NHỮNG BỨC TRANH CỦA SỸ NGỌC TRONG BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM

 

Họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc miệt mài công tác, sáng tác, giảng dạy và nghiên cứu Mỹ thuật. Dù gặp những khó khăn, cản trở, ông đều vững tâm vượt qua, đứng vững  trên con đường sáng tạo, để lại những tác phẩm hội họa đẹp cho đời. Ông thường xuyên ký họa, ghi chép tich lũy sáng tác, và dành nhiều cho sơn mài. Bút pháp của ông phóng khoáng, không tỉa chi li mà sâu lắng, không bận tâm kiểu cách, mà giữ liền mạch trọn vẹn một phong cách hiện thực, gắn bó sâu sắc với đời sống của đất nước. Họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc thuộc lớp nghệ sĩ đi đầu của nền Mỹ thuât cách mạng Việt Nam, và có nhiều tác phẩm. Trong số đó Bảo tàng MTVN đã sưu tập được, tuy không đầy đủ, nhưng phần nào lưu được những tác phẩm gắn với các giai đoạn sáng tác của ông.

  1. Sáng tác của họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc trong kháng chiến chống Pháp (lần thứ 2): Tại Liên khu IV: ông đã nổi bật với các tranh về quân dân kháng chiến. Tác phẩm: “Bác Hồ với thiếu nhi” khắc họa hình tượng Bác với thiếu nhi, nguồn tương lai đất nước mà Bác luôn quan tâm. Tranh này in đá tại “xưởng họa Liên khu IV”, để nhân bản phổ thông, về vị chủ tịch – linh hồn của cuộc kháng chiến, mà nhân dân yêu quý.

Nguyễn Sỹ Ngọc cùng Nguyễn Văn Tỵ, Phạm Văn Đôn từ Thanh Hóa đã đi bộ vượt đèo Ngang, về làng duyên hải Cảnh Dương để vẽ. Ông ghi chép về đời sống sinh hoạt của quân dân, về làng Cảnh Dương chống ngoại xâm. Bức: “Sang làng Cảnh Dương” (1949, bút sắt mực nho) vẽ thuyền qua sông, thuyền đỗ bên bờ, cảnh làng và những con người kiên cường. Họ dựng công sự, rào làng, ngăn chắn không cho giặc vào. Bức: “Cảnh Dương, cổng đường số 1” (1949, bút sắt mực nho) với chiến sĩ và dân quân, lập hàng rào, bằng cột nhà, đòn sào, cánh cửa, cột chèo, ván thuyền ghép lại vững chắc, để  bảo vệ làng. Hoặc các bức: “Mẹ Phiên Cảnh Dương” (bút sắt, mực nho) kiên định trong căn nhà của mình. Bức: “Nữ dân quân Cảnh Dương” (1949, chì sáp nâu) lưng thắt dây bao đạn, bên cây Dừa… là những con người bám trụ giữ làng. Từ các bức ký họa về làng chiến đấu Cảnh Dương quật cường, Nguyễn Sỹ Ngọc đã thể hiện sang loại “tranh in đá” như bức: “Hoạt động của dân quân Cảnh Dương” từ bức ký họa (chì sáp, bút sắt mực nho) cùng tên. Hay từ  bức “Anh Sửu du kích Cảnh Dương” (chì sáp nâu) ông bố cục lại, lấy hình tượng chính là: nam dân quân Cảnh Dương, da nâu hồng cường tráng, lưng đeo bao đạn, tay cầm chắc súng ngồi canh gác. Xa xa là cảnh thuyền và ngư dân bám biển xanh, chuyển sang thành tranh: “Dân quân Cảnh Dương” (1949, in  đá, màu). Đây là bức tranh in đá” đẹp và nổi bật về hình tượng dân quân du kích vùng biển khu IV thời kháng chiến,

NGUYỄN SỸ NGỌC – Ghi chép ở Thác Bờ, sông Đà. 1980. Lụa. 36,5x88cm. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

 

NGUYỄN SỸ NGỌC – Bác Hồ với thiếu nhi. In đá. 32,3×23,3cm. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

 

