Sải cánh ước mơ

Tôi biết đến anh, họa sĩ Dũng Trống qua một người bạn. Ðược biết anh là một người yêu nghệ thuật, một nhà sưu tập tranh, tranh của anh mua từ nhiều họa sĩ trong và ngoài nước. Ðến thăm anh thật vui bởi được một người đàn ông giản dị đón tiếp cởi mở chuyện trò.

Anh dẫn chúng tôi đi xem và giới thiệu từng tác phẩm, tác giả một cách kỹ lưỡng. Nhiều tác phẩm anh sưu tập từ xa xưa, được lưu giữ cẩn thận. Anh tỉ mẩn mở từng bức và kể về bộ sưu tập của mình một cách đam mê dồn nén bởi khát khao được giải bày chia sẻ.

Dũng Trống luôn nghĩ rằng vai trò của nhà sưu tập, chỉ niềm đam mê chưa đủ, phải có tình cảm, có hiểu biết sâu sắc cộng hưởng với tác phẩm mới thấu cảm được cái đẹp và mong muốn sở hữu nó.

Khi đang công tác, dù rất bận rộn, anh luôn dành thời gian thăm các triển lãm nghệ thuật trong nước và quốc tế, thăm studio của các họa sĩ và lặng lẽ ngắm nhìn những bức tranh đã mua về. Bộ sưu tập tranh theo thời gian nhiều lên đáng kể, chúng phần nào ủi an tình yêu hội hoạ ẩn giấu trong anh.

Hội họa mang đến cho anh sự cân bằng năng lượng trong cuộc sống, nó đưa anh tới không gian thân thiết của riêng mình trên mặt toan vẽ và anh được thoả sức vẫy vùng hình hài màu sắc như một hoạ sĩ.

Anh chia sẻ, suốt hơn 40 năm qua, anh trôi dài trong một công việc hoàn toàn khác biệt nhưng với hội họa nó là niềm khát vọng ẩn chứa trong anh bởi từ nhỏ anh được sinh hoạt được vẽ ở Nhà văn hóa Thiếu nhi Hà Nội với nhiều bạn bè cùng trang lứa mà nay họ đã là những hoạ sĩ tên tuổi. Anh cũng từng là học trò của hoạ sĩ lão thành Phạm Viết Song, người thầy nhập môn của biết bao thế hệ họa sĩ Hà Nội.

Vào đại học, anh học kến trúc rồi ra công tác, tạm gác lại giấc mơ hội hoạ của mình, vốn là người nhiều năng lượng và đam mê nghệ thuật, anh hồn nhiên trở thành tay trống trong ban nhạc sinh viên và mang biệt danh Dũng Trống từ đó.

Nhưng tình yêu hội họa vẫn luôn canh cánh trong lòng trên mọi nẻo đường đời thăng trầm vui buồn được mất.

Vừa là sự tình cờ và cũng là tất yếu khi anh nghỉ công tác. Con người nghệ sĩ trong anh bừng thức dậy. Sự đồng hành của người thân, sự động viên cổ vũ của bạn bè đã tiếp sức cho anh. Anh bắt đầu vẽ, vẽ hối hả.

Là một người giầu trải nghiệm, thấm thía nhân sinh, vốn sống phong phú đa sắc thái, qua hơn 40 năm lăn lộn với đời, đã cho anh nhiều đề tài, nhiều lớp lang nhận thức, nhiều chuyện đời để kể. Chuyện anh kể thăng trầm bằng hội hoạ của chính anh, những câu chuyện luôn pha trộn bản năng và tri cảm.

Những bức họa cứ thế được hình thành, bất kể ngày đêm, trước giá vẽ, anh độc thoại miên man không dứt, lúc tuôn trào, khi len lỏi với hết thảy cung bậc của sắc mầu hình hài không gian chất chứa đầy những chiêm nghiệm tháng năm.

