa, du lịch trên...

Lịch sử nghệ thuật thị giác Việt, một chân trời diễn giải mới

  Lịch sử nghệ thuật luôn chào gọi những khả thể mới, cho dù là đến từ cách tiếp cận, phân kỳ, một đối tượng hay phạm vi nghiên cứu mới/khác. Bởi đối với một lĩnh vực liên hệ...

Ngành Văn hóa và những đóng góp vào sự phát triển của đất nước

Cách đây 78 năm, ngày 28.8.1945, Bộ Thông tin, Tuyên truyền – tiền thân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra đời. Từ đó đến nay, ngành văn hóa đã không ngừng xây dựng, phát triển và...

Thích ứng và đổi mới – điều kiện để văn hóa nghệ thuật bước ra thế giới

(Chinhphu.vn) – Kỷ nguyên số đặt ra nhiều thách thức lớn đối với các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo của Việt Nam. Công nghệ số đã đang làm biến đổi chuỗi giá trị văn hóa, vì vậy...

Hái một cành sen, luận về loài tuyết liên trong nghệ thuật Việt

Hoa sen luôn mang ý nghĩa biểu tượng của Phật giáo. Hoa sen đi vào câu ca lời hát. Gần đây đã diễn ra tranh huận liên quan đến việc  truy tìm thực sự có hay không cành sen. Tóm tắt tranh luận này...

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc cuộc thi và triển lãm 5 năm điêu khắc toàn quốc năm 2023

Sáng ngày 15/09, tại Bảo tàng Hà Nội (Phạm Hùng, Hà Nội), đã diễn ra buổi lễ khai mạc cuộc thi và triển lãm 5 năm điêu khắc toàn quốc năm 2023. Sự kiện do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Cục...

Khai mạc Triển lãm thành quả Trại sáng tác và Sáng tác mới 2023 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM

SGGP – Sáng 16-8, Hội Mỹ thuật TPHCM cùng Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM khai mạc triển lãm “Thành quả Trại sáng tác và Sáng tác mới 2023”. Đây là hoạt động thường niên của Hội Mỹ thuật TPHCM...

Ngày hội sắc màu ‘Thiếu nhi Việt Nam làm nghìn việc tốt’

(Chinhphu.vn) – Chương trình được triển khai nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cùng màu sắc cho thiếu niên, nhi đồng; khuyến khích sáng tạo, góp phần bồi dưỡng và phát triển khả năng hội...

Tiếp tục phát động Cuộc thi vẽ tranh ‘Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa’

(Chinhphu.vn) – Ngày 19/6, tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (Hà Nội), Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tiếp tục phát động cuộc thi vẽ tranh “Di sản Văn hóa Việt Nam qua hội họa”....

Phát huy giá trị di sản qua hội họa

(Chinhphu.vn) – Ngày 16/5, Hội Di sản Văn hoá Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Trịnh Gia tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Di sản văn hoá Việt Nam qua hội họa”....

Có thể bạn quan tâm

THÔNG BÁO SỐ 1 VỀ VIỆC TRIỂN LÃM MỸ THUẬT VIỆT NAM 2020

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỤC MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH VÀ TRIỂN LÃM   Số: 573/TB-MTNATL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc   Hà Nội, ngày 21  tháng 11...

"NGƯỜI VIẾT QUỐC CA" VẼ TRANH CHÂN DUNG "NGƯỜI VẼ QUỐC KỲ"

  Một lần, rất tình cờ tôi được anh Ngô Quỳnh Dũng, con trai họa sĩ Ngô Mạnh Quỳnh tặng cho cuốn sách “Văn nghệ và kháng chiến qua ống kính Trần Văn Lưu” do tác giả Nguyễn Huy Thắng và...

Nữ hoạ sĩ Nhật Bản vẽ “Trăng” bằng sơn mài Việt Nam

NDO – Từ ngày 10/9 đến 1/10, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) giới thiệu tới công chúng yêu hội họa những tác phẩm mới của hoạ sĩ Ando...

“ỐNG THỞ” – CUỘC ĐỐI THOẠI VÀ TƯƠNG TÁC GIỮA KIẾN TRÚC VÀ NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI

  Theo tư liệu Địa chính Hà Nội, trong suốt thời gian đô thị hoá cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20 (1885-1955) ở Hà Nội đã hình thành 30.000 thửa đất hình ống. Khu phố cũ có hình dạng...

Tin mỹ thuật thế giới tháng 7-8 năm 2020

“ONE”- PHIÊN ĐẤU GIÁ TRỰC TUYẾN TOÀN CẦU LỊCH SỬ CỦA CHRISTIE’S Vào ngày 10/7, nhà đấu giá Christie’s vừa tổ chức một sự kiện đấu giá toàn cầu lịch sử: “ONE”. Phiên đấu giá trực...