TAM BẠC

 

Đô thị nào mà chả ở cạnh sông.

Đô thị nào mà chả có phố ven sông

Hà Nội với những phố ngoài đê như An Dương, Cầu Đất, Hàm Tử Quan, Vạn Kiếp. Huế có phố Lê Lợi, Hội An có phố Bạch Đằng, Sài Gòn có phố – kênh rạch, Vĩnh Long có phố Trần Phú nhưng tại sao chỉ có mỗi phố men sông Tam Bạc ở Hải Phòng là được nhiều họa sỹ quan tâm, các thế thệ từ Bùi Xuân Phái, Trần Đông Lương, Trần Duy, Mai Long, Lưu Công Nhân, Xuân Tiến và nhiều nhất là các họa sỹ ở Hải Phòng: Nguyễn Hà, Thọ Vân, Quốc Thái, Nguyễn Trịnh Thái, Sơn Trúc, Đinh Quân, Quang Huân, Sơn Lâm, Đặng Tiến, Trần Vinh, Việt Anh… đều đã hơn một lần vẽ về Tam Bạc. Có lẽ bởi Phố Tam Bạc có gì đó rất điển hình Hải Phòng, đoạn phố ven sông ấy như một hình ảnh thu nhỏ của Hải Phòng, hình ảnh đại diện, một “chân dung chứng minh thư” Hải Phòng. Tam Bạc  vừa cần lao, lam lũ, vừa ngạo nghễ ngang tàng, chịu chơi, bay bổng, nồng nhiệt, vừa có độ ham sống kiểu “ở đây một con cá ném lên trời cũng sống” (thơ Văn Cao). Tam Bạc vừa có phố, vừa có chợ, vừa có vị ngọt của sông, vừa có vị mặn của biển, vừa có mùi nắng g   ió pha lẫn mùi mồ hôi, vừa ồn ào xô bồ mà vừa có cả độ thâm trầm. Tam Bạc có nhiều gợi ý về mặt tạo hình, nhà cửa lô xô, cao thấp, vừa là mặt tiền mà cũng là mặt hậu, trên bến dưới thuyền xuôi ngược mưu sinh. “Cha mẹ nghèo căn nhà đã cũ/ Gác xép hẹp bụi phủ dày quá khứ/ Bể nước sâu lắng đọng nắng mưa qua” (thơ Nguyễn Thụy Kha).

Tam Bạc có vẻ đẹp của kỷ niệm, của hồi ức với người này nhưng cũng là vẻ đẹp lạ lẫm, bất ngờ với những người mới gặp. Lạ mà quen. Vừa có cái nghèo, cái cũ mà vẫn có cái hiện đại, cái mới.

Trong nghệ thuật, đề tài chỉ là đề tài, là cái cớ, là gợi mở cho một niềm cảm hứng ban đầu nhưng đề tài Tam Bạc hấp dẫn có lẽ bởi sự phong phú đa dạng, Tam Bạc hấp dẫn còn bởi trong lòng nó có đủ cả vuông tròn, vơi đầy, cao thấp, có cả cũ mới, thăng trầm, được mất, vui buồn.

Tam Bạc như một người quá nhiều trải nghiệm sống cũng như Hài Phòng. Hà Nội tặng cho các họa sỹ một đề tài lớn là “phố cổ Hà Nội” như Hải Phòng đã ban tặng cho nhiều thế hệ họa sỹ một đề tài lớn là “Tam Bạc”, nhiều họa sỹ không chỉ là họa sỹ Hải Phòng đã thành danh nhờ Tam Bạc. Hải Phòng không chỉ có Tam Bạc nhưng rõ ràng rằng Tam Bạc rất Hải Phòng, Hải Phòng là Tam Bạc. Tôi muốn “nhại” một câu thơ bất hủ của thi sĩ Hải Phòng – Đào Trọng Khánh: Tam Bạc như con tàu chở đầy thuốc nổ / cuốn đi số phận mỗi con người.