Anh trở thành họa sĩ với chính mình trong nỗi niềm vui buồn hiện thực mới mẻ. Anh kể chuyện bằng tranh với góc nhìn đa dạng, khi là một kiến trúc sư, lúc là một nhà quản trị, khi thơ dại cổ tich, lúc ưu tư trầm mặc, bùng nổ và lắng đọng, bởi vậy tranh anh luôn là những cảm xúc nóng hổi gấp gáp hơi thở của đời sống rộng lớn, tranh anh lộ rõ sự phấn khích của cuộc kiếm tìm mình, nó như lớp lớp sóng biển ào ạt đuổi bắt nhau hoan hỷ, một Dũng Trống dạt dào bộn bề thật thà không neo theo ai, không lặp lại mình, bời bời phóng khoáng.

Ai ai cũng vậy, cuộc đời cho nhiều và lấy đi không ít, với Dũng Trống, được số phận ban tặng nhiều may mắn, gia đình sự nghiệp, với người khác có thể là đủ, nhưng Dũng Trống luôn hiểu rằng anh đã đánh đổi bằng thời gian hơn 40 năm lầm lụi để âm thầm nuôi dưỡng khát vọng hội hoạ ẩn tàng trong con tim đa cảm.

Rồi đến lúc anh không thể chấp nhận điều ấy.

Mỗi lần đến thăm Dũng Trống là thêm một lần ngạc nhiên bởi anh luôn luôn có một hoặc nhiều bức tranh cùng lúc còn thơm còn ướt mầu sơn dang dở để khoe để nhận biết những sẻ chia đóng góp chân tình của bè bạn. Không chỉ là những bức tranh mới mẻ trong vật vã tìm cái riêng mình nội dung và hình thức. Không chỉ là những đối diện thể nghiệm thử sức trong những thể loại xu hướng hội hoạ, mà là qua tiến hành nghệ thuật của anh, mọi người bắt đầu dần nhận ra một Dũng Trống chưa thể định hình nhưng đầy hy vọng, nhận ra một hội hoạ Dũng Trống hồ hởi tự do chân thành với mình với người với cuộc đời.

Chúng ta được thấy tình yêu hội hoạ của Dũng Trống đang sải cánh ước mơ!

Một số tác phẩm của họa sĩ Dũng Trống:

 Dũng Trống – Kẻ thứ ba, 80x80cm
 Dũng Trống – Dưới ánh trăng, 80x80cm
 Dũng Trống – Phu thê đối ẩm 1, 80x80cm
 Dũng Trống – Địa đàng 2. 80x80cm
 Dũng Trống – Dịu dàng (Tốn), 80x80cm
 Dũng Trống – Hốc thời gian, 80x80cm
 Dũng Trống – Tự do, 60x80cm
 Dũng Trống – Hạnh phúc, 60x80cm
 Dũng Trống – Hoa vàng trên cỏ xanh, 130x97cm
 Dũng Trống – Niềm tin, 130x97cm
 Dũng Trống – Đồng trinh, 162x130cm
 Dũng Trống – Phong trần, 162x130cm
 Dũng Trống – Tình thương, 146x114cm
 Dũng Trống – Adam và Eva, 162x130cm 
 Dũng Trống – Cái tẩu đỏ.60x80cm

 

ĐẶNG VÂN PHÚC (Ðặng Nhật Hà/Art Exchange)

Hà Nội, 3/2021

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Trần Văn Cẩn – Một thời Hà Nội

Trần Văn Cẩn tìm cái thú thầm lặng trong hội hoạ như người đãi cát tìm vàng, mò trai dưới biển. Và ngọc trai của ông là màu sắc, là hiệu quả ánh sáng của hai màu đặt bên nhau. Một xe ngựa...

Bùi Trang Chước – Một bậc thầy của nghệ thuật tranh sơn khắc và đồ họa ứng dụng

Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước đã vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Giải thưởng dành cho các mẫu thiết kế: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh,...

Họa sĩ Hoàng Công Luận sự nghiệp sáng tác và đào tạo

Năm 1958, đặc khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) mở đợt chỉnh đốn vùng than, được gọi là cải tiến quản lý xí nghiệp nhằm tăng nhanh sản lượng than đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất...