NGUYỄN SỸ NGỌC – Du kích Cảnh Dương (Dân quân Cảnh Dương). 1949. In đá. 28,5×27,7cm. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Cùng năm 1949, Nguyễn Sỹ Ngọc sáng tác bức “Tình quân dân” (60x80cm, sơn mài,1949)  tại xưởng Mỹ thuật (Quần Tín – Thanh Hóa – do họa sĩ Nguyễn văn Tỵ phụ trách). Tranh thể hiện một bà mẹ, tay cầm mũ chiến sĩ, tay cầm quạt, quạt mát cho anh chiến sĩ đang cầm bát nước uống, trên vai khoác súng, lưng thắt bao đạn. Nền tranh là mảng màu son đỏ, gợi thoáng một phong cảnh đường xa tận chân trời nổi lên ánh vàng. Sự phóng khoáng của nền, để dành nét hình vào hai nhân vật: bà  mẹ và anh chiến sĩ cùng đứng bên đường. Dưới chân có bóng đổ, gợi nên cái nắng bức của khu IV. Ánh vàng được kéo xuống dưới tay cầm bát nước, chạy trên lá, dù ngụy trang trên mũ, và các nếp váy. Hình tượng diễn tả bằng mảng nét và gợi khối hình chắc khỏe về hai nhân vật. “Bà mẹ” đưa bát nước cho anh chiến sĩ uống, vừa nhìn, vừa quạt. Còn “anh chiến sĩ” cầm bát nước uống, thầm cám ơn mẹ. Là sự giao hòa cảm xúc trong tranh. Toát lên tình quân dân gắn bó. Đó là tố chất quan trọng, góp vào làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. “Cái bát nước chè xanh” (khu IV) của người mẹ, giải khát cho người con chiến sĩ trên đường đi đánh giặc, mang đậm nghia tình. Biểu hiện đó thành ấn tượng mạnh truyền cảm đến người xem. Nên tranh, tự nhiên còn mang tên “Cái bát”. Trong phê bình, khi nhận xét: “tranh truyền cảm đến người xem” của tác phẩm, tác giả nào đó?… thì đây là điển hình, là thành công của Nguyễn Sỹ Ngọc.

Tại Việt Bắc: Từ 1950 – 1954: ông chủ yếu  ghi chép, tích lũy sáng tác. Những bức họa về Điện Biên Phủ, như các bức về “Đèo Lũng Lô”, dùng (chì sáp màu) vẽ cảnh đèo,  dùng (màu nước) vẽ nhưng đoạn đường đèo quanh co, dùng (bút sắt kết hợp mực nho) vẽ cảnh dân công, và các xe tải qua đèo. Ông vẽ về nẻo đường chiến dịch Điện Biên Phủ, như bức: “Qua suối lũ” (bút sắt, mực nho) cảnh bộ đội tải thương qua đồi, vượt suối, Hay vẽ  Dân công hỏa tuyến, như bức: “Dân công sửa chữa cầu  đường” (chì), hoặc vẽ “Tù binh Pháp” (chì). Hoặc vẽ: “Cải cách ruộng đất” (1953, màu nước) với các thôn nữ trong đấu tố địa chủ, tay nắm chặt, mắt nhìn thẳng, gương mặt cương quyết . Những sáng tác tiêu biểu của họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc trong kháng chiến đã tham dự triển lãm Hội họa: khu IV” (1949). Việt Bắc (1951) và thủ đô Hà Nội (1954).

