Triển lãm “Ngũ hình” quy tụ 24 tác phẩm lấy cảm hứng từ chất liệu truyền thống

Sáng 30/3, tại di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Ngũ hình” quy tụ 24 tác phẩm của nhóm họa sĩ yêu thích những chất liệu truyền thống.

Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu tặng hoa cho các họa sĩ

24 tác phẩm của 5 họa sĩ được lấy nguồn cảm hứng từ sự kết tinh của ứng xử của con người với môi trường sống dựa trên sự hài hòa và cân bằng của nguyên lý Âm dương – Ngũ hành. Các tác giả đã thể hiện sinh động, cảm xúc qua các chất liệu sơn mài, lụa, mực, màu tự nhiên trên giấy dó, giấy bản vào tác phẩm của mình, để hòa trong cùng một dòng chảy chung của văn hóa truyền thống trong nhịp sống đương đại.

Các tác phẩm được trưng bày ghi chép những cảm nhận của các họa sĩ về đời sống hàng ngày, để thoáng thấy những sắc thái phong phú trong cùng một dòng chảy chung của văn hóa truyền thống. Những tác phẩm tượng tròn trong đền chùa, các phù điêu trên điêu khắc đình làng, tranh Hàng trống, tranh Đông hồ, tranh thờ là nguồn cảm hứng cho nhóm họa sĩ trong quá trình cảm thụ và tìm tòi cách diễn đạt trong nghệ thuật. Kết hợp những chất liệu truyền thống như sơn mài, lụa, mực, màu tự nhiên trên giấy dó, giấy bản, đều là những chất liệu rất quen thuộc và cũng tiềm tàng những cách sử dụng mới, các họa sĩ đã tạo nên các tác phẩm nghệ thuật qua sự cảm nhận của mỗi người.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết: “Tiếp nối thành công của các cuộc triển lãm diễn ra tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong thời gian qua, chúng tôi vui mừng chào đón triển lãm “Ngũ hình” với 5 họa sĩ Ngô Hùng Cường, Trường Thịnh, Bùi Hải Nam, Phạm Duy Quỳnh, Trần Minh Tuấn. Mỗi họa sĩ với một phong cách sáng tạo riêng nhưng điểm chung của họ đều rất yêu di sản, yêu văn hóa truyền thống. Họ đã sử dụng các chất liệu từ truyền thống như giấy dó, sơn mài… và đặc biệt trên nền tảng của các giá trị truyền thống, các họa sĩ đã có một sự sáng tạo và đem hơi thở của cuộc sống đương đại vào tác phẩm, tạo nên sự hấp dẫn, thú vị cho triển lãm… Với sự đồng hành của các họa sĩ, chúng tôi mong muốn rằng triển lãm “Ngũ hình” và các triển lãm tiếp theo sẽ là nguồn cảm hứng, là động lực để cho những người làm văn hóa, tiếp nối và tạo nên mạch nguồn văn hóa chảy suốt, nuôi dưỡng cho công chúng tình yêu với di sản…”.

Họa sĩ Trần Minh Tuấn cũng chia sẻ: “Văn hóa của mỗi vùng đất luôn là sản phẩm của sự tương tác giữa con người với môi trường thiên nhiên. Ở Việt Nam hay bất cứ vùng đất nào trên thế giới đều có một dòng chảy như vậy. Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại rất nhiều dòng chảy khác cuốn ta đi. Nhóm họa sĩ chúng tôi cùng quan tâm đến văn hóa truyền thống của dân tộc và nghĩ rằng mình có thể chia sẻ một triển lãm nhỏ để mang đến những điều mình suy nghĩ thông qua các tác phẩm. Tên triển lãm là “Ngũ hình” bởi chúng tôi thấy trong văn hóa dân tộc thì triết lý Âm dương – Ngũ hành xuyên suốt mọi lĩnh vực từ ăn, mặc, ở, chơi, tập tục nghi lễ, ứng xử của người Việt hình thành, tồn tại và phát triển hàng ngàn năm vô cùng phong phú nhưng đều không nằm ngoài nguyên lý đó. Ý tưởng “Ngũ hình” là 5 hình khác nhau để làm cảm hứng cho các sáng tác của mình. Từ những tạo hình của người Việt trong tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, tranh thờ… những tạo hình vô cùng phóng khoáng và khỏe mạnh kết hợp với các chất liệu sơn mài, giấy dó hay lụa truyền thống không hề giới hạn sự sáng tạo của các họa sĩ. Vì vậy, gom góp những điều suy tư và trải nghiệm của mình trong cuộc sống đời thường, nhóm hóa sĩ chúng tôi đã tạo nên triển lãm “Ngũ hình”, mong rằng sẽ mang đến sự phong phú về văn hóa truyền thống trong hơi thở của đời sống hiện tại đến công chúng yêu nghệ thuật, yêu văn hóa truyền thống”.

Triển lãm “Ngũ Hình” diễn ra tại nhà Tiền Đường khu Thái học, Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đến hết tháng 4/2024.

Bảo Hân

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội 

Tin cùng chuyên mục

Lắng nghe những câu chuyện lịch sử, mỹ thuật về Điện Biên Phủ

Đề tài Chiến thắng Điện Biên Phủ – trang sử vẻ vang vẫn là niềm hứng khởi, mạch nguồn sáng tạo cho nhiều thế hệ nghệ sỹ thể hiện thành công các tác phẩm mỹ thuật trong suốt 70...

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Triển lãm “Tái hình lập ảnh” tại VCCA

Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) sẽ mở cửa triển lãm kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm kinh điển của trường phái...

Có thể bạn quan tâm

QUÝ ÔNG LẠCH TRƯỜNG VÀ HUYỀN TÍCH MAI AN TIÊM

  Người đàn ông ác đèn là một tượng đồng được nhà khảo cổ học Thụy Điển Olov Janse tìm thấy tình cờ năm 1935 ở Lạch Trường, Thanh Hóa. Đây là hiện vật được vinh danh Bảo vật Quốc...

Lịch sử nghệ thuật thị giác Việt, một chân trời diễn giải mới

  Lịch sử nghệ thuật luôn chào gọi những khả thể mới, cho dù là đến từ cách tiếp cận, phân kỳ, một đối tượng hay phạm vi nghiên cứu mới/khác. Bởi đối với một lĩnh vực liên hệ...

NGHỆ THUẬT CHÂU Á: BIỂU TƯỢNG VÀ KỸ THUẬT – NGÀY MÙNG 5 THÁNG 12 (ARTS D'ASIE SYMBOLISME & TECHNICITÉ LE 5 DÉCEMBRE)

  Các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ được giới thiệu trong phiên đấu giá Nghệ Thuật Châu Á tới đây vào ngày mùng 5 tháng 12 tại Neuilly-Sur-Seine. Trong...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 333&334 tháng 9-10/2020

...

Bài 5: Cần sự đầu tư xứng đáng cho bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Câu chuyện bảo tàng vì sao vắng khách tuy không mới nhưng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà chuyên môn bởi bảo tàng có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa...