Trưng bày nhiều tác phẩm về linh vật rồng độc đáo

Cuối tuần qua, Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức khai mạc “Hội Xuân Giáp Thìn 2024” với nhiều hoạt động phong phú, trong đó có nhiều triển lãm linh vật rồng độc đáo.

“Hội Xuân Giáp Thìn 2024” giới thiệu đến khách tham quan các triển lãm trưng bày lấy cảm hứng từ linh vật rồng, như Triển lãm “Vũ điệu Bách Long” với 100 sản phẩm gốm của Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên – TP Hải Phòng; Triển lãm tranh vẽ rồng của họa sĩ Hoàng Trúc trên chất liệu mo cau, được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỉ lục là bộ sưu tập tranh chủ đề “Hóa Rồng” vẽ trên chất liệu mo cau nhiều nhất ở Việt Nam; Triển lãm tranh “Rồng và Hoa” của họa sĩ Nghiêm Diệp Anh gồm 40 bức tranh bột màu…

Triển lãm “Vũ điệu Bách long” gồm 100 tác phẩm gốm phù điêu của Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên, thể hiện 100 vũ điệu của linh vật rồng chào đón năm Giáp Thìn. Mỗi tác phẩm được mô tả ở một tư thế khác nhau, biểu hiện các thần thái của rồng, gắn với những nét đặc trưng trong truyền thống và văn hóa của người Việt, thể hiện khát vọng, sức sống mãnh liệt của tinh thần Việt.

Các tác phẩm rồng trên chất liệu gốm phù điêu của NNƯT Phạm Văn Tuyên

100 tác phẩm rồng độc bản mang linh khí, phong thái, vẻ đẹp kỳ bí và phóng khoáng, lấy nước men Hỏa Biến làm chủ đạo để tạo nên nhiều màu sắc khác lạ, ẩn chứa sự sáng tạo tinh xảo trên từng đường nét điêu khắc đắp nổi đã thể hiện rất sinh động sự uy dũng nghiêm trang nhưng cũng rất mềm mại uyển chuyển của linh vật rồng.

Tham gia “Hội Xuân Giáp Thìn 2024”, họa sĩ Hoàng Trúc mang đến 600 tác phẩm vẽ rồng trên chất liệu mo cau được lựa chọn từ 2024 bức đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỉ lục là Bộ sưu tập tranh chủ đề rồng vẽ trên chất liệu mo cau nhiều nhất ở Việt Nam. Bộ sưu tập tranh vẽ rồng trên mo cau là sự kết hợp của tình yêu hội họa cùng mong muốn gửi thông điệp về bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

600 tác phẩm vẽ rồng trên chất liệu mo cau của họa sĩ Hoàng Trúc

Triển lãm tranh “Rồng và Hoa” của họa sỹ Nghiêm Diệp Anh gồm 40 tranh bột màu với gam màu tươi sáng, thể hiện cảm quan của họa sỹ về mùa Xuân khi cây cối đâm chồi, nảy lộc, tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển và sự mạnh mẽ, uyển chuyển của linh vật rồng mang đến phúc khí, may mắn chào đón năm Giáp Thìn, gửi gắm niềm tin và hy vọng một năm mới tràn đầy hạnh phúc, thịnh vượng.

Bên cạnh các triển lãm về rồng, Hội Xuân còn giới thiệu đến công chúng không gian trưng bày “Tinh hoa từ trời đất”, trưng bày sản phẩm gốm của làng nghề Hương Canh (Vĩnh Phúc), Giang Cao (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), với nhiều chủng gốm đa dạng, chất lượng và độc đáo; Khu trưng bày “Chợ phiên Di sản” giới thiệu không gian Trà Việt, trưng bày sản phẩm của các địa phương gắn với phát triển du lịch di sản văn hóa…

BTC cũng giới thiệu 20 thiết kế được nghiên cứu, phỏng dựng lại từ triều phục cổ với hình ảnh rồng thêu trên long bào, mãng bào và bộ sưu tập áo dài “Vân long lưu vũ” gồm áo dài trên chất liệu tơ tằm khai thác hình tượng mỹ thuật cổ về rồng thời Lý, Trần và Nguyễn;

Cùng với các không gian trưng bày, bán hoa, cây cảnh, Hội Xuân còn có các sản phẩm đặc sản vùng miền phục vụ khách mua sắm Tết và tổ chức các chương trình nghệ thuật đặc sắc mừng Xuân Giáp Thìn trong suốt thời gian diễn ra.

“Hội Xuân Giáp Thìn 2024” diễn ra đến hết ngày 01/02/2024 (mở cửa hàng ngày từ 8h00 – 21h30) tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2, Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

V.H

Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội 

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Triển lãm “Tái hình lập ảnh” tại VCCA

Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) sẽ mở cửa triển lãm kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm kinh điển của trường phái...

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Có thể bạn quan tâm

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC VII – ĐÔNG NAM BỘ LẦN THỨ 23 NĂM 2018

  Từ ngày 28/08 đến 03/09/2018, tại Trung tâm Văn hóa Tỉnh Bình Thuận, đã diễn ra triển lãm Mỹ thuật khu vực VII – Đông Nam Bộ lần thứ 23 năm 2018. Triển lãm đã trưng bày 145 tác phẩm của...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Hiểu và suy cảm về nghệ thuật trừu tượng

Chúng ta khảo sát qua về định nghĩa khái niệm trừu tượng. Theo “Từ điển tiếng Việt”: Nghĩa một trừu tượng (thuộc tính, quan hệ ) được tách ra trong tư duy con người khỏi các thuộc tính, các...

 PHONG VỊ CHÀO XUÂN CANH TÝ 2020

  Một buổi chiều tàn cuối đông. Những đợt gió giá buốt vẫn không ngừng thổi. Trời hừng sáng chiếu những tia nắng dài như thanh đòn và sắc nhọn, bỗng chuyển thành xù xì kéo dần xuống...

NHỮNG KỶ NIỆM VỚI NGƯỜI VẼ DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ

  1. Lần đầu tiên tôi được gặp chú Ngô Mạnh Lân, nếu tôi nhớ không nhầm, thì vào ngày 17 tháng 6 năm 1994, tại lễ tưởng niệm 40 năm ngày Tô Ngọc Vân hy sinh trên đường đi lên chiến dịch...