  1. Sáng tác ở thời hòa bình miền Bắc, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, và sau đất nước thống nhât: Họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc dành nhều thời gian sáng tác trên các chất liệu: lụa, sơn dầu và sơn mài. Ông cũng không bỏ thói quen ký họa lấy tài liệu cho sáng tác các đề tài đương thời. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã sưu tập các bức: “Bừa tập đoàn” (bút sắt, mực nho) về phong trào hợp tác xã. Bức “Hộ lý Nga” (1965, màu nước) một chiến sĩ thi đua của một bệnh viện Thanh Hóa) thời chiến, cô còn là tự vệ, đầu đội mũ lá dù ngụy trang, tay cầm cáng tải thương, vai khoác súng sẵn sàng chiến đấu. Ông đi ghi chép ở Hòa Bình, sáng tác bức “Thác Bờ, Sông Đà” (1980, Lụa). Ông còn tham gia sáng tác tranh (tập thể) “Xô viết Nghệ Tĩnh” (sơn mài 160.6×320.5cm). Ông đi thực tế ở Lào, vẽ về cuộc sống sinh hoạt trên đất nước bạn. Như các  bức  “Kéo sợi” (chì và sáp màu). “Thiếu nữ Lào” (chì, và màu nước).
Tập thể họa sĩ sáng tác: Nguyễn Đức Nùng, Trần Đình Thọ, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Văn Tỵ, Huỳnh Văn Thuận, Phạm Văn Đôn – Xô Viết Nghệ Tĩnh. 1957. Sơn mài

 

NGUYỄN SỸ NGỌC – Kéo sợi. Chì sáp. 39,7×30,7cm. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Từ chuyến đi thực tế vùng than Quảng Ninh, họa sĩ  Nguyễn Sỹ Ngọc có các tác phẩm sơn mài tiêu biểu. Bức: “Đổi ca” (1962 – sơn mài, 74,8x100cm) với  bố cục chặt chẽ, khỏe chắc, thể hiện hình tượng về công nhân mỏ, đang chờ đổi ca. Trên tay họ cầm máy khoan, dụng cụ, đèn lò, mũ mỏ. Lại có mũ rơm, để nói về lao động trong thời chiến. Ai cũng biết vùng mỏ thì than đen, và trong chất liệu sơn mài có sơn Then, cánh gián, Son, vàng, bạc, vỏ trứng, và vỏ trai. Cảnh núi than trải dài, nhưng ông không vẽ than đen, mà vẽ là màu vàng đất pha cỏ úa, lẫn biển với nền trời xa, là ánh vàng rực rỡ. Nền đất cũng dùng son và đôi chỗ sáng gợi tả ánh vàng. Phần chính của tranh nhô lên một phần của chiếc máy xúc, cùng đám đông công nhân đứng chờ chuyển ca. Trang phục công nhân nam cũng dùng màu vàng ngả nâu, đôi chỗ kết hợp với màu  xanh ở phần tối. Riêng màu sẫm (ngả tím đen) ông dùng trên quần áo các nữ công nhân. Tiêu biểu là hai cô đứng phía trước, với thân hình khỏe, duyên dáng, đầu chít khăn vuông đen kéo vắt che nửa mặt là hình ảnh rất quen thuộc của nữ công nhân vùng mỏ. Đã gợi ra âm hưởng màu sắc sống động của vùng than. Tranh ông vẽ cảnh đông người mà khoáng đạt, không tỉa kỹ mà vẫn đủ, vẫn sâu. Lối tạo mảng kết hợp gợi khối, có ánh vàng triền núi, khoảng trời, ở vai, và lưng nhân vật, gợi nên cái nắng sớm của ngày lao động mới. Tranh thể hiện sinh động về đời sống công nhân vùng than, thông qua cảnh chuyển giao giữa ca đêm và ca ngày bình thường trên đất mỏ. Họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc còn vẽ bức “Một ngày mới bắt đầu”(1965, Sơn mài – 115,5x100cm) thể hiện quang cảnh rộng về vùng mỏ. Bố cục phân chia theo các lớp chạy ngang, thể hiện các hoạt động của công nhân bước vào ngày lao động mới. Lớp phía xa, là một dải núi mỏ, có các đường đi lên của xe tải chở than, đôi chỗ có các cần cẩu, máy xúc. Lớp giữa là các tốp công nhân mỏ có nam, có nữ vác cuốc, xẻng, nhộn nhịp đi làm. Lớp phía trước là các khóm công nhân đang lao động. Có những người trong hầm lò, có các nữ công nhân xúc than vào xe đẩy, có công nhân đang cầm máy khoan dũi than, của một ngày mới bắt đầu.                                                                                          Vào thời điểm 1980 trong giới mỹ thuật  đấy lên sáng tác tranh “có nội dung lớn, mang tầm khái quát cao”. Đề cập những đề tài về kháng chiến, như: Chiến dịch Điện Biên Phủ (7 – 5 -1954), Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam (30 – 4 -1975). Hoặc về: các “Nhân vật và sự kiện lịch sử”. Đã thấy xuất hiện loại “Tranh đồng hiện” trong Triển lãm Quân đội, và  Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc 1980. Họa si Nguyễn Sỹ Ngọc, đã sáng tác bức “Chiến dịch Điện Biên Phủ”(1980, sơn mài 80×120), thể hiện các cung đường dài chiến dịch, vòng quanh uốn khúc theo triền núi đá. Hình tượng phía trước là đoàn chiến sĩ  trên đường ra trận, cùng các xe thồ tải lương, bộ đội hành quân đi chiến dịch, vai khoác súng, mang vác quân giới, đạn dược, những tấm vải dù ngụy trang. Ở giữa tranh là triền núi đá, dân công hỏa tuyến cùng bộ đội xuyên qua các hang núi. Phía trên là đoàn quân tiến ra hỏa tuyến diệt thù. Bức tranh gợi lại cuộc sống gian lao, hào hùng của quân dân ta, để làm nên chiến thắng.

