Họa sĩ Lê Tuấn: Ghi dấu ấn với nghệ thuật điêu khắc

Tại Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc 2023 do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VH-TT-DL) vừa tổ chức, họa sĩ Lê Tuấn (SN 1984), Phó Chủ tịch Hội VH-NT tỉnh vinh dự có tác phẩm điêu khắc “Về bản” – là 1 trong 225 tác phẩm được đánh giá cao nhất của 164 tác giả để trưng bày, phục vụ công chúng từ ngày 15/9 – 10/10 tại Bảo tàng Hà Nội.

Họa sĩ Lê Tuấn bên cạnh tác phẩm “Mừng lúa mới” chất liệu gỗ.

Ngay sau khi tham dự triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc, trở về từ Hà Nội, chúng tôi có dịp gặp gỡ họa sĩ Lê Tuấn. Tuổi đời khá trẻ, họa sĩ Lê Tuấn đã ghi dấu ấn bởi những tác phẩm điêu khắc được giới nghệ thuật công nhận với các tác phẩm sống động và có hồn.

Tài năng, nhiệt huyết với mỹ thuật nhưng ít ai biết rằng, để theo đuổi và thành công với đam mê điêu khắc của mình, họa sĩ Lê Tuấn đã trải qua hành trình gian nan.

Họa sĩ Lê Tuấn kể lại: Anh quê ở tỉnh Thái Bình. Năm 2002, do thi ĐH Mỹ thuật Việt Nam không đậu nên anh quyết định Nam tiến vừa làm nghề vừa theo đuổi ước mơ. Đầu tiên, anh làm thuê cho công ty đá cẩm thạch ở TP. Hồ Chí Minh. Năm 2003, anh đến TP.Vũng Tàu luyện thi kiến trúc mỹ thuật tại xưởng vẽ của họa sĩ Mai Thanh Thìn và họa sĩ Nguyễn Dũng, hội viên Hội Mỹ Thuật Việt Nam. Sau đó, Lê Tuấn trúng tuyển vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, anh chọn học ngành điêu khắc mỹ thuật ứng dụng.

Mong muốn được học hỏi, nâng cao trình độ, năm 2006, họa sĩ Lê Tuấn nộp hồ sơ thi Trường ĐH Mỹ thuật Huế học Điêu khắc tạo hình hệ 5 năm. Nắm vững cơ bản về chuyên môn tạo hình, anh tiếp tục có nhiều tác phẩm có chất lượng tham gia các trại điêu khắc trong khu vực. “Chuyên ngành sáng tác đòi hỏi phải có tiền mua vật tư phục vụ cho công tác sáng tạo nghệ thuật. Tôi phải vừa làm thêm vừa học. Trong quá trình học, được học hỏi từ nhiều người thầy giỏi nên ngày càng “lên tay” và bắt đầu có tác phẩm tham gia triển lãm”, họa sĩ chia sẻ.

Tác phẩm “Âm vang Châu Ro” đạt giải Khuyến khích Triển lãm khu vực Đông Nam Bộ tại Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2023 triển lãm tại Bảo tàng tỉnh.

Hoàn thành chương trình học trở về Vũng Tàu vào năm 2012, họa sĩ Lê Tuấn xin tham gia vào Hội VH-NT tỉnh. Cùng thời gian này, Lê Tuấn về công tác tại phòng Tuyên truyền cổ động và triển lãm, Trung tâm Văn hóa tỉnh. Bên cạnh công việc chính tại đây, anh dành trọn thời gian để thỏa niềm đam mê sáng tác các tác phẩm điêu khắc tại xưởng. “Tôi đặc biệt ấn tượng với điêu khắc tạo hình trong không gian ba chiều và đặc biệt đam mê nghiên cứu, sáng tạo những tác phẩm điêu khắc tượng nghệ thuật. Được sống với niềm đam mê, được làm công việc mà mình yêu thích đó là niềm hạnh phúc. Tôi luôn mong muốn được cống hiến nhiều hơn nữa cho ngành mỹ thuật tỉnh nhà”, họa sĩ Lê Tuấn bày tỏ.

 

Năm 2021, họa sĩ Lê Tuấn được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội VH-NT tỉnh. Đó cũng chính là sự  ghi nhận rõ nét cho tài năng cùng những đóng góp của anh cho ngành mỹ thuật tỉnh nhà.

Các tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ  Lê Tuấn 
Tác phẩm “Cám dỗ” với chất liệu gò nhôm (năm 2013) được Hội đồng Nghệ thuật xét chọn triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc tại Hà Nội, đạt giải C giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ III (2009-2014); tác phẩm “Chợ chiều” với chất liệu gò nhôm (2018) tham gia khu vực VII Miền Đông Nam bộ tại Bình Thuận đã đạt giải Ba.  Tác phẩm “Mừng lúa mới” (2022) chất liệu gỗ đạt giải Khuyến khích khu vực Miền Đông Nam bộ tại tỉnh Bình Phước. Tác phẩm “Âm vang Châu Ro” giải Khuyến khích Triển lãm khu vực Đông Nam Bộ lần thứ 28 năm 2023 tại Bà Rịa – Vũng Tàu, giải B giải thưởng Mỹ thuật tỉnh năm 2023 và tác phẩm “Về bản” bằng chất liệu Composite được Hội đồng Nghệ thuật Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc 2023 chọn triển lãm tại Hà Nội…

Bài, ảnh: HOÀNG BÁCH

Nguồn: Báo điện tử Bà Rịa – Vũng Tàu 

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Triển lãm “Tái hình lập ảnh” tại VCCA

Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) sẽ mở cửa triển lãm kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm kinh điển của trường phái...

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc triển lãm tranh nghệ thuật “Giao mùa”

NDO – Triển lãm tranh nghệ thuật “Giao mùa” diễn ra vào chiều 2/1, tại Nhà triển lãm của Hội Mỹ thuật Việt Nam,16 Ngô Quyền, Hà Nội. “Giao Mùa” là cuộc triển lãm chung đầu tiên của 7...

Triển lãm mỹ thuật Đông Dương quy mô lớn nhất tại Việt Nam

NDO – Từ ngày 14 đến 17/8, Sotheby’s tổ chức triển lãm mang tên “Mộng Viễn Đông” tại Park Hyatt Saigon, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây được xem là một trong những triển lãm nghệ thuật Đông...

Thông báo lần thứ 2 về triển lãm Mỹ thuật khu vực 6 (TP. Hồ Chí Minh) lần thứ 26 năm 2021

     ...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC VII (ĐÔNG NAM BỘ) LẦN THỨ 26 NĂM 2021

                           ...

DẠO NGẮM ĐÔNG DƯƠNG QUA BỘ BÁCH KHOA TOÀN THƯ BẰNG ĐÁ VỀ CÁC THUỘC ĐỊA

  Giữa Kinh đô Ánh sáng ngày nay, để thoát li không gian náo nhiệt, người ta tìm tới không gian xanh rộng nhất của thành phố là Bois de Vincennes nằm ở rìa phía đông Paris, thuộc quận 12. Thật khó...