Triển lãm đầu tiên do Trung tâm UNESCO Bảo tồn Di sản Mỹ thuật Văn hóa Việt Nam bảo trợ

(SGGPO) Triển lãm tranh của tiến sĩ, họa sĩ Đỗ Chung với chủ đề Người đàn bà trên sông Ngân diễn ra từ nay đến ngày 10-10, tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM. Đây là triển lãm đầu tiên do Trung tâm UNESCO Bảo tồn Di sản Mỹ thuật Văn hóa Việt Nam bảo trợ.

Triển lãm trưng bày gần 40 tác phẩm, có kích thước lớn và đa chất liệu. Nhìn vào các bức tranh trừu tượng của Đỗ Chung, bất kể chúng là tái hiện vẻ đẹp của thiên nhiên hay phong cảnh, người ta luôn cảm nhận được hơi thở sâu lắng của cuộc sống trong từng nét vẽ. Ở đó, con người có thể tan biến vào không gian tự nhiên, như một phần không thể thiếu và tự nhiên của môi trường xung quanh, thể hiện sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.

Họa sĩ Đỗ Chung đã tập trung vào từng nét vẽ tinh tế, khai thác những khía cạnh sâu sắc trong hình ảnh, sự phóng túng kết hợp với tính nghiêm ngặt, và góc nhìn đặc biệt chứa đựng sự mãnh liệt của cảm xúc. Phong cách vẽ của ông phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, và cuộc đua với thời tiết luôn là một thách thức không dễ dàng.

Đỗ Chung theo đuổi phong cách hội họa tối giản, tạo hình hiện đại, làm cho tác phẩm của mình vừa dễ tiếp cận mà cũng kích thích trí tưởng tượng của người thưởng ngoạn. Ông đã thả trôi không chỉ về đề tài mà còn về kỹ thuật, hướng đến một ngôn ngữ hội họa riêng, tạo ra cảm giác của sự mở cửa không gian, không bị ràng buộc bởi những đường viền cụ thể.

Những tác phẩm trừu tượng của ông không giới hạn trong việc hiển thị những hình ảnh cụ thể mà thay vào đó, chúng tạo ra sự liên tưởng đầy mê hoặc, mở cửa cho tâm hồn của người xem.

 

Họa sĩ, tiến sĩ Đỗ Chung, sinh năm 1947, tại Thanh Hóa, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, ông thực hiện thành công Luận án Tiến sĩ nghệ thuật học với đề tài hoa văn trống đồng Đông Sơn. Họa sĩ từng được Trung tâm Văn hóa Pháp Việt mời sang tổ chức triển lãm tranh và nghiên cứu mỹ thuật thế giới trong 2 năm (1996 -1997) tại thủ đô Paris, Pháp.

Trung tâm UNESCO Bảo tồn Di sản Mỹ thuật Văn hóa Việt Nam được thành lập vào tháng 7-2023. Trung tâm là một phần của tổ chức UNESCO Việt Nam và UNESCO thế giới, thuộc Liên hợp quốc. Trung tâm hoạt động với nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Mỹ thuật Văn hóa Việt Nam trong quá khứ và hiện tại, đồng thời tạo dựng giá trị mới trong tương lai.

Bà Nguyễn Kim Phiến (Giám đốc Trung tâm UNESCO Bảo tồn Di sản Mỹ thuật Văn hóa Việt Nam) chia sẻ: “Các tác phẩm của họa sĩ Đỗ Chung đã có nhiều nhà sưu tập của Pháp và các nước châu Âu sưu tầm. Hiện nay tranh của ông đã có mặt trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM. Họa sĩ Đỗ Chung vẽ trong sự đam mê nghệ thuật, với chuỗi chủ đề “Người đàn bà…” xuyên suốt các cuộc triển lãm của ông như: Người đàn bà trên hoang mạc, Người đàn bà đi tới mặt trời, Người đàn bà trên sông Hằng… và cuộc triển lãm hôm nay là Người đàn bà trên sông Ngân như ông đã định nghĩa: Người đàn bà là nguồn gốc của thế giới, của sự tồn tại loài người, thiên đường của hòa bình, người mẹ vĩ đại của nhân loại… Chúng ta sẽ tìm thấy sự tươi mới mênh mông của cách thể hiện bút pháp luôn đậm nét nhân văn và vô cùng lạc quan của người nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa mà đơn vị chúng tôi hân hạnh bảo trợ cho cuộc triển lãm này”.

THIÊN BÌNH

Nguồn: Báo điện tử Sài Gòn Giải phóng

Tin cùng chuyên mục

Hội chợ nghệ thuật ANNAM ART FAIR 2024

Annam Gallery hân hoan mang đến cho cộng đồng nghệ thuật tại Sài Gòn sự kiện mang tên ANNAM ART FAIR. Với mô hình là một hội chợ nghệ thuật trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đa phương tiện và đa...

Phát động Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024

(ĐCSVN) – Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024 được tổ chức nhằm tôn vinh, ghi nhận thành tựu sáng tạo của các nghệ sỹ trẻ trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền mỹ thuật Việt Nam...

Chia sẻ kỷ niệm về danh họa hàng đầu Việt Nam, Liệt sỹ Tô Ngọc Vân

Art talk “Những kỷ niệm về họa sỹ, Liệt sỹ Tô Ngọc Vân” đưa công chúng đến với những ký ức về ông thông qua những tác phẩm, những câu chuyện xúc động của các khách mời, gia đình, học...

Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(ĐCSVN) – Với cách thể hiện đặc sắc, độc đáo của dòng tranh cổ động, Ban Tổ chức mong muốn các họa sĩ đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ mang đến một góc nhìn mới mẻ, không...

Họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái và Lê Công Thành với “Nguồn cội” tại Đà Lạt

NDO – Lần đầu tiên, tác phẩm hội họa, điêu khắc của Lê Công Thành và Nguyễn Thị Kim Thái đến với công chúng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, qua triển lãm chủ đề “Nguồn cội”...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

BÀN VỀ HỆ SINH THÁI DUYÊN HẢI TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN (PHẦN HAI)

  Bài thứ hai: Biển gọi tên nai Trong phần I, chúng tôi đã lập luận rằng không nên gọi con vật lưỡng cư trên mặt trống đồng là con cóc. Căn cứ vào hệ sinh thái duyên hải,...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 311&312 tháng 11-12/2018

...

THÔNG BÁO SỐ 1 VỀ VIỆC TRIỂN LÃM MỸ THUẬT VIỆT NAM 2020

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỤC MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH VÀ TRIỂN LÃM   Số: 573/TB-MTNATL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc   Hà Nội, ngày 21  tháng 11...

Giá trị nhân ái làm nên vẻ đẹp nghệ thuật

NDO – Chiều 8/8, tại Hà Nội diễn ra sự kiện “Beauty Vol1” (Đẹp Vol1) được tổ chức dưới hình thức “High Tea and Art” (Tiệc trà chiều nghệ thuật) mang tên “Vẻ đẹp Hồng Tâm”. Sự...

Chuyện ông Ba Đông

Với chiếc xe đạp mini mua từ năm nảo năm nào, thoắt cái ông ở chỗ này chỗ nọ. Trong nhà ông, tranh lụa, tranh sơn dầu, sơn mài… chật cả phòng khách. Còn ở phòng vẽ thì ngổn ngang những tranh...