Bên cạnh sơn mài, ông còn vẽ sơn dầu, bức “Ta có phản lực các bạn ơi” (60,2×74,7cm) tham dự Triển lãm Mùa xuân  1967, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Tranh thể hiện ba thiếu niên mang mũ rơm thời chiến, ngước lên bầu trời trong xanh, reo lên: Ta có phản lực các bạn ơi. Xa tít chân trời, các cụm tre làng, những con trâu đang gặm cỏ, thửa ruộng mới cấy. Cùng mừng: quân đội ta đã có máy bay phản lực để đánh trả không quân Mỹ xâm phạm. Ngoài sáng tác hội họa, họa sĩ Nguyễn Sỹ  Ngọc còn vẽ tranh minh họa, viết bình tuyển tác phẩm Mỹ thuật Việt Nam trên Báo Văn Nghệ. Hoặc tham gia viết về:“Mỹ Thuật Việt Nam hiện đại giai đoạn 1945 -1975”.

Từ các tác phẩm “Du kích Cảnh Dương” (in đá), “Tình quân dân” (sơn mài) thời kháng chiến chống Pháp, đến các tác phẩm sáng tác sau hòa bình: “Đổi ca” (1962, sơn mài), “Một ngày mới lại bắt đầu”(1982, sơn mài). “Chiến dịch Điện Biên Phủ” (1980, sơn mài)…  là những tác phẩm xuất sắc của hoạ sĩ  Nguyễn Sỹ Ngọc, thể hiện về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ, về dân công hỏa tuyến, về tình quân dân, và lao động sản xuất công nghiệp vùng than. Tranh của Nguyễn Sỹ Ngọc chân thực, sống động có sức truyền cảm mạnh mẽ.

Nguyễn Sỹ Ngọc đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất. Ngoài ra, ông còn được trao tặng Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam.  Giải thưởng Triển lãm Hội họa tại Việt Bắc năm 1951. Giải nhất Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc vào năm 1954. Năm 2000, ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật cho các tác phẩm: “Tình quân dân”  (1949, sơn mài), “Đổi ca” (1962, sơn mài), “Chiến dịch Điện Biên Phủ” (1980, sơn mài), “Một ngày mới lại bắt đầu” (1982, sơn mài).

Nguyễn Văn Chiến

 

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Trần Văn Cẩn – Một thời Hà Nội

Trần Văn Cẩn tìm cái thú thầm lặng trong hội hoạ như người đãi cát tìm vàng, mò trai dưới biển. Và ngọc trai của ông là màu sắc, là hiệu quả ánh sáng của hai màu đặt bên nhau. Một xe ngựa...

Bùi Trang Chước – Một bậc thầy của nghệ thuật tranh sơn khắc và đồ họa ứng dụng

Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước đã vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Giải thưởng dành cho các mẫu thiết kế: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh,...