Tháng ba của Trần Thị Trường và Lê Thiếu Ngân

Khi những ngày đông tháng giá đã lùi vào phía sau nhường những tia nắng chan hòa khắp phố phường Hà Nội thì 16 Ngô Quyền có lịch triển lãm của hai nữ tác giả mang tên “Tháng Ba”. Trần Thị...

MARK ROTHKO – Hiện thực của họa sĩ

  Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên cuốn sách được viết ra bởi một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông đã thiết lập nên hình thái hội họa trừu tượng màu (hay chính xác...

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Trần Tuấn đạt Giải Nhất cuộc thi Nghệ thuật Quốc tế ITSLIQUID lần thứ 12

Trần Tuấn là một họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam với nhiều tác phẩm được trưng bày rộng rãi trong nước và quốc tế. Lấy cảm hứng từ Tâm linh phương Đông, các tác phẩm trừu tượng của ông...

Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện “Cuộc thi và Triển lãm Mỹ...

Phát động cuộc thi vẽ tranh ‘Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa’

(Chinhphu.vn) – Được sự nhất trí của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh Việt Nam (Bộ VHTT&DL), Hội Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Trịnh Gia tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Di...

Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Ban Chấp hành khoá IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024)

Sáng ngày 30/05/2024, tại tầng 3 Nhà triển lãm Mỹ Thuật 16 Ngô Quyền, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Ban Chấp hành khoá IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024) kỳ thứ 7...

Khai mạc triển lãm tranh sơn mài của hoạ sĩ Đinh Quân

Ngày 27 tháng 5, triển lãm tranh sơn mài chủ đề Thiên Khải (Genesis) của hoạ sĩ Đinh Quân do Bến Thành Art tổ chức đã chính thức được khai mạc tại An Gallery, 159 Đồng Khởi, TP. HCM. Trong triển lãm...

Có thể bạn quan tâm

TÌM LẠI TÁC GIẢ PHÙ ĐIÊU CHỢ BẾN THÀNH

  Trường Mỹ nghệ Biên Hòa nổi tiếng với dòng gốm mỹ nghệ, một thời làm đẹp cho đời qua những sản phẩm gốm trang trí. Bên cạnh đó, trường cũng thực hiện nhiều công trình lớn, phù...

TRANH SƠN MÀI “VƯỜN XUÂN TRUNG NAM BẮC” CỦA NGUYỄN GIA TRÍ HIỆN TRỊ GIÁ BAO NHIÊU ? VÀ MẤY Ý KIẾN XUNG QUANH THẢM HỌA LÀM HỎNG TRANH NGUYỄN GIA TRÍ

  Việc Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh mới đây làm “vệ sinh” bức tranh sơn mài vĩ đại “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của Nguyễn Gia Trí gây tổn thất vô cùng nặng nề cho giá trị...

TRẦN PHÚC DUYÊN VÀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG

  Trần Phúc Duyên sinh ngày 16 tháng 02 năm 1923 trong một gia đình khá giả tại Hà Nội. Bố ông là Trần Diễn Giệm và mẹ là Nguyễn Thị Thược. Quê nội của ông ở làng Phượng Dực, huyện Phú...

Triển lãm Mỹ thuật Khu vực VI (TP.Hồ Chí Minh) lần thứ 25 năm 20

Triển lãm không tổ chức khai mạc do dịch COVID-19. Triển lãm trưng bày 183 tác phẩm của 133 tác giả. Trong đó 108 tác phẩm của 77 hội viên Trung ương và 75 tác phẩm của 56 tác giả chưa là hội viên....

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC VIII – ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ 23 NĂM 2018

  Từ ngày 07/8 đến 14/08/2018, tại Nhà Văn hóa Người cao tuổi tỉnh Bến Tre đã diễn ra triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII – Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 23 năm 2018. Triển lãm trưng bày 201...