Phiên đấu giá đặc biệt có tranh của họa sĩ Trần Quang Trân

Phiên đấu giá nhà Adjug’Art Brest diễn ra tại Paris ngày 12/6 vừa qua đã kết thúc ngoài mong đợi. Có tổng cộng 568 lot, bao gồm cả đồ cổ, tượng, nội thất tranh nghệ thuật… Trong đó phải kể đến 2 bức tranh của họa sỹ Trần Quang Trân “Bức họa Vy Cho”, “Hồ Hoàn Kiếm” đã được gõ búa thành công với mức giá ấn tượng.

Họa sĩ Trần Quang Trân được ghi nhận như người “phát minh” ra kỹ thuật sơn mài bao gồm việc bổ sung bột vàng giữa các lớp sơn mài. Kỹ thuật này giúp tranh sơn mài trở nên lấp lánh, thay đổi sáng tối theo góc nhìn, và sau đó nó được sử dụng rộng rãi bởi các nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam như Phạm Hậu (Phạm Hầu), Trần Văn Cẩn, Nguyễn Khang và Nguyễn Gia Trí. Không dừng ở đó, ông tiếp tục lên đường đến Nhật Bản vào khoảng năm 1930 để nâng cao kỹ thuật của mình.

Năm 1932, Trần Quang Trân tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, sau đó ông mở xưởng vẽ tại số 87 đường Charron, Hà Nội. Trong suốt những năm 1930, ông đã sơn các tấm và hộp sơn mài và nhiều bức chân dung của các nhân vật nổi tiếng Việt Nam, để lại một gia tài nghệ thuật đáng kể.

Giữa năm 1930 họa sỹ đã chọn thay đổi tên nghệ sĩ và chữ ký của mình, ký tên là Ngym hoặc Nghi Am kể từ đó.

NGYM (Trần Quang Trân) (1900-1969): “Bức họa Vy Cho”, bức vẽ bằng bút chì, chú thích “vy-chu” ở phía trên bên phải, ký tên “Ngym” và ghi ngày “18-6-1961” ở phía dưới bên phải – 20x12cm
NGYM (Trần Quang Trân) (1900-1969): Gần cái hồ nhỏ (Hồ Hoàn Kiếm), Hà Nội, bức vẽ bằng bút chì, ghi ngày 3-11-1961 ở góc phải dưới cùng (có vết keo cũ trên mép) – 13x20cm. Được tái hiện trong blog của Jean-François HUBERT, chuyên gia nghệ thuật về Việt Nam

Các tác phẩm của Trần Quang Trân thường khắc họa cảnh đường phố vắng, đền thờ, tòa nhà cũ hoặc hồ nước yên tĩnh khiến người xem như lạc vào một nốt trầm lắng đọng bình yên trong tâm hồn. Tranh ông là sự hòa quyện giữa truyền thống phương Đông và phương Tây độc đáo khó mà tìm được ở nơi khác.

Tuy say mê nghiên cứu nghệ thuật là thế, ông lại bén duyên với công việc giảng dạy. Đầu những năm 1940, ông bắt đầu sự nghiệp giảng dạy hội họa tại các trường tư thục Thăng Long, Gia Long và từ năm 1949 tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Sống ở phía Bắc Việt Nam trong chiến tranh, ông làm việc từ năm 1958 đến năm 1962 cho Hãng phim Việt Nam (một xưởng phim hoạt hình) và tổ chức nhiều hội nghị tại một trường điện ảnh Việt Nam.

Trần Quang Trân tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật nước nhà và cho vun đắp cho mầm non nghệ thuật mới cho đến những năm cuối đời.

Ông mất năm 1969, khép lại một cuộc đời nghệ thuật vẻ vang.

PV. (Nguồn tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ về Hà Nội

NDO – Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chiều 8/10, triển lãm “Lớp Love Hà Nội” khai mạc tại Aqua Art, 44 Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội.                       Không gian...

Khai mạc Triển Lãm Mỹ Thuật Bắc Giang năm 2024

Sáng 9/10/2024, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật Bắc Giang năm 2024. Nhằm thúc đẩy tiềm năng văn học nghệ thuật, mỹ thuật trong thời kỳ hội nhập có...

Triển lãm “Hồn của đất” gửi gắm tình yêu với Bác Hồ và Thủ đô Hà Nội

NDO – Ngày 8/10, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 65 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Bát Tràng (1959-2024), Triển lãm “Hồn của Đất” đã được khai mạc tại...

Triển lãm “Bản diện kim cương II”

Vào lúc 16h30 thứ Ba ngày 1 tháng 10 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Bản diện kim cương II” của họa sĩ Đinh Quang Tỉnh (Nghệ danh: Ba Tỉnh)....

Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII (Đồng bằng Sông Cửu Long) lần thứ 29 tại Kiên Giang

Sáng 27/9, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức khai mạc Triển lãm mỹ thuật khu vực VIII (Đồng bằng Sông Cửu Long) lần thứ 29 năm 2024. Đây là sự kiện...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

SỰ KHÔN LƯỜNG CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

  Đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành và diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Cũng như các đại dịch khác xảy ra trước đây, COVID-19 đã tạo ra xáo trộn lớn trong thị trường nghệ...

NHỚ VỀ NHỮNG NGÀY THÀNH LẬP HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM

  Tiến tới Đại hội, Đại biểu Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024. Tạp chí Mỹ thuật xin đăng lại hai bài viết về những sự kiện, những hoạt động và những kỷ niệm của...

Người theo đuổi nghệ thuật truyền thần trên tranh sứ

NDO – Với phương châm nghệ thuật ngoài vẻ đẹp phải bền bỉ theo thời gian, cùng mong muốn truyền lại những tác phẩm đặc sắc cho các thế hệ sau biết đến, nghệ nhân Bùi Văn Bến ở làng...

Hội họa của Lê Phổ: Từ Hà Nội tới Paris

Lê Phổ (1907 – 2001), tốt nghiệp khóa I Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (l’École des Beaux-Arts d’Indochine), hiện là một trong những danh họa Việt được nhắc tới nhiều nhất trên...

TRIỂN LÃM PHÁC THẢO TRANH NGUYỄN GIA TRÍ

    Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh danh họa Nguyễn Gia Trí, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm Những phác thảo tranh của...