Họa sĩ Hoàng Công Luận sự nghiệp sáng tác và đào tạo

Năm 1958, đặc khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) mở đợt chỉnh đốn vùng than, được gọi là cải tiến quản lý xí nghiệp nhằm tăng nhanh sản lượng than đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất...

Tháng ba của Trần Thị Trường và Lê Thiếu Ngân

Khi những ngày đông tháng giá đã lùi vào phía sau nhường những tia nắng chan hòa khắp phố phường Hà Nội thì 16 Ngô Quyền có lịch triển lãm của hai nữ tác giả mang tên “Tháng Ba”. Trần Thị...

MARK ROTHKO – Hiện thực của họa sĩ

  Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên cuốn sách được viết ra bởi một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông đã thiết lập nên hình thái hội họa trừu tượng màu (hay chính xác...

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Trần Tuấn đạt Giải Nhất cuộc thi Nghệ thuật Quốc tế ITSLIQUID lần thứ 12

Trần Tuấn là một họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam với nhiều tác phẩm được trưng bày rộng rãi trong nước và quốc tế. Lấy cảm hứng từ Tâm linh phương Đông, các tác phẩm trừu tượng của ông...

Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện “Cuộc thi và Triển lãm Mỹ...

Phát động cuộc thi vẽ tranh ‘Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa’

(Chinhphu.vn) – Được sự nhất trí của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh Việt Nam (Bộ VHTT&DL), Hội Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Trịnh Gia tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Di...

Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Ban Chấp hành khoá IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024)

Sáng ngày 30/05/2024, tại tầng 3 Nhà triển lãm Mỹ Thuật 16 Ngô Quyền, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Ban Chấp hành khoá IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024) kỳ thứ 7...

Khai mạc triển lãm tranh sơn mài của hoạ sĩ Đinh Quân

Ngày 27 tháng 5, triển lãm tranh sơn mài chủ đề Thiên Khải (Genesis) của hoạ sĩ Đinh Quân do Bến Thành Art tổ chức đã chính thức được khai mạc tại An Gallery, 159 Đồng Khởi, TP. HCM. Trong triển lãm...

Có thể bạn quan tâm

TRÒ CHUYỆN CÙNG HỌA SĨ, NHÀ ĐIÊU KHẮC TRẦN TUY: KHI NHÀ ĐIÊU KHẮC LÀM BÁO

    Tháng 7 năm 1996, tôi (Hoàng Anh) bắt đầu làm việc ở Tạp chí. Hồi ấy, Ban biên tập đông hơn bây giờ nhiều, toàn “cây đa, cây đề, cây cổ thụ”. Này nhé, nhà điêu khắc Trần Tuy là Tổng...

ANH TRỊNH THÁI

  Tôi gặp anh Trịnh Thái lần đầu vào năm 1968, khi đó anh Trịnh Thái 27 tuổi, còn tôi mới 8 tuổi. Xưng hô đầu tiên là “chú và cháu”. Cuộc gặp gỡ ấy đã trở thành tình bạn gắn bó đến...

PHẠM HẬU VÀ NGHỆ THUẬT TRANH VẼ BÚT NHIỆT

Lịch sử hội họa, trên phương diện kỹ thuật vật chất, về cơ bản là sự trả lời cho câu hỏi: “sur quoi et avec quoi? / vẽ trên cái gì và vẽ bằng cái gì?” Nếu con người có thể vẽ ở khắp...

MẤY CÂU CHUYỆN VỀ CÁC NGHỆ SĨ THỜI BAO CẤP Ở HÀ NAM NINH

  Năm 1976 tỉnh Ninh Bình sáp nhập vào Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đã hơn 45 năm qua, tôi cũng như bè bạn hoạt động trong giới văn học nghệ thuật tỉnh nhà vẫn còn lưu giữ những hồi niệm...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 5-6 năm 2020

  Linh Chi (1921 – 2016) Tác phẩm: Thiếu nữ vùng cao Năm sáng tác: Khoảng 1990 Chất liệu: Lụa Kích thước: 55x37cm Bộ Sưu tập Nghệ thuật Quang San, TP. Hồ Chí Minh     Trần Đông Lương...