Triển lãm “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e”

(ĐCSVN) – Từ ngày 23/01 – 12/3/2024, triển lãm “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e” diễn ra tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám giới thiệu 38 tác phẩm của 34 tác giả là các hoạ sĩ trẻ từng và hiện đang theo học tại Khoa Hội hoạ của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Triển lãm do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nhóm họa sĩ trẻ thuộc dự án “Từ truyền thống tới truyền thống” và Quỹ JapanFoundation tổ chức.

Giám tuyển triển lãm, giảng viên hướng dẫn là Ths Nguyễn Thế Sơn đến từ Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội. Triển lãm có sự hỗ trợ chuyên môn của các hoạ sĩ, nhà nghiên cứu: Nhà nghiên cứu, hoạ sĩ Trần Hậu Yên Thế, Nghệ sĩ thị giác Triệu Minh Hải, Hoạ sĩ Phạm Khắc Quang, Hoạ sĩ Tuệ Thư, Họa sĩ Hồng Nhung (Zó project), Hoạ sĩ thiết kế Trương Thuỷ.

(ĐCSVN) – Từ ngày 23/01 – 12/3/2024, triển lãm “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e” diễn ra tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám giới thiệu 38 tác phẩm của 34 tác giả là các hoạ sĩ trẻ từng và hiện đang theo học tại Khoa Hội hoạ của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
Một góc triển lãm

Triển lãm do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nhóm họa sĩ trẻ thuộc dự án “Từ truyền thống tới truyền thống” và Quỹ JapanFoundation tổ chức.

Giám tuyển triển lãm, giảng viên hướng dẫn là Ths Nguyễn Thế Sơn đến từ Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội. Triển lãm có sự hỗ trợ chuyên môn của các hoạ sĩ, nhà nghiên cứu: Nhà nghiên cứu, hoạ sĩ Trần Hậu Yên Thế, Nghệ sĩ thị giác Triệu Minh Hải, Hoạ sĩ Phạm Khắc Quang, Hoạ sĩ Tuệ Thư, Họa sĩ Hồng Nhung (Zó project), Hoạ sĩ thiết kế Trương Thuỷ.

Các tác phẩm phản ánh những nét đặc sắc trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Việt 

Tham gia triển lãm có 34 tác giả là các hoạ sĩ trẻ từng và hiện đang theo học tại Khoa Hội hoạ của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam với 38 tác phẩm tạo hình phản ánh những nét đặc sắc trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Việt vừa quen vừa mới lạ được thể hiện qua góc nhìn đương đại từ những sáng tạo cá nhân của các họa sĩ trẻ trên nguồn cảm hứng học hỏi nghiên cứu từ những yếu tố tinh hoa của dòng tranh khắc gỗ Nhật Bản Ukiyo-e kết hợp với các giá trị tinh hoa của chất liệu mỹ thuật truyền thống của Việt Nam như lụa, sơn mài, giấy dó, giấy giang,..

Triển lãm mong muốn quảng bá nét đẹp, sự độc đáo của các chất liệu mỹ thuật cổ truyền Việt Nam đến đông đảo người yêu mến nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là thế hệ trẻ và du khách quốc tế. Đồng thời cũng là dịp để giới thiệu tới công chúng sản phẩm văn hóa được kết tinh từ quá trình khám phá các giá trị nghệ thuật truyền thống của những cuộc đối thoại văn hóa, xuyên quốc gia.

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, Ths Nguyễn Thế Sơn – Giám tuyển của triển lãm cho biết: “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e” là kết quả những nỗ lực không ngừng nghỉ của các họa sĩ trẻ trong hành trình thúc đẩy thực hành nghệ thuật, lấy cảm hứng từ các giá trị văn hoá mỹ thuật truyền thống của Việt Nam cũng như của các nền văn hoá khác. Hoạt động thực hành “sáng tạo truyền thống” cũng là động lực cho những sáng tạo mang dấu ấn cá nhân, góp phần thúc đẩy thế hệ trẻ ngày nay nói chung và họa sĩ trẻ nói riêng tiếp tục học hỏi, kế thừa tinh hoa nghệ thuật truyền thống để từ đó có thêm động lực và cảm hứng nuôi dưỡng đam mê sáng tạo nghệ thuật./.

Tin, ảnh: TT
Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 

Tin cùng chuyên mục

Chuyện bức tranh Bác Hồ với thiếu nhi giữa Thủ đô

Nhiều năm qua, người dân và du khách đã quen ngắm nhìn bức tranh cổ động khổ lớn vẽ Bác Hồ bế em bé được treo trang trọng trên mặt tiền tòa nhà Thông tin-Triển lãm thành phố Hà Nội ở khu...

Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

Ngày 17 tháng 5 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp...

Triển lãm tranh màu nước tại TPHCM – Sắc màu dọc miền đất nước

Triển lãm tranh màu nước diễn ra từ nay đến ngày 19-5, do CLB Màu nước Sài Gòn (thuộc Hội Mỹ thuật TPHCM) tổ chức. Khách tham quan triển lãm Triển lãm trưng bày 184 tranh của 80 tác giả với nhiều...

Lễ vinh danh Hanoi Grapevine’s Finest 2023 – 2024

18:00 – 21:00, thứ Sáu 17/05/2024 Villa số 49 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ** Sự kiện chỉ dành cho khách mời Thông tin từ ban tổ chức: Hanoi Grapevine’s Finest là sự kiện thường niên vinh...

Hội chợ nghệ thuật ANNAM ART FAIR 2024

Annam Gallery hân hoan mang đến cho cộng đồng nghệ thuật tại Sài Gòn sự kiện mang tên ANNAM ART FAIR. Với mô hình là một hội chợ nghệ thuật trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đa phương tiện và đa...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Bài 1: Vì sao bảo tàng đìu hiu vắng khách?

(Chinhphu.vn) – Bảo tàng, di tích là nơi chúng ta có thể biết được nhiều điều nhất, học được nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất. Nhưng trên thực tế, trong khoảng thời gian dài, bảo tàng...

Họa sĩ Hoàng Công Luận sự nghiệp sáng tác và đào tạo

Năm 1958, đặc khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) mở đợt chỉnh đốn vùng than, được gọi là cải tiến quản lý xí nghiệp nhằm tăng nhanh sản lượng than đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 315&316 tháng 3-4/2019

...

Mạn đàm nghệ thuật bìa sách Việt Nam 2022

  Theo báo vietnamnet công bố thì năm 2020 đã có 410 triệu bản sách được phát hành với 33.000 đầu sách, và doanh thu đạt 2.700 tỷ đồng. Nếu tính nhiều năm qua cộng lại, thì số lượng phải...

NHỮNG LÁT CẮT, NHỮNG CÂU HỎI VÀ NHỮNG GẠCH NỐI

  Triễn lãm cá nhân Chân dung nệm của Hoàng Thanh Vĩnh Phong khai mạc lúc 17h ngày 2/12, kéo dài đến hết ngày 17/12/2020 tại Vicas Art Studio (32 Hào Nam, Hà Nội). Xem Chân dung nệm ta thấy đây đó là sự...