BỨC CHÂN DUNG CUỐI CÙNG VẼ TẶNG VỢ

 

Bùi Xuân Phái vẽ rất nhiều chân dung. Ở tất cả các tranh chân dung của ông, người ta thấy người mẫu thường là những người rất thân với họa sĩ, được ông dành tất cả tình cảm như vợ con, anh em, người hàng xóm, bạn bè đồng nghiệp… Người phụ nữ được ông vẽ nhiều chân dung nhất, chính là người vợ của ông (bà Nguyễn Thị Sính). Những bức chân dung vẽ vợ ông người ta vẫn thường gọi chung là Chân dung bà Phái, và để phân biệt từng bức, người ta thường đề thêm năm vẽ vào sau tiêu đề bức tranh. Chân dung bà Phái xuất hiện từ năm 1952 và bức cuối cùng ông vẽ rất chăm chút dành để tặng bà vào năm 1986. Có thể thấy, ông vẽ bà từ khi bà còn là một thiếu nữ, theo thời gian cho đến khi người bạn đời của ông đã là một bà lão. Số chân dung ông vẽ bà còn nhiều hơn số ảnh bà được chụp. Ngay cả trong những bức ký họa của họa sĩ, mọi gương mặt phụ nữ đều thấp thoáng mang hình ảnh bà – như một ám ảnh trong tâm hồn về người đàn bà của đời ông, để mỗi khi đưa bút, gương mặt thương yêu và hiền hậu ấy lại hiện về.

BÙI XUÂN PHÁI – Chân dung bà Phái. 1986. Sơn dầu
BÙI XUÂN PHÁI – Chân dung bà Phái. 1952. Sơndầu

Tại triển lãm nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Bùi Xuân Phái, bức Chân dung bà Phái (1986), lần đầu tiên được công bố. Bức tranh đã được bày ở nơi trang trọng nhất.
Hôm Bùi Xuân Phái vẽ bà Phái bức chân dung này, bà bảo ông:
-Để tôi trang điểm và diện bộ mà tôi vừa ý nhất cho ông vẽ nhé.
Bà lấy chiếc khăn khoác của Natasha tặng mà bấy lâu vẫn chưa có dịp để thể hiện khoác lên hai vai mình. Bức tranh đã được hoàn thành trong buổi chiều hôm đó. Bùi Xuân Phái hỏi bà:
-Bà xem đã vừa ý chưa để tôi ký tên nào?
Bà Phái thích bức chân dung đó lắm, bà hiểu rằng ông đã chiều mình mà vẽ khá là “realist” để bà có thể thích và hiểu được. Bà vốn là người phụ nữ không quan tâm và cũng không hiểu nhiều lắm về nghệ thuật của ông, nên bà cho rằng, lần này, ông vẽ bà khác hẳn những bức trước đây vốn là những bức ông vẽ cho ông với quan niệm nghệ thuật của ông. Có thể vì nghĩ như vậy, bà Phái đã bảo ông:
– Tôi muốn lần sau ông vẽ tôi một bức khác theo đúng phong cách của ông. Tôi thích ông vẽ tôi một bức chân dung thật phá phách và tự do theo đúng chất của ông.
Bùi Xuân Phái gật đầu, hứa sẽ vẽ cho bà bức chân dung theo ý muốn ấy của bà.

BÙI XUÂN PHÁI – Chân dung Bùi Kỳ Anh. 1976. Sơndầu

 

Bùi Xuân Phái và bà Nguyễn Thị Sính, vợ ông

 

Bùi Xuân Phái cùng vợ và các con đón giao thừa năm 1980

Nhưng lời hứa ấy của ông với bà đã mãi mãi chỉ là lời hứa. Bà đã không bao giờ có dịp để ngồi làm mẫu cho ông vẽ chân dung nữa. Bức chân dung mà bà nhận xét là hiền lành và realist không ngờ lại là bức chân dung cuối cùng ông vẽ bà. Ngày tiễn đưa Bùi Xuân Phái về cõi vĩnh hằng, bà Phái lấy trong tủ ra bộ com-lê sang trọng nhất trong đời ông, bộ com-lê này bà đi may cho ông khi bà hay tin: Nhà nước đã chấp thuận cho ông xuất ngoại theo lời mời của người Pháp. Bà muốn ông sang Pháp diện bộ đồ thật oách. Nhưng ông đã chưa có dịp được mặc bộ com-lê thật oách đó một lần nào. Trong lúc mặc bộ com-lê sang trọng đó cho ông, bà Phái mếu máo nói:
-Ông đã hứa vẽ cho tôi bức chân dung thật là bạt tê, phá phách rồi đấy nhé! Ông vẫn còn nợ tôi một bức chân dung đó.
Và cứ thế, những giọt nước mắt của bà không ngừng rơi xuống khuôn mặt đã bất động của ông…

Bùi Thanh Phương

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Có thể bạn quan tâm

HANOI MINIPRINT 2021 – KÍCH THƯỚC NHỎ, NGUỒN CẢM HỨNG LỚN

  Miniprint – tranh in kích thước nhỏ là một trong những thể loại tranh được các nghệ sĩ đồ họa vô cùng quan tâm. Các triển lãm miniprint thế giới nhiều thập kỷ nay đã trở thành triển lãm...

Triển lãm sắp đặt “Thủy triều cảm xúc” của Chiharu: Nét đương đại đan xen vào truyền thống Việt Nam

NDO – Từ ngày 4/10/2023 đến ngày 30/3/2024, tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) diễn ra triển lãm sắp đặt quy mô lớn mang tên “Thủy triều cảm xúc”, lần đầu tiên giới thiệu...

HƯƠNG VỊ TẾT HÀ NỘI TRONG TRANH TRỊNH LỮ

  Họa sĩ Trịnh Lữ sinh năm 1947, là con thứ chín của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc (1912 -1997). Ông sang Mỹ năm 1987, cách đây hơn 30 năm; hiện, ông vẫn thường xuyên đi – về giữa Mỹ và Việt Nam....

Tạo hình con lợn trong nghệ thuật

  Người Việt Nam ta có các câu tục ngữ “ngu như lợn”, “bẩn như lợn” để nói về sự ngu dốt và bẩn thỉu. Ý tưởng đó cũng được chia sẻ bởi nhiều nền văn hóa, tôn giáo trên thế...

Nữ hoạ sĩ Nhật Bản vẽ “Trăng” bằng sơn mài Việt Nam

NDO – Từ ngày 10/9 đến 1/10, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) giới thiệu tới công chúng yêu hội họa những tác phẩm mới của hoạ sĩ Ando...