Tam Bạc dài rộng vạm vỡ đủ cho mọi cá tính sáng tạo kể câu chuyện về nó.

 

LƯU CÔNG NHÂN – Tam Bạc

 

MAI LONG – Sông Tam Bạc. 1961. Sơn dầu

 

 

LÊ THIẾT CƯƠNG – Phố Tam Bạc. 2015. Sơn dầu

 

ĐẶNG TIẾN – Tam Bạc. 2008. Sơn mài

 

Lê Thiết Cương 

Tin cùng chuyên mục

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Sưu tập tranh kháng chiến nhân xem bộ sưu tập của Nguyễn Phi Hùng

Người chơi tranh, sưu tập tranh ở nước ta xưa nay thường có một trình tự sưu tập, cho dù chỉ là một trình tự mang tính tương đối, nhưng ít khi bị đảo ngược-như sau: Đầu tiên: Tranh hoa, tranh...

Tin cùng chuyên mục

Cặp đôi họa sĩ Trần Đình Khương – Đoàn Thuý Hạnh với triển lãm cá nhân đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh

Lần đầu tiên ra mắt công chúng thành phố Hồ Chí Minh với triển lãm “Song Tấu Lạ”, họa sĩ Trần Đình Khương giới thiệu 31 tác phẩm tranh sơn mài khai thác chủ đề cá chọi và cá chép, còn...

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

Cảm nhận làng quê Cao Bằng qua bức tranh “Bản em” của hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang

Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của văn nghệ sĩ. Sự ngọt lành, yên bình của nơi “chôn rau cắt rốn” cùng với những điều giản dị, chân phương mộc mạc nuôi dưỡng vùng...

‘Ảnh xạ’: Cô đọng hơn 20 năm nghiên cứu mỹ thuật của Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” là sự kết nối giữa hiện tại và quá khứ trong sự nghiệp nghiên cứu mỹ thuật Phật giáo của họa sỹ, giảng viên Trang Thanh Hiền. “Ảnh xạ” – triển...

Sắc Chàm: Nét đẹp văn hóa và con người vùng cao

BBK – Tiếp nối thành công của triển lãm lần 1 năm 2022, ngày 03/11/2023, triển lãm “Sắc Chàm” lần thứ II của nhóm họa sĩ Bắc Kạn sẽ khai mạc tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, phường Tràng...

Có thể bạn quan tâm

Triển lãm Mỹ thuật khu vực và Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2018

  Hội Mỹ thuật Việt Nam đã phối hợp với các Tỉnh, Thành đăng cai và 63 Hội Văn học Nghệ thuật Địa phương tổ chức Triển lãm Mỹ thuật Khu vực lần thứ 23 năm 2018 nhằm giới thiệu những...

Thông báo số 10 của Ban Chấp hành TW Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa VIII (Nhiệm kỳ 2014 – 2019)

HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM      Số: 118/19/BCH                                                 Độc lập...

SÁNG TẠO: CÁC TỰ SỰ CỦA NHỮNG BÁC HỌC LỚN

  (Tiếp theo Tạp chí Mỹ thuật số 339&340 tháng 3-4/2021) Các nhà bác học lớn là những người đã có những sáng tạo mà ai cũng công nhận. Sao không hỏi họ ? Vấn đề khó ở đây là không...

Bảo tồn tranh Hàng Trống: Kết nối nghệ thuật truyền thống và đương đại

(Chinhphu.vn) – Tranh dân gian Hàng Trống còn là dòng tranh tiêu biểu của Việt Nam và là dòng tranh dân gian của Thăng Long – Hà Nội xưa. Để bảo tồn, góp phần phát triển văn hóa, du lịch trên...

Ngắm 500 cổ vật quý hiếm tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam

Lưu giữ, trưng bày 500 cổ vật quý hiếm có niên đại từ thế kỷ VII-VIII, Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam là điểm đến tham quan của nhiều du khách.          ...